SCJ đã thừa nhận sai phạm, sao lại yêu cầu Báo Kinh tế & Đô thị gỡ bài!

Theo công văn ghi ngày 14/11 của Công ty TNHH SCJ TV Shopping (viết tắt SCJ) gửi Báo Kinh tế & Đô thị phản hồi bài viết “Quảng cáo bán điện thoại di động mới, giao hàng đã qua sử dụng” đăng ngày 5/11, có nội dung: “SCJ chỉ là đơn vị trung gian bán hàng qua truyền hình, không phải đơn vị sản xuất, do đó các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm OPPO Việt Nam chịu trách nhiệm. Về nội dung bài báo chưa phản ánh đúng sự thật, trên hệ thống của OPPO xác nhận IMEI của máy được kích hoạt sau khi giao cho khách hàng, điều đó chứng minh SCJ không giao hàng đã qua sử dụng như bài báo đã đăng.”

“Tuy nhiên, với tư cách là một đơn vị kinh doanh uy tín, SCJ đã cử đại diện đến gặp khách hàng thương lượng đổi sản phẩm khác. Việc này đã được SCJ và khách hàng giải quyết xong và khách hàng cũng hài lòng với cách giải quyết này. Việc đăng bài báo khi sự việc chưa được xác thực ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín cũng như thương hiệu SCJ. Vậy nay bằng công văn này, SCJ kính đề nghị quý báo nhanh chóng gỡ bỏ bài viết trên”, công văn của SCJ, nêu.

Trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Văn Ngôn, khẳng định: “Sau khi nhận chiếc ĐTDĐ OPPO A83 do SCJ quảng cáo trên mạng là hàng mới. Tôi đề nghị nhân viên giao hàng mở kiểm tra nhưng nhân viên đó rằng phải gắn thẻ sim thì mới kích hoạt để kiểm tra. Thấy hợp lý nên tôi trả tiền 2.990.000 đồng. Sau đó tôi phải ra cửa hàng bán ĐTDĐ nhờ nhân viên mở máy giùm thì phát hiện có tới 135 danh bạ của người khác nằm trong ĐTDĐ. Điều này đồng nghĩa chiếc ĐTDĐ mà SCJ quảng cáo là hàng “mới”, thực ra đã qua sử dụng nên tôi quay clip làm bằng chứng và yêu cầu nhân viên của SCJ đến đổi lại ĐTDĐ mới hoặc phải trả lại tiền. Thế nhưng, phía SCJ không có ai trực tiếp đến gặp tôi để làm việc mà chỉ gọi qua ĐTDĐ nói này nói kia. Chỉ đến khi báo Kinh tế & Đô thị phản ánh vào ngày 5/11, thì đến sáng 14/11 phía SCJ mới gọi điện thông báo vào chiều cùng ngày sẽ có nhân viên của SCJ từ TP Hồ Chí Minh lên thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước làm việc với tôi”.

Cũng theo khách hàng Ngôn, buổi làm việc chiều 14/11 tại Văn phòng Luật sư Dương Chí (nơi luật sư Ngôn làm việc), đại diện SCJ là ông Phan Thế Vĩnh sau khi xem đoạn clip quay lại số danh bạ có sẵn trên chiếc OPPO A83 mà SCJ bán cho ông Ngôn, thì ông Vĩnh thừa nhận chiếc ĐTDĐ này đã qua sử dụng. Vì vậy giữa 2 bên lập biên bản thỏa thuận phía SCJ đổi cho ông Ngôn chiếc ĐTDĐ khác cũng có hiệu OPPO A83.

Cũng theo khách hàng Ngôn, buổi làm việc chiều 14/11 tại Văn phòng Luật sư Dương Chí (nơi luật sư Ngôn làm việc), đại diện SCJ là ông Phan Thế Vĩnh sau khi xem đoạn clip quay lại số danh bạ có sẵn trên chiếc OPPO A83 mà SCJ bán cho ông Ngôn, thì ông Vĩnh thừa nhận chiếc ĐTDĐ này đã qua sử dụng. Vì vậy giữa 2 bên lập biên bản thỏa thuận phía SCJ đổi cho ông Ngôn chiếc ĐTDĐ khác cũng có hiệu OPPO A83.

Mặc dù đại diện của SCJ đã nhận lỗi về mình. Thế nhưng cùng ngày 14/11, Tổng giám đốc SCJ lại gửi công văn phản hồi với lời lẽ trịnh thượng – yêu cầu báo gỡ bài báo!

Mặc dù đại diện của SCJ đã nhận lỗi về mình. Thế nhưng cùng ngày 14/11, Tổng giám đốc SCJ lại gửi công văn phản hồi với lời lẽ trịnh thượng – yêu cầu báo gỡ bài báo!

Luật sư Trần Thị Ánh thuộc Văn phòng Luật sư Nguyễn Thanh Lương (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh), khẳng định: “Trong trường hợp này, phía SCJ vừa quảng cáo, vừa trực tiếp bán hàng thì phải chịu trách nhiệm về sản phẩm mình quảng cáo. Bởi lẽ, tại điểm b và c khoản 2 điều 12 Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13, quy định về quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo, như sau: (b) Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo; (c) Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện”.

Luật sư Trần Thị Ánh thuộc Văn phòng Luật sư Nguyễn Thanh Lương (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh), khẳng định: “Trong trường hợp này, phía SCJ vừa quảng cáo, vừa trực tiếp bán hàng thì phải chịu trách nhiệm về sản phẩm mình quảng cáo. Bởi lẽ, tại điểm b và c khoản 2 điều 12 Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13, quy định về quyền và nghĩa vụ của người quảng cáo, như sau: (b) Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung quảng cáo; (c) Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện”.

Vì vậy Báo Kinh tế & Đô thị khẳng định nội dung bài “Quảng cáo bán điện thoại di động mới, giao hàng đã qua sử dụng” là đúng sự thật, nên không có cơ sở để đính chính hay gỡ bài.

Vì vậy Báo Kinh tế & Đô thị khẳng định nội dung bài “Quảng cáo bán điện thoại di động mới, giao hàng đã qua sử dụng” là đúng sự thật, nên không có cơ sở để đính chính hay gỡ bài.