Sinh học 9 Bài 27: Thực hành Quan sát thường biến

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quan sát và nhận biết thường biến

Đối tượng
Điều kiện môi trường
Kiểu hình tương ứng
Nhân tố tác động

Mầm khoai tây
Trong tối
Có màu nhạt
Ánh sáng

Có ánh sáng
Có màu xanh

Cây lúa
Trong tối
Lá có màu vàng
Ánh sáng

Có ánh sáng
Lá có màu xanh

Cây rau dừa nước
Trên cạn
Thân, lá nhỏ
Độ ẩm

Ven bờ
Thân, lá lớn

Dưới nước
Thân, lá lớn hơn, rễ có phao

Cây mạ
Ven bờ
Lá tốt hơn, xanh hơn
Dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, sự cạnh tranh

Giữa ruộng
Lá nhỏ hơn

1.2. Chứng minh thường biến là biến dị không di truyền được

  • Quan sát được sự khác nhau giữa 3 cây rau dừa nước mọc ở 3 nơi khác nhau và mỗi cây không giống với cây gốc trước đó được trồng ở môi trường khác.

cây rau dừa nước trồng ở các môi trường khác nhau

Cây rau dừa nước trồng ở các môi trường khác nhau

  • Như vậy, thường biến có các đặc điểm:
    • Làm biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.
    • Không di truyền được.
    • Biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường.
    • Thường biến thường có lợi giúp cho sinh vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường sống.

1.3. Nhận biết ảnh hưởng của môi trường với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng

  • Quan sát kích thước của cây su hào trong điều kiện chăm sóc tốt và kém.
  • Điều kiện chăm sóc có ảnh hường rất lớn đến tính trạng số lượng.

Củ su hào trồng ở các điêu kiện chăm sóc khác nhau

Củ su hào trồng ở các điêu kiện chăm sóc khác nhau

  • Quan sát hình dạng củ su hào trong 2 điều kiện chăm sóc. Mặc dù được chăm sóc với điều kiện khác nhau nhưng nhìn chung hình dạng của củ su hào không thay đổi. Như vậy có thể kết luận tính trạng chất lượng không chịu ảnh hưởng từ môi trường.