Sao Thái Âm

Sao Thái âm – Toàn thư

Thuộc tính ngũ hành của sao Thái âm là âm thủy, là cát tinh trong chòm Trung Thiên Đẩu, là tinh túy của nước, hóa khí là phú, chủ cung Điền trạch. Tiền tài của Thái âm có được do tích lũy từng bước, khiến cho tình hình tài chính luôn luôn được ổn định.

Sao Thái âm và sao Thái đương đều là chủ nhân của bầu trời, cai quản đêm và ngày, đồng thời cũng chưởng quản giầu có và sang trọng. Trong lá số, mức độ sáng của sao Thái âm sẽ thay đổi tùy theo từng giờ, nên tại Dậu, Tuất, Hợi, Tý, là “đắc viên”, tại Mão, Thìn, Tị, Ngọ, là “hãm địa”, tại Dần và Thân là nơi mọc và lặn của sao Thái âm.

Sao Thái dương chủ về sớm thành công, sao Thái âm chủ về thành tựu muộn. Sao Thái âm chia thành thượng huyền và hạ huyền, thượng huyền là cơ yếu, hạ huyền là giảm uy. Theo lịch âm, mồng 1 là tối tăm, đến chừng mồng 7 ~ 8 là thượng huyền, trăng tròn dần, đến ngày 15 là rằm, trăng tròn và sáng. Sau đó, trăng tối và khuyết dần, đến chừng 22 ~ 23 là hạ huyền. Sao Thái âm cát lợi nhất cho người sinh vào tiết Trung thu tháng 8, thứ đến là người sinh vào ngày rằm hàng tháng. Nếu sinh vào thượng huyền, thì sao Thái âm nằm vào cung nào, sự việc thuộc cung đấy sẽ dần dần trở nên tốt đẹp. Nếu sinh vào hạ huyền, thì sao Thái âm nằm vào cung nào, sự việc thuộc cung đấy sẽ dần xấu đi.

Nếu sao Thái âm cùng những sát tinh như Cự môn, Kình dương, Liêm trinh, Thất sát, đồng cung hoặc gia hội, sẽ tạo thành tổ hợp bất lợi, phải chịu thương tàn, nhưng nếu theo nghiệp tăng đạo lại sẽ gặp cát lợi. Sao Thái âm rơi vào hãm địa, lại gặp sát tinh, chủ về lộc có lỗ hổng, tiền của đến rồi lại đi, một đời vất vả, tốt nhất là xa quê tìm cơ hội phát triển. Dễ gặp vạ vì tiền của, họa huyết quang, phải mổ xẻ phẫu thuật.

Sao Thái âm ưa gặp tam hóa Lộc Quyền Khoa, để có tác dụng bổ trợ cho chính mình. Thái âm gặp Lộc tồn, Hóa Lộc sẽ tăng vẻ sáng, sở hữu nguồn sinh lực dồi dào không cạn. Thái âm gặp Hóa Khoa, nhờ tiền tài mà được nổi danh. Thái âm nếu tại Hợi sẽ không sợ sao Hóa Kị, được gọi là biến cảnh, gặp sự biến đổi lại thành ra có lợi. Người sinh năm Canh không sợ sao Thái âm Hóa Kị vì đã gặp sao Thái dương Hóa Lộc. Nếu sao Thái âm và Thái dương đồng cung hoặc hội chiếu lẫn nhau, có thể dùng Lộc của sao Thái dương để khống chế Kị của sao Thái âm, mức độ tổn hại sẽ được giảm bớt. Nếu sao Thái âm lạc hãm mà Hóa Kị, do bản thân không còn ánh sáng, nên không có nguy hiểm gì đáng kể.

Sao Thái âm ưa thích gặp sáu cát tinh Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt, Văn xương, Văn khúc và Lộc tồn. Nếu rơi vào cung miếu, vượng mà gặp Địa không, Địa kiếp, tuy bất lợi cho tiền tài, nhưng không ảnh hưởng đến khoa danh.

Sao Thái âm – mặt Trăng, chuyển động quanh mặt trời liên tục không ngừng nghỉ, nên cũng chủ về bôn ba vất vả, đặc biệt mệnh càng trở nên vất vả một cách rõ nét, đó là khi rơi vào bốn cung Mã (Dần Thân Tị Hợi). Nếu nằm đồng cung với sao Thiên cơ cũng mang tính lưu động, dễ lưu lạc tha hương, tìm đường phát triển tại nơi đất khách.

Tiền tài của sao Thái âm thu nhập một cách cố định, thường có cơ hội là nhiều nghề, nên cũng là tiền của có được do tích lũy dần dần, mà không phải phát tài đột ngột.

Nếu sao Thiên phủ, hoặc hai sao Vũ khúc và Tham lang trấn thủ cung mệnh, và đóng tại Sửu hoặc Mùi, sao Thái âm và Thái dương kèm ở hai cung bên cạnh, hình thành cách “Nhật Nguyệt giáp mệnh”, chủ về một đời giầu có.

Nếu sao Thái âm nhập miếu, trấn thủ mệnh tại Hợi, lại sinh vào ban đêm, là cách “Nguyệt lãng thiên môn” (trăng sáng cổng trời), chủ về sẽ được giầu sang.

Cung mệnh an tại Mùi, sao Thái dương tại Mão, sao Thái âm tại Hợi nhập miếu giao hội lai chiếu, là cách “Minh châu xuất hải” (ngọc sáng rời mặt biển), chủ về đường công danh rộng mở.

Cung mệnh an tại Sửu, Mùi, sao Thái âm và Thái dương tam hội, vương mà hội chiếu. Hoặc, sao Thái dương ở Thìn, Tị, sao Thái âm tại Tuất, Dậu,, vượng mà trấn mệnh lại hội chiếu lẫn nhau, là cách “Nhật Nguyệt tịnh minh” (mặt trăng mặt trời cùng sáng), chủ về sớm được đắc ý.

Sao Thái âm, Thái dương đồng cung tại Sửu, Mùi, trấn mệnh hoặc chiếu về cung mệnh, là cách”Nhật Nguyệt đồng lâm” (mặt trăng mặt trời cùng đến), chủ về đường quan vận được nhiều lợi thế.

Thái dương, Thái âm trấn cung Điền trạch tại Sửu, Mùi, hoặc nằm tại Thìn và Tuất chiếu về cung Điền trạch, là cách “Nhật Nguyệt chiếu bích” (mặt trăng mặt trời soi vách), chủ về là mệnh phú hào.

Sao Thái âm và Thiên đồng trấn mệnh tại Tý hoặc trấn Điền trạch, là cách “Nguyệt sinh thương hải” (trăng mọc biển xanh, hay còn gọi là “Thủy trừng quế ngạc” – nước trong hiện cành quế), chủ về được chức quan cao quý.

Các sao Thien cơ, Thái âm, Thiên đồng, Thiên lương tập hợp tại ba cung Mệnh, Tài, Quan, là cách “Cơ Nguyệt Đồng Lương”, có lợi trong các lĩnh vực văn hóa giáo dục, truyền thông đại chúng.

Sao Thái âm và Văn khúc cùng đóng tại Phu thê, sao Thái âm miếu vượng, lại gặp cát tinh, là cách “Thiềm cung triết quế”, chủ về nam mệnh thường gặp vợ sang, nữ mệnh thường sinh quý tử.

Cung mệnh an tại Thìn, Mão, sao Thái âm lạc hãm trấn mệnh, sao Thái dương lạc hãm trấn Thiên di. Hoặc cung mệnh an tại Tuất, Hợi, có Thái dương trấn thủ, sao Thái âm lạc hãm cư Thiên di, là cách “Nhật Nguyệt phản bội” (mặt trăng mặt trời quay lưng), chủ về mệnh vất vả lao lực.

Sao Thái âm, Thiên đồng, lạc hãm trấn mệnh tại Ngọ, lại gặp sát tinh, là cách “Nguyệt Đồng ngộ sát”, chủ về mọi việc đều không thuận lợi.

Sao Thái dương, Thái âm lạc hãm, trấn thủ cung Tật ách, là cách “Nhật Nguyệt tật ách”, chủ về cơ thể có khuyết tật.

Sao Thái âm trấn mệnh tại Thìn, sao Thiên lương tại Thân địa lạc hãm hội chiếu. Hoặc sao Thiên lương lạc hãm trấn mệnh tại cung Thân địa, sao Thái âm cư Thìn cũng lạc hãm hội chiếu, Tài Mệnh hội chiếu, là cách “Thiên lương củng nguyệt” (Thiên lương chầu về mặt trăng), chủ về một đời nhiều biến động, phiêu bạt tha hương, hoặc mất mạng vì tửu sắc, hoặc phá gia bại sản.

SAO THÁI ÂM TỌA THỦ CUNG MỆNH

Dung mạo và tính cách

Người có sao Thái âm tọa thủ ở cung mệnh, mặt vuông tròn trắng hồng, mày thành mắt tú, ngũ quan đoan chính, đoan trang, cử chỉ, lời nói, hành động ưu nhã rất hấp dẫn.

Thông minh dịu dàng, lãng mạn đa tình, độ lượng khoan dung, bác học đa tài, cẩn trọng chính trực, cá tính hướng nội, biết tính toán, khả năng lý giải tốt, nhưng ít quan sát, có sự nhẫn nại, hay nghi ngờ, thiếu tình cảm, thích sạch sẽ.

Người sinh vào ngày Trăng sáng thì vui vẻ an nhàn, thích hưởng thụ, chú trọng và đề cao thi vị của cuộc sống, thích nghiên cứu tự do, có duyên với người khác giới, có tài năng bẩm sinh về văn học nghệ thuật.

Người sinh vào ngày Trăng mờ thì tính nhát gan, lười biếng, thích sạch sẽ nhưng lực bất tòng tâm, dễ bị đắm chìm vào ảo tưởng, tình cảm không rộng mở, có thể là nhà nghệ thuật có phong cách đặc biệt, tư tưởng tự do phóng khoáng, khó hiểu.

Mệnh nữ da trắng mịn, mắt ướt nữ tính, tính trẻ con đa tình mà dịu dàng, rất coi trọng hình thức bề ngoài, có tài nghệ thuật nên lãng mạn.

Ngọt ngào thân thiện, lương thiện nhưng thiếu chủ kiến. Trong lòng có chuyện gì thì sẽ nói ra, dễ bị chi phối bởi mọi người. Sau khi kết hôn, nếu cuộc sống đơn điệu, thì thường tỏ thái độ bất mãn, tâm lý và khả năng chịu đựng suy giảm. Thích thay đổi, thích trang trí nội thất, thích đi du lịch.

Suy đoán mệnh lý

Thái âm – 2

Thái âm – 1

Thiên đồng – 2

Thái âm – 1

Thái dương + 2

Thái âm + 1

Thiên cơ + 2

Thái âm – 2

   

Thái âm + 3

Thái âm – 2

   

Thái âm + 3

Thái âm + 3

Thiên cơ + 2

Thái âm + 4

Thái dương – 1

Thái âm + 4

Thiên đồng + 3

Thái âm + 4

Độ sáng của sao Thái âm tọa thủ 12 cung

Chữ số trong bảng biểu thị độ sáng của sao Thái âm. Mối quan hệ của chúng như sau:

– Miếu = + 4

– Vượng = + 3

– Địa = + 2

– Lợi = + 1

– Bình hòa = 0

– Không đắc địa = – 1

– Hãm địa = – 2

Sao Thái âm chủ về Phú, phần lớn có thêm chủ về Quý, chủ về Tài bạch và Điền trạch. Trong mệnh bàn, ánh sáng của sao Thái âm có sự thay đổi tùy theo sự thay đổi của thời gian, ở Mão Thìn Tị là hãm địa, ánh sáng tối nhất. Ở Ngọ Mùi là không được thế địa, lượng ánh sáng tối thứ hai. Ở cung Thân thế lợi, ánh sáng vừa phải. Ở cung Dậu Tuất thế vượng là ánh sáng mạnh thứ hai. Ở Hợi Tý Sửu là thế miếu, có lượng ánh sáng mạnh nhất.

Sao Thái âm ở Dần, tượng trưng cho mặt Trăng vào giờ Dần, là điểm thấp nhất của mặt Trăng. Sao Thái âm ở Thân tượng trưng cho mặt trăng vào giờ Thân, là điểm cao nhất của mặt Trăng.

Sao Thái âm tượng trưng cho tính âm, đại diện cho mẹ. Do đó, bất luận là mệnh nam hay nữ, khi mẹ còn sống, sao Thái âm trong cung mệnh có thể dùng để luận đoán cát hung của mẹ. Sau khi mẹ qua đời, sao Thái âm của mệnh nữ đại diện cho bản thân, Mệnh nam đại diện cho Vợ, sau khi Vợ qua đời thì sao Thái âm của cung Mệnh đại diện cho con gái. Do đó, muốn đoán cát hung của mẹ, vợ, con gái thì lấy sao Thái âm làm căn cứ.

Trong Tử Vi Đẩu Số, tất cả các sao chủ đứng đầu, như Tử vi của hệ sao Bắc Đẩu, sao Thiên phủ trong hệ sao Nam Đẩu, sao Thái âm và Thái dương chủ về âm dương, đêm ngày trong hệ sao Trung Thiên Đẩu, nếu độc tọa tại cung Mệnh thì phần lớn chủ về cô độc và đều lấy thời thơ ấu làm chủ đạo.

Do đó, người có sao Thái âm tọa thủ cung Mệnh, thì mẹnh nam nữ đều chủ về cha mẹ hoặc vợ chồng, hoặc con cái, có hiện tượng tình thân không đủ, gần nhau ít xa nhau nhiều, hoặc sinh ly tử biệt, hoặc tình cảm bất hòa, hoặc ít trao đổi, hoặc sức khỏe thường xuyên không tốt, hoặc sự nghiệp hay bị thất bại. Nếu sao Thái âm ở cung mệnh hãm địa lại gặp sao Hóa Kị, thì mệnh nữ sẽ bất lợi cho bản thân, còn mệnh nam sẽ bất lợi cho vợ và con gái (tuế quân năm Ất)

Nhật Nguyệt là sao chủ về âm dương và ngày đêm, thuộc Trung Thiên Đẩu, mặt Trăng liên tục quay quanh trái đất không ngừng nghỉ, do đó sao Thái âm chủ về Dịch mã (ngựa đưa tin chiến trường), đại diện cho sự vất vả bôn ba, đặc biệt khi Thái âm tọa ở chỗ tứ Mã (Dần Thân Tị Hợi), khi đồng cung với sao Thiên cơ thì không thích bị bó buộc quản thúc, thích cuộc sống tự do tự tại, dễ phiêu bạt tha hương, có mưu cầu phát triển ở tha hương.

Mặt Trăng phân thành trăng Thượng huyền và trăng Hạ huyền. Trăng Thượng huyền – khoảng mồng 7 ~ 8 âm lịch, có cung Trăng hướng lên trên, bởi vì ngày mồng 1 đầu Tháng đến ngày 15 giữa Tháng, thì mặt Trăng ngày càng trong hơn, do đó, người sinh vào Thượng huyền, thì vận thế từ xấu chuyển sang tốt. Trăng Hạ huyền – khoảng ngày 22 ~ 23 âm lịch, thì mặt Trăng từ tròn chuyển sang khuyết dần, do đó, người sinh vào Hạ huyền có vận thế từ tốt chuyển sang xấu. Sao Thái âm tọa ở cung Mệnh thì nên sinh vào giữa tháng, sinh vào ban đêm, ngày Thượng huyền, Trung thu, rất kị sinh vào lúc mặt Trăng mất đi ánh sáng.

Sao Thái âm chủ về “kho lộc”, vật chất trong cả cuộc đời nhiều, đầy đủ về tinh thần, tuy không chú ý đến tiền tài, nhưng lại nhận thức và hiểu được cách dùng tiền tài. Tiền tài là do tích lũy dần dần, tuyệt đối không phải là do của cải đến bất ngờ.

Sao Thái âm, sao Vũ khúc, sao Thiên phủ, đều là tài tinh, nhưng lại có sự khác biệt:

Tiền tài của sao Vũ khúc là do lập nghiệp mà có. Tiền tài của sao Thiên phủ là do đầu tư tích lũy mà có. Tiền tài của sao Thái âm là do làm việc cần kiệm gom góp mà có.

Sao Thái âm và sao Thiên phủ đều chủ về ruộng vườn, nhưng hàm nghĩa ruộng vườn của sao Thiên phủ là đầu tư, còn hàm nghĩa ruộng vườn của sao Thái âm là coi trọng thực dụng.

Mặt trời ban ngày chiếu sáng, mặt Trăng ban đêm khúc xạ ánh sáng của mặt Trời, mang đến ánh sáng, mang đến hy vọng, mang đến sự viện trợ, mang đến sự phối hợp, cũng giống như vai trò của người Mẹ trong gia đình. Do đó, sao Thái âm thích hợp với các công việc như hộ lý, giáo dục, thư ký, văn nghệ, văn hóa xã hội,…

Sao Thái dương và sao Thái âm vốn có sinh mệnh và mang đến sinh mệnh cho các sao khác trong mệnh bàn. Phương thức phát huy của chúng có những đặc điểm sau:

1- Ánh sáng của sao Thái dương đến từ sao Thái dương nóng bỏng mà khúc xạ ánh sáng và nhiệt của sao Thái dương, chuyển hóa thành ánh sáng nhân từ và điềm đạm chiếu xuống nhân gian. Sao Thái dương là tích cực và nhiệt tình cung cấp ánh sáng và sự ấm áp trực tiếp. Sao Thái âm dùng phương thức uyển chuyển, mềm mại, cung cấp sự viện trợ và hy vọng gián tiếp.

2- Sao Thái dương có nhiệt độ, có sự phân biệt mạnh và yếu. Sao Thái âm thì nhiệt độ không thay đổi, trong đêm tối ban tặng cho con người sự bình tĩnh và ấm áp.

3- Sao Thái dương bất luận là sáng, tối, lạnh, nóng, vẫn luôn luôn chiếu xuống mặt đất. Sao Thái âm thì phân biệt sáng, tối, tròn, khuyết. sóc, vọng, cũng do đó và từ đây, mà sinh ra bi, hoan, ly, hợp trong nhân gian.

Người có sao Thái âm thủ Mệnh, thường có những hiện tượng:

1. Sao Thái âm giống như sao Thái dương, tự nhiên, chủ động giúp đỡ người già, yếu, cô độc bất hạnh mà không cần báo đáp. Nhưng sao Thái dương đều dùng tiền, dùng chủ ý, dùng phương thức giúp đỡ tổng thể để sắp xếp, giúp đỡ. Sao Thái âm phần lớn là chia sẻ tinh thần, như an ủi, tỏ thái độ quan tâm ân cần, chăm sóc nhân từ trực tiếp từ những chi tiết nhỏ trong cuộc sống, khiến mọi người tin tưởng.

2. Rất tự nhiên trong công việc phúc lợi xã hội, hoặc các việc từ thiện, hy vọng nhận được sự báo đáp từ xã hội.

3. Có sự huy hoàng của người Mẹ, thích cố thủ bên trong, coi trọng sự thi vị của cuộc sống, coi trọng công việc gia đình, mệnh nữ thường giỏi việc nhà.

4. Thường làm những việc cần viện trợ và cần sự phối hợp, công việc làm ban đêm hoặc thay ca như y tá, phù hợp với tính chất công việc ban đêm của sao Thái âm.

5. Người có sao Thái âm thủ Mệnh, có đặc tính nữ tính, như bình tĩnh, tinh tế, dịu dàng, nhẫn nại, lạc quan. Thời gian rèn luyện tích tụ được tố chất kiên định, trầm tĩnh, kiên nhẫn, bên ngoài tuy lạnh lùng nhưng bên trong nội tâm nhiệt tình, lương thiện. Đối với những sự việc không được như ý trong cuộc đời, thì nó trực tiếp phản ánh sự nhẫn nại, không tích cực tranh đấu, hoặc biểu thị bộc lộ ý kiến, nội tâm thường hướng đến sự an phận, nhưng bản năng của sao Thái âm là gián tiếp, phối hợp, mọi việc mà nóng vội thì thường không thành.

Bất cứ cung vị nào có sao Thái âm, đều sẽ khiến cho con người số thủ bên trong, có thể hiểu được sự cần thiết phải bình tĩnh và duy trì trạng thái cân bằng, sau đó là kéo theo sự chuyển hóa ở bên ngoài, vào thời khắc chuyển hóa chính là bắt đầu của sao Thái dương – kết thúc của sao Thái âm.

Người có sao Thái âm thủ Mệnh, nên có thói quen đọc sách trong thời gian dài, làm công việc có tính chất nghiên cứu lâu dài, phần lớn cần có sự trao đổi phối hợp với mọi người, để giảm hiện tượng thiếu thốn tinh thần, đồng thời dễ chịu ảnh hưởng từ những tác động thị phi, bị bạn bè hay tiểu nhân lừa lọc, hạn chế ăn uống thái quá để giữ gìn thân thể khỏe mạnh, thì mới có thể tránh được hung mà đón cát lợi.

Sao Thái âm ưa thích hội ngộ những sao hóa Cát, bất luận là Hóa Lộc, Hóa Khoa, Hóa Quyền, đều làm tăng thêm ánh sáng cho Thái âm. Gặp Hóa Lộc hay Lộc tồn, chủ về cả đời có tiền tài dùng không hết. Thái âm gặp Hóa Quyền có thể lập nghiệp, nắm quyền. Thái âm gặp Hóa Khoa có thể nhờ tài mà được danh.

Các sinh vật trên trái đất thiếu mặt Trăng có thể sinh tồn, nhưng thiếu mặt Trời thì khó mà sinh tồn. Do đó, bất luận là mệnh nam hay nữ, khi sao Thái âm ở cung mệnh Hóa Kị, nếu có thể biết dùng Hóa Lộc của sao Thái dương để trợ giúp, thì đều có thể giảm nhẹ tổn hại.

Tại Hợi, sao Thái âm là “Nguyệt lãng thiên môn”, không sợ sao Hóa Kị, ngược lại có tác dụng thay đổi hoàn cảnh. Sao Thái âm hãm địa Hóa Kị, do bản thân không có ánh sáng, nên không thể tạo thành sự uy hiếp quá lớn. (Sao Thái âm tại Thân thì gọi là “Nguyệt lãng quỷ môn”, tại Tị thì gọi là “Nguyệt lãng địa môn”, tại Dần thì gọi là “Nguyệt lãng nhân môn”, tại Mão thì gọi là “Nguyệt lãng lôi môn” – là tượng Nguyệt nhập Ngũ môn).

Sao Thái âm thích gặp lục Cát tinh, gặp Tả phụ Hữu bật chủ về có phúc có phận. Gặp Văn xương, Văn khúc chủ về người nhiều văn nghệ có tài hoa. Gặp Thiên khôi, Thiên việt chủ về người có quý nhân, có thể đảm nhận việc nơi công môn, bình an thuận lợi.

Sao Thái âm không thích gặp lúc Sát tinh, chủ về trắc trở. Hãm địa gặp tứ sát Dương Đà Hỏa Linh, sợ rằng có thương tật cơ thể. Thái âm ở cung miếu, vượng thì không sợ sao Địa không, tuy tiền tài có bất lợi nhưng không bị ảnh hưởng đến công danh. Sao Thái âm kị nhất khi đồng cung với Kình dương, Đà la, nhất định có ly biệt, phá sản. Sao Thái âm hãm địa lại gặp Sát tinh, chứng tỏ kho lộc thiếu cửa, tiền của đến rồi lại đi, đời nhiều lao lực, phát triển ở xa quê hương thì đỡ đi phần nào, khi trao đổi tiền tài với bạn bè dễ vì tiền tài mà tranh cãi.

Sao Thái âm – Lục Bân Triệu

Sao Thái âm trong thuyết ngũ hành thuộc âm thủy. Ở trên trời là tinh túy của mặt Trăng, hóa làm sao “phú”. Tương phối với sao Thái dương. Ở trong mệnh bàn làm “mẫu tinh” (sao mẹ), làm “thê tinh” (sao vợ) và làm “nữ tinh” (sao con gái). Thái âm ưa thích người sinh ban đêm. Sao Thái âm ở 12 cung cũng giống như sao Thái dương, mỗi cung có một tên gọi:

Thái âm đến Tý, gọi là “Thiên cơ”. Chủ về nữ mệnh vinh hóa phú quý, có duyên với người, suy nghĩ sâu sắc, giỏi mưu kế.

Thái âm đến Sửu, gọi là “Thiên khố”. Nhật Nguyệt tương hội, tính tình hào sảng, quan cao lộc hậu.

Thái âm đến Dần, gọi là “Thiên muội”. Mặt trời mới mọc, mặt Trăng mất sáng, chủ về người có tính do dự, tiến thoái không quyết đoán.

Thái âm đến Mão, gọi là “Phản bối”. Gặp cát diệu chủ về đại phú.

Thái âm đến Thìn, gọi là “Thiên thường”. Ưa tương hội với tinh diệu thuộc Kim. Nếu hội chiếu Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, thì chủ về làm lãnh đạo, tham dự triều chính, tay nắm quân cơ đại quyền, danh lừng bốn biển. Đây là cách “Âm tinh nhập thổ” (Tinh túy của âm khí nhập vào đất)

Thái âm đến Tị, gọi là “Thiên hưu”, còn gọi là “Thất điện”. Chủ về có tật ở mắt, cận thị, hoặc có chồng hữu danh mà vô thực nhưng xa cách, hoặc chồng giỏi lo cho người mà không thích lo cho nhà. Nếu gặp tam hóa Khoa Quyền Lộc thì lại chủ về hưởng thụ phú quý.

Thái âm đến Ngọ, gọi là “Thiên y”, hoặc gọi là “Hàn nguyệt”. Chủ về người có tình cảm phong phú, nhiều ảo tưởng, tự tác đa tình, không lợi cho nguyên phối.

Thái âm đến Mùi, gọi là “Thiên khuê”. Nhật Nguyệt đồng độ, tính tình hào sảng, thẳng thắn, nhưng chợt dương chợt âm, và không lợi cho mẹ.

Thái âm đến Thân, gọi là “Thiên hoàng”, chủ về người phúc đầy lộc trọng, sự nghiệp lớn lao, khéo ứng biến, có quyền biến, giầu hùng tâm, suy tưởng phong phú.

Thái âm đến Dậu, gọi là “Thiên tường”, chủ về phú quý.

Thái âm đến Tuất, gọi là “Thiên trợ”, là cách “Nguyệt chiếu hàn đàm” (trăng rọi đầm lạnh). Đây chính là lúc thỏ ngọc phát ánh sáng, là thượng cách.

Thái âm đến Hợi, gọi là “Nguyệt lãng thiên môn” (Trăng sáng cửa trời), chủ về đại phú, hoặc được tiền của bất ngờ, còn gọi là cách “Triều thiên” (chầu trời), nhiều mưu kế, giỏi vạch kế hoạch sách lược.

Sao Thái âm rất ưa gặp tam hóa Lộc Quyền Khoa và Lộc tồn. Do Thái âm chủ về phú, chủ về ẩn tàng, chủ về yên tĩnh, nên đồng hành với Hóa Lộc hay Lộc tồn thì hợp nhau. Hóa Quyền, Hóa Khoa hội chiếu thì cương nhu tương xứng. Xương Khúc giáp cung hoặc hội chiếu tất phát về văn chương, học rộng nhiều tài.

Sao Thái âm – Vương Đình Chi

Thái âm miếu ở Hợi, Tý, Sửu. Hãm ở Mão, Tị, Ngọ.

Thái âm là sao của Trung Thiên Đẩu, ngũ hành thuộc âm thủy, hóa khí làm “phú” (giầu có)

Thái âm và Thái dương là cặp “sao đôi” quan trọng trong Đẩu Số, do đó hai sao có tính chất tương đồng và cũng có tính chất tương dị. Thái âm chủ về phú, Thái dương chủ về quý; Thái âm chủ về nữ, Thái dương chủ về nam; Thái âm chủ về nhu, Thái dương chủ về cương; Thái âm thuộc thủy, Thái dương thuộc hỏa; Thái âm là mẹ, Thái dương là cha; Thái âm là con gái, Thái dương là con trai.

Thông thường bất kể nam hay nữ, mà gặp Thái âm, đều chủ về bất lợi cho lục thân phái nữ. Có thể căn cứ cung vị Thái âm bay đến, và tổ hợp tinh hệ của tam phương tứ chính để luận đoán mệnh vận của người bị bất lợi. Nói chung, thường chủ về lúc nhỏ mẹ bất lợi; nếu là nam mệnh, Thái âm lạc hãm là bất lợi cho vợ hay con gái.

Nam mệnh cung Thân gặp Thái âm, chủ về dễ tiếp cận với người khác giới, cũng chủ về người này tính tình dựu dàng, nhiều nữ tính. Nếu cung Phúc đức và cung Phu thê không tốt, có thể có khuynh hướng đồng tính.

Nữ mệnh cung Thân gặp Thái âm, không hội sát tinh, chủ về là người đoan trang, thông minh. Nếu gặp các sao Sát Hình, thì có khuynh hướng khắc chồng hình con. Nếu gặp các sao đào hoa, mà cung Phúc đức và Phu thê không tốt, thì cũng có thể phát triển thành đồng tính luyến ái.

Thái âm hội hợp Văn xương, Văn khúc, chủ về tài năng học rộng, có thể phát về văn chương. Rất ưa hội hợp với Lộc tồn, Hóa Lộc, bởi vì Thái âm chủ về cất giấu, phú, tĩnh, có khí vị hợp với Lộc tồn, Hóa Lộc. Hội hợp với Hóa Quyền, Hóa Khoa thì có thể cương nhu tương tề.

Thái âm và Thái dương hội hợp, nếu hai sao đều nhập cung miếu vượng, cũng chủ cương nhu tương tề, là người có nội tài, nhưng cao thượng độ lượng, phóng khoáng bất phàm.

Thái âm ở cung hãm không ngại Hóa Kị, vì Thái âm của cung hãm vốn không sáng, đương nhiên không sợ mây mù che kín. Ở cung vị miếu vượng thì lại sợ Hóa Kị, vì có mây mù che trăng sáng. Nhưng Hóa Kị ở Hợi thì gọi là “biến cảnh”, trừ khi có các sát hình cùng chiếu, nếu không “biến cảnh” chỉ làm tăng vẻ rực rỡ của ánh trăng.

Vương Đình Chi kinh nghiệm, phàm là Thái âm thủ mệnh, lúc luận đoán rất nên xem kèm cung Phúc đức. Bởi vì Thái âm chủ về phú, ở xã hội cổ đại khá đơn thuần, tuy có cạnh tranh nhưng không kịch liệt, do đó việc chủ về sự hưởng thụ tinh thần của cung Phúc có ảnh hưởng không lớn. Còn trong xã hội hiện đại thì cạnh tranh kịch liệt, thủ đoạn cạnh tranh cũng nhiều âm mưu hơn, nếu cung Phúc đức mà không tốt, do Thái âm chủ về phú, thương thường sẽ trái lại, dễ dẫn đến đau khổ về phương diện tinh thần. Khi luận đoán cần chú ý.

(Theo: Blog Tử Vi Tinh Quyết)