Sáng kiến kinh nghiệm Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học môn Sinh học

Bạn đang xem

20 trang mẫu

của tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Tạo tình huống có vấn đề trong dạy học môn Sinh học”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

c 
trưng bởi một sự khái quát hóa ở mức độ nào đó. Mức độ khó khăn của tình huống có 
vấn đề được đặc trưng bởi mức độ khái quát hóa của điều chưa biết sẽ được HS đi 
tìm và phát hiện ra trong tình huống có vấn đề đó. Mức độ khó khăn của nó đối với 
HS không phải là tính phức tạp của bài tập như ở bài toán, cũng không phải là mức 
độ trừu tượng của kiến thức cần nắm vững. 
Như vậy tình huống có vấn đề gồm ba yếu tố sau đây, đó cũng là ba điều kiện 
của một tình huống có vấn đề. 
- Kiến thức mới sẽ được khám phá ra trong tình huống có vấn đề 
- Hoạt động cần thiết để giải quyết nhiệm vụ đặt ra tạo ra nhu cầu tìm hiểu kiến 
thức mới. 
- Phù hợp với khả năng của HS trong việc phân tích các điều kiện của nhiệm vụ 
đặt ra trong việc phát hiện kiến thức mới. Nhiệm vụ đặt ra quá khó hoặc dễ quá đều 
không tạo ra được kích thích cho học sinh. 
Để học sinh nhận ra vấn đề tức là mâu thuẫn nhận thức thì tình huống có vấn đề 
nên bắt đầu từ vốn kiến thức đã có của học sinh, từ hiện tượng thực tế, quan sát các 
Đề tài: Tạo tình huống có vấn đề tromg dạy học môn Sinh học 
Người thực hiện: Giáo viên Trần Khắc Bằng – Trường TH&THCS Quang Trung Page 5 
sự vật hiện tượng trong cuộc sốngmà đi đến sự việc bất thường một cách bất ngờ 
nhưng logic. Khi học sinh bắt gặp vấn đề và nhận ra nó thì cũng là lúc tư duy của học 
sinh được kích thích mạnh và xuất hiện mong muốn giải quyết vấn đề. Sau khi vấn đề 
được giải quyết, học sinh tìm thấy kiến thức mới thì ở học sinh cũng xuất hiện cảm 
xúc ngạc nhiên, vì cái vẽ bất thường của chúng: các mối liên hệ bất ngờ, cái vẻ hình 
như phi lý và không thể có 
Để có một tình huống dạy học có vấn đề đòi hỏi giáo viên phải sắp xếp các sự vật 
theo một cách tự nhiên nhất, logic nhất. Các bước để tạo dựng một tình huống vấn đề: 
- Xác định được yêu cầu cần đạt. 
- Lựa chọn công cụ phù hợp: Tranh ảnh, video, thí nghiệm. 
- Hình thành được chuỗi hoạt động, dẫn dắt học sinh, sao cho học sinh tích cực 
tri giác, thảo luận, tư duy logic được phát huy. 
- Xác định cách thức cũng cố và kiểm tra đánh giá phù hợp. 
Giáo viên cần lưu ý: Phải chủ động điều kiển hoạt động dạy học theo kế hoạch đã 
đặt ra, và bao quát lớp tốt. 
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
2.1 Thực trạng của việc dạy học sinh học hiện nay. 
Tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 
đang là xu thế, là yêu cầu bắt buộc với tất cả các môn học, cấp học. Tuy nhiên, trong 
quá trình thực hiện, một số giáo viên thường tuyên bố tiêu đề của bài học và viết đề 
mục đó lên bảng, còn HS thì ghi tiêu đề vào vở. Ví dụ, vào tiết học giáo viên nói: 
“Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu “Bài ADN”. Việc chuyển giao nhiệm vụ như vậy 
không làm cho học sinh nhận ra vấn đề, không gây ra ở học sinh nhu cầu tìm hiểu và 
muốn tham gia hoạt động học tập. Muốn cho tư duy học của học sinh được kích thích 
và hoạt động thì học sinh phải được đặt vào một tình huống có vấn đề, hiểu rõ mâu 
thuẫn làm cơ sở cho vấn đề và cảm thấy có nhu cầu giải quyết vấn đề, nghĩa là phải 
làm cho mâu thuẫn khách quan biến thành thắc mắc chủ quan của học sinh. 
2.2 Thuận lợi trong quá trình tổ chức dạy học. 
Đề tài: Tạo tình huống có vấn đề tromg dạy học môn Sinh học 
Người thực hiện: Giáo viên Trần Khắc Bằng – Trường TH&THCS Quang Trung Page 6 
- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực với việc tổ chức các hoạt động dạy 
học đã được triển khai tới tất cả các giáo viên trong nhà trường và đã được triển khai 
theo cả chiều sâu lẫn chiều rộng. 
- Tại trường TH & THCS Quang Trung, Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên 
môn đã có những hướng dẫn rất cụ thể về vấn đề này. 
- Giáo viên tích cực đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động học ở tất cả các 
khâu, các phần, các hoạt động. 
- Hoạt động khởi động trong tiết học để tạo ra các tình huống có vấn đề đã được 
các giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu, vận dụng với những hình thức mới và được đánh 
giá là đem lại hiệu quả nhất định. 
2.3 Khó khăn. 
- Giáo viên còn khó khăn trong việc lựa chọn hình thức khởi động để tạo tình 
huống có vấn đề trong các tiết dạy, bài dạy. Thậm chí chưa nắm chắc nguyên tắc và 
các bước xây dựng một tình huống có vấn đề. 
- Đã xây dựng tình huống có vấn đề nhưng chưa thực sự phù hợp, chưa đem lại 
hiệu quả tích cực, chưa kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, với thực tiễn cuộc sống, 
giữa kiến thức đã biết với kiến thức cần tìm hiểu. 
 - Tình huống chưa tạo được niềm đam mê, hứng thú và chưa kích thích được sự 
sáng tạo của học sinh. Vì vậy, bầu không khí lớp trầm, có những tiết học ít học sinh 
tham gia vào hoạt động này. 
- Học sinh đang trong lứa tuổi có sự biến động về tâm lý nên đôi khi các em còn 
mang tâm lý e dè, không mạnh dạn tham gia các hoạt động học tập. Đó cũng chính là 
khó khăn khiến cho giáo viên khó có thể khơi gợi được niềm hứng thú cho các em. 
2.4 Khảo sát, đánh giá thực trạng. 
Để đánh giá thực trạng của việc vận dụng giải pháp, tôi tiến hành khảo sát kết quả 
học tập của học sinh và cho kết quả như sau: 
- Về kết quả học tập môn sinh trước tác động (kết quả năm học 2018-2019) 
Đề tài: Tạo tình huống có vấn đề tromg dạy học môn Sinh học 
Người thực hiện: Giáo viên Trần Khắc Bằng – Trường TH&THCS Quang Trung Page 7 
Kết quả đại trà: Năm học 2018-2019 
Đánh giá định lượng: 
Năm học Tổng 
HS 
Kết quả học lực 
Giỏi Khá TB Yếu Kém 
SL % SL % SL % SL % SL % 
2018 -2019 231 9 4 31 13,4 180 77,9 11 4,7 0 0 
Đánh giá định tính: 
Tiêu chí Trước khi áp dụng 
Chủ động Học sinh bị động trong tiếp cận nội dung bài học 
Hoạt động Giáo viên hoạt động: chủ yếu thuyết trình. Hỏi đáp đối thoại giữa 
giáo viên và học sinh. 
Nếu như học sinh không trả lời được thì giáo viên đưa ra trả lời 
cho học sinh. 
Học sinh hoạt động ít, chủ yếu nghe bài giảng, đọc sách, ghi chép 
Hấp dẫn Tiết học trầm, không hứng khởi. 
Học sinh không biết học kiến thức đó để làm gì, nên thiếu đi động 
lực, không có sự tranh đua giữa các học sinh. 
Năng lực 
giao tiếp – 
hợp tác 
Ít được chú trong. 
Năng lực 
giải quyết 
vấn đề sáng 
tạo 
Chưa phát hiện và giải quyết vấn đề. 
Chưa tự tin đưa ra các ý kiến. 
Còn thờ ơ với các vấn đề liên quan thực tiễn cuộc sống. 
3. Nội dung và cách thức hiện giải pháp 
Đề tài: Tạo tình huống có vấn đề tromg dạy học môn Sinh học 
Người thực hiện: Giáo viên Trần Khắc Bằng – Trường TH&THCS Quang Trung Page 8 
a. Mục tiêu của giải pháp: 
- Nhằm giúp học sinh hứng khởi, nảy sinh tư duy tích cực, có động lực tìm tòi khám 
phá thiên nhiên, giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. 
- Giúp học sinh phát triển các năng lực về quan sát, hợp tác, làm việc theo nhóm, kỹ 
năng đề xuất ý kiến, phương án giải quyết vấn đề. 
- Giúp học thích yêu thích môn Sinh học. Biến hoạt động học tập đơn thuần thành 
hoạt động khám phá giải quyết các tình huống có vấn đề. 
- Giúp giáo viên có cái nhìn sinh động hơn về cách tiếp cận bài dạy, xây dựng kịch 
bản cho tiết dạy trở nên hấp dẫn lôi cuốn học sinh. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện: 
b.1. Nguyên tắc xây dựng tình huống có vấn đề: 
- Căn cứ vào mục tiêu và nội dung của bài học để tạo ra tình huống có vấn đề. 
- Tình huống phải có tính gợi mở, phù hợp với nhận thức của học sinh, không đánh 
đố học sinh ,kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, với thực tiễn cuộc sống, giữa kiến 
thức đã biết với kiến thức cần tìm hiểu. 
b.2. Quy trình xây dựng tình huống có vấn đề: 
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học: 
- Căn cứ vào yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất của bài học để từ đó 
đưa ra tình huống phù hợp. 
Bước 2: Hình thành vấn đề: 
- Dựa vào các tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống để khởi tạo nên tình 
huống. Giáo viên không nên tự nghĩ ra tình huống vì như thế sẽ dẫn đến mâu thuẫn 
phát sinh không phù hợp khi giải quyết vấn đề. 
Dựa vào kiến thức đã có trước đó, với kiến thức mới để tạo nên tình huống có vấn đề 
nhằm tạo ra nhu cầu học tập của học sinh. 
Bước 3: Xây dựng chuỗi tình tiết của sự kiện: 
- Giáo viên đưa ra các dữ liệu để đặt học sinh vào tình huống có vấn đề, nảy sinh nhu 
cầu tìm hiểu và giải quyết vấn đề. 
Đề tài: Tạo tình huống có vấn đề tromg dạy học môn Sinh học 
Người thực hiện: Giáo viên Trần Khắc Bằng – Trường TH&THCS Quang Trung Page 9 
b.3. Các tình huống minh họa: 
Qua nghiên cứu tìm hiểu, tôi đưa ra một số tình huống có vấn đề nhằm tạo sự 
hứng thú kích thích tìm tòi trong học tập môn Sinh học: 
Ví dụ 1: Khi dạy “Bài 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU? (Sinh học 6)” 
Mục tiêu bài học: 
- Kiến Thức: HS biết được cây dài ra là sự phân chia của các tế bào ở mô phân sinh 
ngọn, một loài cây sự dài ra còn do mô phân sinh lóng. 
- Năng lực: Phân tích giải thích được các biện pháp trong trồng trọt, như ngắt đọt hay 
tỉa cành. Phát triển năng lực quan sát, phân tích thông tin, giao tiếp hợp tác để giải 
quyết vấn đề. 
- Phẩm chất: Giáo dục yêu thiên nhiên, chăm chỉ 
Tiến trình dạy học: 
Để hoàn thành mục tiêu bài dạy tôi nghiên cứu để xây dựng chọn cách thực hiện tiết 
dạy như sau: 
Ổn định tổ chức: 
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) 
GV: Đưa hình ảnh ra: sự thay đổi của cây đậu nành theo thời gian: 
(nguồn Internet) 
Nảy mầm 1 tháng 1.5 tháng 2 tháng 3 tháng 
Đề tài: Tạo tình huống có vấn đề tromg dạy học môn Sinh học 
Người thực hiện: Giáo viên Trần Khắc Bằng – Trường TH&THCS Quang Trung Page 10 
Gv: Yêu cầu học sinh quan sát cây: ban đầu và các thời kỳ sau: 
Nhận xét sự thay đổi của cây sau 1 thời gian: 
-Hs: - Cây cao lên 
- Cây nhiều lá hơn 
- Cây lớn hơn 
- Rễ nhiều hơn 
Gv: Vậy vì sao cây cao hơn (dài ra)? 
Hs: Hs thi nhau phát biểu đưa ra các giải thiết để giải thích hiện tượng cây 
cao lên (lớn lên): 
- Cây hút chất dinh dưỡng trong đất. 
- Cây sinh trưởng 
- Cây lấy ánh sáng để lớn lên. 
Để trả lời được câu hỏi cây dài ra do đâu? Thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu: 
Bài 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU? 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (22 phút) 
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự dài ra của thân: 
(nguồn Internet) 
Cây ngắt ngọn Cây không ngắt 
ngon 
 Cây ngắt ngọn Cây không ngắt 
ngon 
Đề tài: Tạo tình huống có vấn đề tromg dạy học môn Sinh học 
Người thực hiện: Giáo viên Trần Khắc Bằng – Trường TH&THCS Quang Trung Page 11 
Gv: Yêu cầu học sinh nhận biết sự khác nhau giữa cây ngắt đọt và cây không 
ngắt đọt? ( sau 3 ngày thực hiện thí nghiệm). 
Hs: Xung phong: Cây không ngắt đọt phát triển chiều cao, nhiều lá hơn so với 
cây bị ngắt đọt. 
Gv: - Chia lớp ra làm 4 nhóm 
- Thảo luận nhóm lời câu hỏi: Thân dài ra do đâu? (trong vòng 7 phút) 
Hs thực hiện nhiệm vụ: 
Nhóm 1: Thân dài ra do đọt. 
Nhóm 2: Thân dài ra do ko bị ngắt đọt. 
Nhóm 3: Thân dài ra do sự phân chia và lớn lên của các tế bào ở mô phân sinh ngọn. 
Nhóm 4: Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn. 
Gv: Cho học sinh đánh giá đồng đẳng: 
- Cho học sinh đánh giá đồng đẳng: Nhóm 1 chấm nhóm 2, nhóm 2 chấm 
nhóm 3, nhóm 3 chấm nhóm 4, nhóm 4 chấm nhóm 1. 
- Giáo viên đưa đáp án để hs căn cứ chấm điểm 
Gv: Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả đánh giá của các nhóm. 
Gv: Nhận xét hoạt động. 
Kết luận: Thân dài ra do sự phân chia và lớn lên của các tế bào ở mô phân sinh ngọn. 
Hoạt động 2.2. Giải thích những hiện tượng trong thực tế (10 phút) 
- Gv: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận (7 phút) 
Người nông dân ngắt đọt cây đậu đen để làm gì? 
Người nông dân tỉa cành cây keo để làm gì? 
Theo các em tỉa cành thường áp dụng đối với loại cây trồng nào? 
Theo các em ngắt ngọn thường áp dụng đối với loại cây trồng nào? 
- Cho các nhóm treo bảng học tập lên bảng. Cho học sinh nhận xét đánh 
giá bổ sung cho nhau. 
- Giáo viên nhận xét hoạt động thảo luận nhóm và kết quả của hoạt động. 
Đề tài: Tạo tình huống có vấn đề tromg dạy học môn Sinh học 
Người thực hiện: Giáo viên Trần Khắc Bằng – Trường TH&THCS Quang Trung Page 12 
Hoạt động 3: Củng cố (5 phút) 
Hoạt động 4: Kiểm tra đánh giá(3 phút) 
Chọn đáp án đúng nhất: 
Câu 1: Những cây trồng nào được thực hiện biện pháp ngắt đọt? 
a. Rau muống b. Cây cải c. Cây đu đủ 
d. Cây Đậu đen đ. Cây cà phê e. Cây ổi 
Câu 2: Những cây trồng nào được thực hiện tỉa cành? 
a. Cây keo b. Cây cà phê c. Cây bưởi d. Cây Na 
Ví dụ 2: Khi dạy “Bài 23: Cây có hô hấp không? (Sinh học 6)” 
Mục tiêu bài học: 
- Kiến Thức: Hs biết được vẫn cây xảy ra quá trình hô hấp, viết được sơ đồ tóm 
tắt hô hấp của cây. 
- Năng lực: Thiết kế được thí nghiệm chứng minh cây hô hấp. Phân tích giải 
thích được. Phát triển năng lực quan sát, phân tích thông tin, giao tiếp hợp tác. 
- Phẩm chất: Giáo dục yêu thiên nhiên, chăm chỉ 
Tiến trình dạy học: 
Để hoàn thành mục tiêu bài dạy tôi chọn cách thực hiện tiết dạy như sau: 
Ổn định tổ chức: 
THÂN DÀI RA DO 
ĐÂU? 
a.Khái 
niệm 
Do sự phân chia của các tế bào ở mô 
phân sinh ngọn 
c.Vận 
dụng 
Cây lấy hoa, quả, hat, 
cành lá 
Cây lấy 
gỗ 
b.Hiện tượng trong 
thực tế 
1.Hiện tượng 
Ngắt đọt 
2.Hiện tượng tỉa 
cành 
Ở Tre trúc..: còn do sự phân chia của các tế bào ở 
mô phân sinh lóng 
Đề tài: Tạo tình huống có vấn đề tromg dạy học môn Sinh học 
Người thực hiện: Giáo viên Trần Khắc Bằng – Trường TH&THCS Quang Trung Page 13 
 Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) 
Cô ca sĩ được phát hiện chết trong phòng đầy hoa sau khi tổ chức tiệc sinh nhật 
cho chính mình. Công an điều tra nhận thấy không có bất cứ dấu vết đột nhập, trên 
người nạn nhân không có vết thương nào. Được biết trước đó cô ca sĩ không có bệnh 
lý gì, sức khỏe bình thường. 
Hoa 
(nguồn Internet) 
Một nạn nhân đã chết khi ngủ trong phòng 
kín đầy hoa và cây xanh(nguồn Internet) 
Vì sao vậy? 
 Hs: Đưa ra các ý khiến về sự việc trên 
- Bị đột quỵ 
- Bị bệnh trúng gió 
- Bị tai biến 
- Bị ngạt khí do phòng kín 
.. 
Gv: Để có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề, chúng ta đi tìm hiểu “Bài 23: CÂY CÓ 
HÔ HẤP KHÔNG?” 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:( 30 phút) 
Nội Dung HĐ của giáo viên HĐ của học sinh Lưu ý 
1.Thí 
nghiệm 
a.Thí 
Gv: Để biết được cây có hô 
hấp không? Người ta tiến 
hành các thí nghiệm sau: 
Hình thành nên 4 nhóm, 
mỗi nhóm có nhóm trưởng 
và thư ký. 
Nước 
vôi 
trong 
Đề tài: Tạo tình huống có vấn đề tromg dạy học môn Sinh học 
Người thực hiện: Giáo viên Trần Khắc Bằng – Trường TH&THCS Quang Trung Page 14 
nghiệm 1: 
b.Thí 
nghiệm 2 
Chia lớp ra làm 4 nhóm 
phân tích thí nghiệm:(7 
phút) 
-Điều kiện thí nghiệm? 
-Điểm khác biệt giữa 
chuông A và Chuông B? 
-Kết quả: 
Của chuông A: ? 
Của chuông B: ? 
Từ kết quả thí nghiệm: rút 
ra nhận xét gì? 
Cho các nhóm báo cáo kết 
quả. 
Gv hỏi thêm các câu hỏi 
sau: 
*Tại sao thí nghiệm trên 
phải được tiến hành trong 
bóng tối? 
Gv yêu cầu học sinh thiết kế 
thí nghiệm (5 phút) 
-Tiến hành trong điều kiện 
không có ánh sáng. 
Chuông A: Cây xanh + cốc 
nước vôi trong 
Chuông B: Cốc nước vôi 
trong. 
Chuông A: cốc nước vôi 
đục và đóng váng dày 
Chuông B: cốc nước vôi 
Vẫn trong và đóng váng 
mỏng hơn 
- Cây xanh nhả khí 
cacbonic 
- Các nhóm báo cáo và 
nhận xét cho nhau. 
- Vì khi có ánh sáng cây 
xảy ra quang hợp lấy khí 
cacbonic do đó sẽ không 
xác định được cây có nhã 
khí cacbonic 
Hs thảo luận xây dựng các 
bước thí nghiệm xác định 
-Que diêm đang cháy bị tắt 
=> không có khí Oxi 
chứng tỏ cây lấy khí Oxi. 
khi kết 
hợp với 
khi 
cacbonic 
sẽ trở 
nên đục 
và đóng 
váng. 
Khí oxi 
là khí 
duy trì 
sự cháy. 
Đề tài: Tạo tình huống có vấn đề tromg dạy học môn Sinh học 
Người thực hiện: Giáo viên Trần Khắc Bằng – Trường TH&THCS Quang Trung Page 15 
Gv: Qua 2 thí nghiệm trên 
hãy cho biết cây xanh có hô 
hấp không? 
Gv: Nhận xét hoạt động 
- Que diêm đang cháy 
không bị tắt => Có khí Oxi. 
Hs: Cây xanh có hô hấp: 
lấy khí oxi và nhã khí 
cacbonic. 
HS: Cây có hô hấp 
2. Hô hấp ở 
cây xanh 
Gv yêu cầu hs nghiên cứu 
SGK trả lời các câu hỏi 
Hãy nêu sơ đồ tóm tắt của 
quá trình hô hấp? 
Cây hô hấp vào thời gian 
nào trong ngày? 
Bộ phận nào của cây thực 
hiện quá trình hô hấp? 
Em có cảm nhận gì giữa quá 
trình quang hợp với quá 
trình hô hấp? 
Hs: nghiên cứu thông tin 
sách giáo khoa trả lời câu 
hỏi: 
Chất hữu cơ + Khí oxi  
giải phóng năng lượng + 
khí cacbonic + hơi nước 
Cây hô hấp cả ngày 
Tất cả các bộ phận của cây 
đều thực hiện hô hấp. 
2 quá trình này đồng thời 
xảy ra trong cây xanh. 
Theo chiều ngược nhau. 
Đề tài: Tạo tình huống có vấn đề tromg dạy học môn Sinh học 
Người thực hiện: Giáo viên Trần Khắc Bằng – Trường TH&THCS Quang Trung Page 16 
Gv: chốt lại mối tương quan 
giữa 2 quá trình quang hợp 
và hô hấp. 
*Như vậy sau khi tìm hiểu bài “cây có hô hấp không” các em đã hiểu dc nguyên 
nhân gây nên cái chết của nạn nhân là chết vì ngạt khí: Hoa hô hấp lấy hết oxi 
thải khí cacbonic làm nạn nhân ngạt khí gây nên các chết thảm thiết” 
Hoạt động 3: Củng cố:( 7 phút) Tổ chức trò chơi ô chữ. 
Hoạt động 4: Kiểm tra đánh giá (3 phút) 
Câu 1: Cô Ca sĩ chết vì lí do gì? => do cây hô hấp lấy hết khí oxi nhã khí cacbonic 
 Câu 2: Cây hô hấp vào thời gian nào trong ngày? 
a. Ban đêm b. Buổi sáng c. Suốt ngày đêm d. Buổi chiều 
Câu 3: Bộ phận nào của cây hô hấp? 
a. Rễ b. Lá c. Thân d. Tất cả các cơ quan bộ phận của cây 
Ví dụ 3: Khi dạy “Bài 15: ADN (Sinh học 9)” 
Mục tiêu bài học: 
- Kiến Thức: Hs biết được cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của ADN, 
nguyên tắc và hệ quả của nguyên tắc bổ sung. 
- Năng lực: Phân tích, tổng hợp các kênh thông tin ( hình ảnh, SGK..). Phát triển 
năng lực quan sát, giao tiếp hợp tác. 
- Phẩm chất: Chăm chỉ, nhân ái. 
Tiến trình dạy học: 
Để hoàn thành mục tiêu bài dạy tôi chọn cách thực hiện tiết dạy như sau: 
Ổn định tổ chức: 
Hoạt động 1:Khởi động ( 5 phút) 
Đề tài: Tạo tình huống có vấn đề tromg dạy học môn Sinh học 
Người thực hiện: Giáo viên Trần Khắc Bằng – Trường TH&THCS Quang Trung Page 17 
(nguồn Internet) 
(nguồn Internet) 
Vào tháng 8 năm 2018 ở Tp Hải Phòng 
xảy ra vụ trộm cướp thường vào ban 
đêm, mục đích là trộm cắp tài sản. 
Cơ quan điều tra đã đưa 19 người vào 
diện nghi vấn có đặc điểm hình dáng 
giống với kẻ mà camera ghi lại 
Nhưng đến 2/2019, chỉ một mẫu tóc của nghi phạm để lại tại hiện trường mà 
công an Tp Hải Phòng đã thành công trong việc truy bắt tội phạm. 
Tại sao chỉ một mẫu tóc của tội phạm mà công an Tp Hải Phòng đã truy bắt 
được tội phạm? 
Hs: Đưa ra các phỏng đoán dựa trên kiến thức đã có sẵn: 
- Căn cứ vào màu tóc. 
- Căn cứ vào hình dạng tóc: Tóc quan hay thẳng, dài hay ngắn 
- Căn cứ vào ADN có trong sợi tóc (đã được nghe thấy trên nhiều kênh thông 
tin: phim ảnh báo chí, truyện trinh thám.). 
Gv: Các dự đoán trên thì dự đoán nào chính xác nhất; Chúng ta sẽ có câu trả lời qua 
bài học hôm này : “Bài 15: ADN (Axit Deoxiribo Nucleic)” 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) 
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 
Giới thiệu chương III: 
ADN và GEN 
ADN  ARN Prôtêin 
 Tính trạng. 
Bài 15: ADN ( Axit 
Đề tài: Tạo tình huống có vấn đề tromg dạy học môn Sinh học 
Người thực hiện: Giáo viên Trần Khắc Bằng – Trường TH&THCS Quang Trung Page 18 
ĐêoxiriboNuclêic) 
1. Cấu tạo hóa học 
Tổ chức thảo luận 
nhóm hoàn thành phiếu 
học tập: Chia lớp ra làm 6 
nhóm ( 4 -6 hs). 
Thảo luận hoàn thành 
phiếu học tập (5 phút). 
Đưa ra đáp án chính 
thức: 
Thực hiện đánh giá 
đồng đẳng: 
Nhóm chấm 1 chấm 2 
Nhóm chấm 2 chấm 3 
Nhóm chấm 3 chấm 4 
Nhóm chấm 4 chấm 5 
Nhóm chấm 5 chấm 6 
Nhóm chấm 6 chấm 1 
Giáo viên nhận xét hoạt 
động học tập và sản phẩm 
học tập của các nhóm. 
2. Cấu trúc không 
gian của ADN 
Các nhóm nghiên cứu 
thông tin sách giáo 
khoa, quan sát hình ảnh 
thảo luận hoàn thành 
phiếu học tập. 
Nguyên tố 
cấu tạo? 
? 
Nguyên 
tắc cấu 
tạo? 
? 
Yếu tố 
cấu thành 
nên tính 
đa dạng 
và đặc 
trưng? 
? 
HS dựa vào đáp án: 
Chấm và nhận xét bài 
nhóm khác 
ADN là đại phân tử hữu 
cơ được cấu tạo từ các 
nguyên tố C, H, O, N và 
P. 
Có kích thức và khối 
lượn rất lớn. 
Cấu tạo theo nguyên tắc 
đa phân các đơn phân là 
Nuclêôtit, có 4 loại A, T,