Sao đen: Đặc điểm, tác dụng và cách dùng Sao đen trị bệnh
Mục Lục
Tìm hiểu về sao đen
Cây sao đen có tên khoa học là Hopea odorata Roxb. Cây có họ Dầu – Dipterocarpaceae. Ngoài tên sao đen thì cây sao đen còn có tên tiếng Việt là cây sao hay mạy khèn.
Loài cây này mọc phổ biến ở các tỉnh miền Nam, Việt Nam. Tại Hà Nội cũng có một vài con phố được trồng để làm bóng mát. Ngoài ra, cây còn mọc và trồng ở Malaysia, đảo Boocnêô. Gỗ cây sao đen được dùng để đóng thuyền, làm cầu và các công trình kiến thiết lớn.
Đặc điểm sinh thái
Cây sao đen là loài cây gỗ cao to, cây cao từ 30 đến 40m. Vỏ của cây xù xì và có nhiều xơ. Lá cây sao đen có hình trứng thon, nhọn, đầu tù. Lá có chiều dài từ 6 đến 13cm, rộng từ 3 đến 5cm, mặt dưới của lá có màu nhạt hơn mặt trên. Hoa cây sao đen mọc thành chùm. Chiều dài của chùm hoa có thể ngắn hơn hoặc dài bằng lá. Ở phía trên chùm hoa được phủ một lớp lông tơ màu tro, có từ 10 đến 12 nhánh. Mỗi nhánh hoa lại có 4 đến 6 hoa không mọc cạnh nhau và được xếp một bên. Quả của cây có hình tháp với hai cánh dài. Trên quả cũng có từ 7 đến 11 gân song song và không đều. Mùa hoa và quả của rơi vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6.
Cây sao đen có hoa mọc thành chùm được xếp một bên
Bộ phận dùng của sao đen
Bộ phận dùng để làm thuốc của cây sao đen vỏ cây và nhựa cây.
Thu hái, sơ chế và bảo quản
Vỏ cây sẽ được thu hoạch trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Dược liệu cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Thành phần hóa học
Trọng nhựa cây sao đen có thành phần chủ yếu là các axit damarolic và các damaresen α và β. Mặt trong của vỏ cây và cành lớn còn chứa một lượng lớn tanin (14,57 %) có thể dùng trong thuộc da.
Tác dụng của sao đen
Có thể nhiều người chưa biết vỏ cây sao đen được dùng để làm vỏ ăn trầu. Công dụng phổ biến nhất của loại dược liệu này là:
- Chữa trị các bệnh viêm lợi, apxe lợi, sâu răng. Chỉ cần súc miệng một lần đã thấy đỡ đau nhức.
- Có tác dụng làm lợi răng chắc lại, răng chậm rụng.
- Nhựa cây sao đen còn là nguyên liệu trong bài thuốc dân gian về chữa cầm máu hữu hiệu khi được tán ra thành bột, đắp vào vết thương.
Vỏ cây sao đen có tác dụng chữa các bệnh răng miệng
Một số vị thuốc từ sao đen
Bài thuốc dùng để súc miệng: Lấy vỏ cây sao đen đem đi cạo sạch lớp ngoài. Sau đó cho vỏ cây đã được làm sạch vào rượu thường khoảng 30 đến 40 độ. Sau vài giờ, nước rượu ngâm sẽ có màu nâu đen hơi đỏ, ngả sang màu sôcôla. Người bị đau răng, viêm lợi dùng nước này để súc miệng ngày 3 lần, mỗi lần 3 lượt liền, ngậm rồi nhổ nước đi.
Sắc nước để súc miệng trị sâu răng: Lấy 50g vỏ sao đen cho vào 300ml nước để đun sôi trong vòng 15 phút. Dùng nước này để súc miệng, ngậm nước sắc trong vòng 10 đến 15 phút rồi nhổ đi. Mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần, dùng trong 3-4 ngày.
Ngậm nước sắc cây sao đen 10 đến 15 phút rồi nhổ đi
Lưu ý khi sử dụng sao đen
- Vỏ cây sao đen có nhiều nhựa và hoạt chất cho nên khi đun nước sẽ chuyển sang màu đen, có nhiều mảng nhầy, váng đen hoặc nâu sẫm.
- Vị của nước súc miệng rất chát, hơi đắng, có mùi nhẹ. nên nhiều người không dám ngậm.
- Cân nhắc khi sử dụng cho trẻ em.
- Tuyệt đối không được nuốt thuốc khi súc miệng.
- Phải chờ khoảng 5 -10 phút cho thuốc ngấm vào răng rồi mới súc miệng lại bằng nước.
- Tránh ăn uống trong vòng một tiếng đồng hồ sau khi súc miệng.
Trên đây là một số thông tin về dược liệu sao đen để bạn đọc tham khảo. Tuy là một vị thuốc có nhiều hiệu quả để cầm máu và làm chắc chân răng nhưng trước khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc để tránh những tác dụng phụ không đáng có.