Sinh viên có nên đi làm thêm không, Nên làm gì khi là Sinh viên

Sinh viên có nên đi làm thêm không, Nên làm gì khi là Sinh viên

Sinh viên có nên đi làm thêm, hay sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm không. Nếu không làm thêm thì sinh viên nên làm gì là đúng nhất. Đây là câu hỏi của rất nhiều bạn sinh viên. Với mong muốn giúp các bạn sinh viên có một con đường đi đúng đắn và tương lai tốt hơn. Tôi sẽ cho bạn 1 định nghĩa mới về việc làm thêm. Chắc chắn bạn chưa từng đọc được từ bất kì nguồn nào, vì đây là kinh nghiệm xương máu mà tôi đã từng trải qua. Quan trọng bạn cần phải đọc từng chút từ đó bạn mới hiểu những gì tôi nói cho bạn ở cuối bài.

Tóm Tắt Nội dung

Tổng quan về Việc làm Thêm Sinh viên

Là sinh viên ai cũng đứng trước những câu hỏi lớn của cuộc đời. Đặc biệt với các bạn sinh viên nghèo, các bạn từ tỉnh lẻ ra các thành phố lớn. Mong muốn được khẳng định mình, mong muốn kiếm thêm thu nhập, phụ giúp bố mẹ là hoàn toàn chính đáng. Thế nhưng việc lựa chọn con đường làm thêm có thực sự như bạn nghĩ. Ở tuổi này bạn bắt đầu tự lập tự đưa ra những quyết định cho cuộc đời mình, vì vậy hãy nghiêm túc với nó. Trước khi đi trả lời câu hỏi Sinh viên có nên đi làm thêm không tôi sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu một cách thấu đáo về “làm thêm”. Qua đó giúp các bạn trả lời được câu hỏi Sinh viên có nên đi làm thêm không.

1. Thế nào là việc làm thêm.

Việc làm thêm là gì? Việc làm thêm, đơn giản là đi làm 1 việc gì đó vào lúc rảnh rỗi. Với các bạn sinh viên Làm thêm có nghĩa là đi làm kiếm thêm thu nhập, giảm phụ thuộc vào gia đình. Nhưng với tôi “Việc làm thêm” là làm thêm một công việc, có nghĩa là các bạn còn phải có một công việc chính. Và chắc chắn công việc chính của bạn phải là việc học rồi. Cho dù lý do của bạn là gì, cho dù bạn biện minh ra sao thì việc đi học, được đi học, và học vẫn là việc chính bạn phải làm.

Lúc này sẽ có bạn nói rằng ô nó có khác gì nhau đâu, kiếm thêm thu nhập hay kiếm thêm việc làm cũng giống nhau. Nhưng thực tế mục đích khác nhau sẽ dẫn đến kết quả khác nhau. Nếu bạn đang mong muốn có được tiền bạn sẽ làm mọi thứ để có được tiền; nếu bạn muốn có việc bạn sẽ làm mọi thứ để có việc. Vậy hãy xem xét về lý do tại sao bạn lại muốn làm thêm để từ đó rút ra cho mình câu trả lời sinh viên có nên đi làm thêm không

Sinh viên đi làm thêm được gì và mất gì?

Trước khi đi sâu vào phân tích việc Sinh viên có nên đi làm thêm không chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua việc được và mất của làm thêm. Tất nhiên đây chỉ là những quan niệm cơ bản của đa số người. Ở phần sau chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu phân tích về chủ đề này hơn

Sinh viên làm thêm được gì

Với đa số các bạn sinh viên và phụ huynh học sinh thì việc làm thêm là một điều tích cực. Bởi lẽ việc làm thêm giúp các bạn sinh viên đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Dưới đây là một vài lợi ích của việc sinh viên đi làm thêm hay được nhắc tới.

      • Kinh nghiệm. Cái đầu tiên là bạn sẽ được kinh nghiệm. Các bạn hay nói rằng đi làm thêm sẽ cho bạn kinh nghiệm làm việc, khả năng chịu áp lực. Kinh nghiệm giao tiếp với người khác…. Và các bạn cho rằng đó là câu trả lời sắt đá nhất cho câu hỏi sinh viên có nên đi làm thêm không.
      • Thu nhập. Khi bạn đi làm thêm bạn sẽ có thêm những khoản thu nhập giúp bạn có thể mua được những món đồ bạn thích. Nguồn thu nhập này cũng giúp bạn giảm phục thuộc vào gia đình.
      • Bạn bè. Với các bạn sinh viên khi đi làm thêm các bạn sẽ có thêm những mối quan hệ mới, bạn bè và rất nhiều thứ khác nữa.
      • Sắp xếp công việc. Các bạn thường nói rằng các bạn sẽ biết sắp xếp công việc hợp lý khi đi làm thêm….

Sinh viên đi làm thêm mất gì.

Trong mắt các vị phụ huynh và những người “đi trước” có rất nhiều nỗi lo khi sinh viên đi làm thêm. Tất nhiên đây cũng chỉ là góc nhìn phiến diện mà đa số mọi người sẽ nghĩ tới. Có thể bạn cho rằng những điều mà mọi người lo là xa vời, tuy vậy ở một khía cạnh nào đó nó cũng có cái lý của mình

      • Dễ bị lừa. Đó là điều đầu tiên. Có thể bây giờ không còn thời của đa cấp. Cái thời mà bao nhiêu người tan nhà nát cửa vì nó. Bây giờ không còn đa cấp nữa, nhưng tỉ lệ sinh viên năm nhất đi làm thêm bị lừa cũng rất cao.
      • Bỏ bê học hành. Nhiệm vụ chính là học thì bạn lại bỏ bê. thi lại, học lại, điểm kém là chuyện bình thường của sinh viên. Điều này càng tệ hại với đa số sinh viên đi làm thêm.
      • Dễ hư hỏng. Bạn dễ dàng bị dính vào những tệ nạn xã hội nến bạn không cẩn thận. Sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm ? Sinh viên năm cuối còn bị sa ngã đừng nói là năm nhất. Đa số môi trường làm việc của bạn là những nơi đáng ra không nên giành cho bạn.

Sinh viên có nên đi làm thêm không

3. Những lý do khiến sinh viên đi làm thêm

Trước khi nghe quan điểm của tôi về việc Sinh viên có nên đi làm thêm không chúng ta sẽ điểm qua các lý do cho chủ đề này trước nhé. Có hàng chục lý do khác nhau bạn có thể nêu ra cho việc bạn muốn đi làm thêm. Mỗi người một cảnh sẽ chẳng ai giống ai cả, dựa trên kinh nghiệm của mình tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số trường hợp sau:

Đi làm thêm để giúp đỡ bố mẹ.

Một trong 4 lý do phổ biến nhất biện hộ cho việc đi làm thêm của sinh viên là để giúp đỡ bố mẹ. Trong một khảo sát của tôi trong nhóm Epu235 cách đây hơn 1 năm cho thấy. Hầu hết các bạn sinh viên đều cho rằng mình đi làm thêm vì “bố mẹ không chu cấp đủ tiền”; hoặc vì “nhà nghèo nên đi làm thêm để phụ giúp bố mẹ”; “chỉ nhà có điều kiện mới không phải làm thêm thôi”. Tôi chưa bàn đến tính đúng, sai thông qua lý do này có thể thấy rằng vấn đề mấu chốt của các bạn sinh viên là “Tiền”

Đi làm thêm để có thêm tiền chi tiêu.

Lý do thứ 2 cho việc đi làm thêm của sinh viên là kiếm thêm tiền để chi tiêu. Nhiều bạn sinh viên cho rằng việc trợ cấp của bố mẹ là không đủ cho các chi phí sinh hoạt. Một tháng có thể được trợ cấp, 1,5tr, 2tr, 3tr… là chưa đủ bởi lẽ tiền nhà, sách vở, thầy cô, bạn bè, ăn uống… Vì vậy làm thêm là lựa chọn giúp bạn có thêm nguồn thu nhập trang trải cho cuộc sống. Lý do này có vẻ cũng cực kỳ thuyết phục, nhưng xét cho đến cùng vấn đề vẫn là ở “tiền”

Đi làm thêm để có thêm kinh nghiệm.

Trong 4 nhóm lý do chọn đi làm thêm thì việc đi làm thêm để có thêm kinh nghiệm là lý do phổ biến thứ 2, sau lý do phụ giúp bố mẹ. Các bạn sinh viên cho rằng việc đi làm thêm giúp các bạn có thêm những trải nghiệm mới. Việc tiếp xúc với công việc sớm giúp các bạn trưởng thành hơn có nhiều mối quan hệ hơn. Nhờ vậy sau này các bạn ra trường sẽ có được cơ hội việc làm tốt hơn những người khác. Nhóm Sinh viên này không đặt quá nặng vấn đề tiền lên trên hết, và có vẻ biết nghĩ cho tương lai hơn.

Đi làm thêm để khẳng định mình.

Một số ít sinh viên đi làm thêm bởi lẽ các bạn muốn khẳng định mình. Các bạn Sinh viên thuộc nhóm này cho rằng đi làm giúp chứng tỏ các bạn đã trưởng thành. Các bạn đã đủ khả năng tự lo cho bản thân, biết tự kiếm ra tiền và không phụ thuộc vào gia đình, bố mẹ. Nhiều bạn chọn làm thêm như một cách chứng minh với mọi người về năng lực của mình so với những người bạn khác. Việc kiếm nhiều hơn thằng bạn một vài trăm nghìn là điều quan trọng, nó cho thấy bạn giỏi hơn những người bạn của mình. Tất nhiên tôi vẫn chưa bàn đến tính đúng sai ở đây. Nhưng nhóm tính cách này cũng là dễ hiểu bởi lẽ thanh niên ai cũng muốn thể hiện mình mà, ngày xưa tôi cũng vậy.

4. Quan điểm của tôi về “sinh viên có nên đi làm thêm”

Trước khi đi sâu vào trả lời câu hỏi Sinh viên có nên đi làm thêm không tôi sẽ đưa ra những quan điểm cá nhân. Lưu ý rằng đây là quan điểm cá nhân của riêng tôi dựa trên kinh nghiệm, xương máu được đúc kết suốt thời sinh viên và đi làm. Tôi sinh ra trong gia đình nghèo từ việc đi thi đại học, đi học và ra trường điều tự túc. Nó có thể chưa thực sự đúng với bạn, nhưng đây là những dữ liệu bạn có thể tham khảo.

Phụ giúp Gia đình là lý do củ chuối.

Trừ những trường hợp vô cùng đặc biệt như: Có chuyện ngoài mong muốn sảy ra, bạn sinh viên tự đi học đại học… Còn lại mọi lý do về phụ giúp gia đình hay điều kiện gia đình khó khăn tiền đâu đi học là nguỵ biện. Cho dù bạn sinh ra trong gia đình nghèo thì việc bố mẹ đã quyết tâm cho bạn đi học điều đó đồng nghĩa: Bố mẹ tin bố mẹ sẽ lo được cho bạn đi học; và Bố mẹ rất rất mong bạn sẽ học thật tốt để có cơ hội đổi đời. 

Vâng cho dù là bố mẹ lo được, hay cho dù bố mẹ phải cắn răng để bạn có cơ hội đổi đời thì việc của bạn là học. Nếu bạn không thể làm tốt việc học, có nghĩa bạn đã làm sai nhiệm vụ của cuộc đời mình, và phụ sự kì vọng của bố mẹ. Việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền tôi sẽ bàn ở phần sau. Nhưng chỉ nội trong việc lấy lý do phụ giúp bố mẹ rõ ràng có cái gì đó sai sai ở đây. Có thể bạn có hiếu, nhưng bạn đang đi sai đường rồi đấy.

Kiếm thêm thu nhập là tự lừa dối chính mình.

Để kiếm thêm tiền chi tiêu thì sinh viên có nên đi làm thêm không. Tôi có thể khẳng định với bạn rằng lý do kiếm thêm tiền là bạn đang lừa dối chính mình. Bạn đã bao giờ tự hỏi, sau khi đi làm thêm bạn dành dụm được bao nhiêu tiền. Số tiền bạn kiếm được giúp gì được cho cuộc đời bạn. Nó có giúp bạn mua được nhà, mua được xe, lo được cho bố mẹ bạn cuộc số mơ ước không. Hay tất cả những gì bạn có được chỉ là thêm vài bữa liên hoan, thêm bộ quần áo mới, đôi dày mới.

Nếu chỉ vì có thêm tiền tiêu xài thì bạn đang tiêu chính tương lai của mình rồi đấy. Nhu cầu của con người không bao giờ là đủ, thêm một cái áo cũng không làm bạn tốt hơn; bớt một đôi giày cũng không giúp bạn giàu có. Cái giá mà bạn phải trả sau tất cả những gì bạn đang làm ở thời điểm hiện tại là ra trường thu nhập thấp; công việc không ổn định; là thời gian và cả sức khoẻ. Bởi lẽ đa số những việc làm thêm của bạn ngoài việc khiến bạn xao nhãng nó chả giúp gì được cho bạn khi bạn ra trường cả. Bạn có tin rằng chỉ với 1 tháng lương ra trường bằng tổng tiền bạn làm thêm suốt 4 hoặc 5 năm học đại học không.

Không ai cần kinh nghiệm làm thêm.

Sinh viên có nên đi làm thêm không, em thấy nó giúp em có thêm kinh nghiệm. Kinh nghiệm làm việc là gì? Kinh nghiệm là việc là những kiến thức, kỹ năng đúc rút được trong quá trình làm việc, lao động. Việc làm thêm thường là: trông quán net, bưng bê, gia sư, bồi bàn… Nhưng khi bạn ra trường không một công ty nào cho đó là kinh nghiệm làm việc cả. Bạn không thể ghi vào cv xin việc kinh nghiệm 2 năm bưng bê, hay trông quán nét cả. Tương tự như vậy những kinh nghiệm như làm việc nhóm, lãnh đạo… đều là con số 0 tròn trĩnh

Giờ thì bạn biết tại sao người ta nói nhiều về việc sinh viên ra trường lại thất nghiệp rồi đấy. Khi tìm việc, bạn sẽ thấy “yêu cầu 1 hoặc 2 năm kinh nghiệm”. Nhiều bạn nói rằng nhà tuyển dụng sao vậy, sinh viên mới ra trường lấy đâu ra kinh nghiệm. Tôi từng thực sự không thể hiểu, sinh viên đại học học 4 năm; cao đẳng 3 năm tại sao lại không có nổi 1 năm kinh nghiệm làm việc. Và rồi tôi nhận ra Sinh viên ra trường không kinh nghiệm bởi vì các bạn chỉ có “kinh nghiệm làm thêm” và “kinh nghiệm ngủ” thôi

Kỹ năng mềm là thứ vứt đi

Nhiều bạn sinh viên nhầm tưởng rằng việc đi làm thêm sẽ giúp các bạn có kỹ năng mềm tốt hơn. Nhưng thực tế trong chia sẻ của tôi về kỹ năng mềm làm gì tôi chia sẻ. Kỹ năng mềm là việc vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức vào công việc và cuộc sống tạo ra hiệu quả tốt hơn. Có nghĩa rằng, muốn có kỹ năng mềm bạn phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc thực tế. Bạn không thể sử dụng miệng lưỡi để chén gió với đối tác về cách trông quán nét. Bạn cũng chả thể thuyết trình tốt nếu bạn chỉ biết phục vụ bàn; cũng không thể thuyết phục sếp tăng lương với kinh nghiệm trông xe được.

Kỹ năng mềm là cần thiết, nhưng hầu hết những thứ được gọi là “mềm” trong quá trình làm thêm thường không ứng dụng được nhiều. Bạn có thể biết lắng nghe hơn, nhẫn nhịn tốt hơn, nói năng lưu loát hơn. Nhưng những điều vừa nêu ra chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để có được. Đồng thời có vô số cách để đạt được nó mà không cần đi làm thêm. Vậy rõ ràng đi làm thêm để có thêm kỹ năng mềm là chưa thuyết phục.

Sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm không

 

Bạn nên làm gì khi là sinh viên

Chúng ta vừa tìm hiểu câu trả lời cho việc Sinh viên có nên đi làm thêm không. Và tất nhiên rồi quan điểm của tôi là không, hoặc cũng không hẳn. Tuỳ vào mục tiêu của từng người mà bạn có cho mình quyết định đúng đắn. Trên đây tôi chỉ đưa ra cho bạn những phân tích để bạn hiểu rằng việc làm thêm nó có mặt lợi và mặt hại như thế nào. Dưới đây tôi sẽ chia sẻ cho bạn thêm một số lựa chọn thay thế giúp bạn có lựa chọn đúng hơn cho cuộc đời mình.

Hãy tập trung vào chuyên môn, và kiến thức công cụ.

Với tôi cho dù Sinh viên có nên đi làm thêm không thì việc quan trọng nhất của sinh viên là học và tích luỹ kiến thức. Trong đó 2 khối kiến thức quan trọng nhất của sinh viên là kiến thức cứng và kiến thức công cụ. Ngoài ra kỹ năng mềm được xem là yếu tố sống còn, và nó là một chủ đề khác nên tôi không đề cập ở đây. Là sinh viên muốn có thu nhập tốt, muốn được công việc như mơ bạn buộc phải rèn luyện không ngừng để có được 2 khối kiến thức này. Tương lai của bạn thành bại, có hơn được người khác hay không phụ thuộc vào bạn.

Cải thiện kiến thức cứng

Kiến thức cứng là tập hợp các kiến thức chuyên môn hay kỹ năng nghề. Một cách nói khác của những kiến thức chuyên ngành bạn học học lĩnh vực bạn sẽ theo đuổi khi ra trường. Đây là phần kiến thức quan trọng nhất mà bất cứ ai muốn chinh phục nhà tuyển dụng cần phải có. Đa số các nghề nghiệp đều đòi hỏi kiến thức cứng với 2 mảnh ghép gồm lý thuyết và thực hành. Là một sinh viên bạn cần học thật tốt kiến thức lý thuyết trong sách vở đồng thời cũng rèn luyện kỹ năng thực chiến nữa. Bạn có thể học việc, thực tập hoặc làm bất cứ gì miễn sao nâng cao được phần kiến thức cứng của mình.

Cải thiện kiến thức công cụ

Kiến thức công cụ hay kỹ năng công cụ là phần kiến thức bổ trợ. Đây là những phần kỹ năng liên quan đến lĩnh vực mà bạn theo đuổi. Trong đó một số loại kiến thức công cụ phổ biến bạn cần biết như: ngoại ngữ, lập kế hoạch, viết email, tin học văn phòng, tin học cơ bản… Khi còn trên ghế nhà trường bạn cần nỗ lực tìm hiểu xem ngành của mình yêu cầu những kiến thức công cụ nào; và bổ sung nó ngay lập tức. Có như vậy con đường công danh sau này của bạn mới có thể rộng mở được.

Tìm kiếm cơ hội và mối quan hệ.

Với sinh viên cơ hội và các mối quan hệ không thực sự được đề cao. Bởi lẽ với những gì các bạn sinh viên có rất khó để các bạn nắm bắt cơ hội và tạo dựng mối quan hệ. Hầu hết các mối quan hệ thời sinh viên chỉ phục vụ cho mục đích phát triển bản thân và vui chơi. Tuy vậy nếu bạn muốn thành công sớm hãy tận dụng những cơ hội để phát triển bản thân. Tạo dựng cho mình những mối quan hệ liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang hoạt động. Có như vậy khi bạn có đủ năng lực, kiến thức và điều kiện bạn mới có thể thành công.

Hãy chọn thực tập thay vì tìm việc làm thêm

Học việc, thực tập, đi làm là lựa chọn đúng 

Thay vì loay hoay với câu hỏi “sinh viên có nên đi làm thêm” hãy tập trung vào công việc tương lai của bạn. Ngoài việc học và phát triển bản thân bạn hãy chọn cho mình một hướng đi về nghề nghiệp riêng. Sau khi bạn đã xác định rõ con đường mình sẽ đi hay chọn con đường học việc hoặc thực tập. Việc học việc hay thực tập tại các công ty giúp bạn giải quyết 2 vấn đề quan trọng là kinh nghiệm và thu nhập. Tất nhiên không phải dễ dàng để có được công việc khi bạn là sin viên nhất là khi bạn còn là sinh viên năm nhất, năm 2 đại học. Vậy làm thế nào để có thể xinh học việc hay thực tập, tôi sẽ chia sẻ cho bạn vài bí quyết nhỏ.

Tự tin để tìm kiếm việc làm.

Trước hết hãy tự tin về bản thân, bạn là sinh viên bạn chả có gì ngoài lòng nhiệt huyết. Nhiều bạn cho rằng sinh viên không có kiến thức thì công ty nào nhận. Thế nhưng có một thực tế rằng cho dù bạn học hết năm 4 nếu bạn không đi làm thì bạn cũng chả có kiến thức nào cả. Vậy thì hãy tự tin tìm kiếm các cơ hội việc làm cho mình bằng mọi cách. Vậy tìm kiếm việc làm ở đâu khi mà nhà tuyển dụng lúc nào cũng yêu cầu có kinh nghiệm?

Trên thực tế những người tuyển dụng đăng tin để tuyển những người có thể làm được việc. Nhưng đa số các công ty nhỏ đều cần những người làm các công việc lặt vặt. Tuyển dụng thì lãng phí, mà không tuyển thì cần người, đây chính là cơ hội của bạn. Hãy mặt dày 1 chút, tình đến các công ty, xưởng nhỏ đề nghị xin phục việc, học việc thực tập ở công ty của họ. Bạn cũng có thể gửi mail đến công ty, nhưng phương pháp tối ưu nhất vẫn là đến gõ cửa từng công ty một.

Thể hiện sự quyết tâm với tinh thần cầu thị.

Để có thể được nhận vào một công ty điều duy nhất bạn cần làm là quyết tâm với tinh thần cầu thị tối đa. Chừng nào bạn gạt bỏ được cái tôi, cái sĩ diện chừng đó bạn sẽ thành công. Bạn cần thể hiện cho chủ doanh nghiệp thấy khát khao muốn được học hỏi, muốn tìm kiếm một cơ hội. Bạn hãy cho họ thấy bạn không làm phiền đến hoạt động kinh doanh của họ, bạn chỉ mong muốn được học hỏi. Bạn cũng không cần bất cứ một khoản trợ cấp nào, và bạn có thể làm bất cứ gì mà họ giao.

Tất nhiên nếu bạn chỉ nói miệng rằng bạn khát khao muốn học hỏi thôi thì chưa đủ. Bạn cần chứng minh điều đó nữa. Hãy tìm hiểu thật kỹ về doanh nghiệp bạn muốn tham gia. Học đọc tất cả những gì bạn có thể về chuyên ngành của bạn để có thể đi làm được. Chỉ cần thấy bạn có tiềm năng không lý do gì các chủ doanh nghiệp từ chối bạn cả. Bạn cũng có thể nói chuyện với thầy cô giáo, bởi lẽ giảng viên đại học thường có quan hệ rất rộng. Đôi khi các thầy cô chính là các chủ doanh nghiệp đấy.

Kết luận Sinh viên có nên đi làm thêm không.

Như vậy Trinhducduong.com vừa cùng các bạn tìm hiểu về chủ đề Sinh viên có nên đi làm thêm không. Theo đó tôi cho rằng việc bạn có đi làm thêm không phụ thuộc hoàn toàn vào lựa chọn của bạn. Tuy vậy nếu được phép đưa ra lời khuyên cho việc Sinh viên có nên đi làm thêm không thì câu trả lời của tôi vẫn là không. Các bạn sinh viên nên tập trung vào việc học hành, phát triển kiến thức chuyên môn và kiến thức công cụ. Những hoạt động do trường, lớp, khoa là cầu nối giúp bạn có thể cải thiện kỹ năng một cách hiệu quả.

Chủ đề Sinh viên có nên đi làm thêm không là một chủ đề nóng. Vì vậy cá nhân tôi rất mong nhận được sự phản biện tích cực từ phía bạn trong phần bình luận của bài viết này. Trinhducduong.com luôn lắng nghe những chia sẻ từ phía bạn. Mong rằng với những chia sẻ nhỏ của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được cho mình con đường đi đúng đắn nhất.