Sinh học 11 Bài 14 (ngắn nhất): Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
Sinh học 11 Bài 14 (ngắn nhất): Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
Sinh học 11 Bài 14 (ngắn nhất): Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
Để giúp bạn học tốt môn Sinh học 11, phần dưới là danh sách các bài Giải bài tập Sinh học 11 Bài 14 (ngắn nhất): Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật.
1.Thí nghiệm 1: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2
– Cho vào bình thủy tinh 50g các hạt mới nhú mầm.
– Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chứ U và phễu (hình 14.1). Tiến hành trước giờ lên lớp ít nhất 1,5 – 2 giờ (chuẩn bị theo nhóm).
Do hô hấp của hạt nên CO2 được tích lũy lại trong bình; CO2 nặng hơn không khí nên nó không thể khuếch tán qua ống nghiệm và phếu vào không khi xung quanh.
– Sau đó rót từ từ nước từng ít một qua phếu (một đầu nối với ống nghiệm chứa nước vôi trong) vào bình chứa hạt. Nước sẽ đẩy không khí ra khỏi bình ống nghiệm → Vì không khí đó giàu CO2 nên nước vôi trong vẩn đục.
– Để so sánh, lấy ống nghiệm chứa dd bari (thay cho nước vôi trong) và thở bằng miệng vào đó qua ống thủy tinh hoặc ống nhựa. Nước vôi trong lúc này cũng vẩn đục.
→ Kết luận: Hô hấp thải khí CO2.
2. Thí nghiệm 2: Phát hiện hô hấp qua sự hút O2. (hình 14.2)
– Lấy hai phần hạt mới nhú mầm (mỗi phần 50g). Đổ nước sôi lên 1 trong 2 phần hạt để giết chết hạt. Tiếp theo bỏ 2 phần hạt vào mỗi bình và nút chặt. ( Học sinh làm trước giờ lên lớp 1,5 – 2 giờ).
– Đến thời điểm thí nghiệm, mở nút bình có hạt sống (bình a) và nhanh chóng đưa nến hoặc que diêm đang cháy vào bình .Nếu ngọn lửa tắt ngay → KL: hô hấp hút O2 → bình hết O2 → tắt.
– Làm tương tự với bình b (chứa hạt chết). Nếu ngọn lửa vẫn tiếp tục cháy
→ KL: hạt chết không hô hấp → bình còn O2 → vẫn cháy.