Sinh học 11 Bài 14 ngắn nhất: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật

Sinh học 11 Bài 14 ngắn nhất: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật

Sinh học 11 Bài 14 ngắn nhất: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật

Với loạt bài soạn, giải bài tập sách giáo khoa Sinh học lớp 11 Bài 14 ngắn nhất: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật ngắn nhất, chi tiết trả lời câu hỏi lệnh và giải các bài tập trong sgk sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Sinh học lớp 11 Bài 14 ngắn nhất: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật.

Sinh học lớp 11 Bài 14 ngắn nhất: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật

Mỗi học sinh phải viết bản tường trình các thí nghiệm , rút ra kết luận cho từng thí nghiệm và chung cho cả hai thí nghiệm

Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

Quảng cáo

Bài thu hoạch

a. Chuẩn bị

– Mẫu vật: hạt (lúa, ngô, đậu,…) đã nhú mầm.

– Dụng cụ: bình thủy tinh dung tích 1 lít, nút cao su không khoan lỗ, nút thủy tinh có khoan 2 lỗ vừa khít với ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh, ống nghiệm, cốc có mỏ.

b. Tiến hành:

Thí nghiệm 1:

– Lấy nút thủy tinh khoan 2 lỗ, một lỗ gắn ống thủy tinh hình chữ U, một lỗ gắn phễu thủy tinh.

– Cho 50g hạt mới nhú mầm vào bình thủy tinh, nút chặt bình bằng nút 2 lỗ đã chuẩn bị.

– Cho đầu ngoài ống chữ U vào ống nghiệm chứa nước vôi trong.

– Rót nước từ từ qua phễu vào bình chứa hạt.

– Sau 1,5 – 2 giờ: Quan sát hiện tượng.

Quảng cáo

Thí nghiệm 2:

– Lấy 100g hạt mới nhú mầm, chia thành 2 phần bằng nhau.

– Đổ nước sôi vào 1 trong 2 phần.

– Cho mỗi phần đó vào 1 bình, nút chặt bình.

– Sau 1

– 2 giờ, mở bình thí nghiệm, nhanh chóng đưa nến hoặc que diêm đang cháy vào bình, quan sát hiện tượng.

c. Hiện tượng.

Thí nghiệm 1: Khi nhỏ nước từ từ qua phễu vào bình thì ở ống nghiệm chứa nước vôi trong dần xuất hiện cặn vẩn.

Thí nghiệm 2: Bình có hạt không tưới nước sôi thì lửa bị tắt ngay, bình có hạt đã tới nước sôi thì lửa vẫn cháy.

d. Giải thích hiện tượng:

Thí nghiệm 1: CO2 được tạo ra nặng hơn không khí nên lắng xuống đáy bình. Khi cho nước vào bình thì cột khí đẩy lên cao và thoát được ra qua ống chữ U, vào ống nghiệm chứa nước vôi trong và tác dụng với nước vôi trong hình thành CaCO3 kết tủa.

Thí nghiệm 2: bình chứa hạt nảy mầm không tưới nước sôi hô hấp và tạo CO2 . Ngọn lửa gặp lượng lớn CO2 sẽ bị tắt do không có O2 duy trì sự cháy. Ngọn lửa vào bình chứa hạt đã tới nước sôi sẽ vẫn cháy vì hạt đã bị chết, không thể hô hấp để tạo CO2

Kết luận:

Bài thực hành : Hô hấp

• Thải ra CO2

• Lấy O2 làm nguyên liệu

• Hô hấp do chỉ tích lũy được 38 ATP ( đối với nguyên liệu glucozo) và Hiệu suất là 50%. Mà năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi. Do vậy lượng năng lượng còn lại đã chuyển thành nhiệt năng tỏa ra môi trường ngoài => Tính tỏa nhiệt

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Sinh học lớp 11 ngắn nhất, hay khác:

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 11 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.


Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.