Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

ững việc con muốn tự làm, Con học cách làm này như thế nào? Hãy kể những việc con tự làm, Khi tự làm con cảm thấy như thế nào?”. Qua hoạt động trò chuyện đó giúp trẻ hiểu rằng khi trẻ tự tin là  khi trẻ mạnh dạn nói , làm, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình với mọi người. Nếu trẻ tự tin ở mình thì kết quả hoạt động của trẻ sẽ đạt tốt hơn.
Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm: để trẻ tự làm mọi việc cho bản thân mình càng nhiều càng tốt( Vd: tự lấy đồ dùng học tập, hoặc dạy trẻ cách nhờ 1 người bạn khác giúp đỡ mình 1 việc gì đó..)
Hình ảnh trẻ tự lấy đồ dùng chơi góc
3.4.2. Hình thành kỹ năng hợp tác:
Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu “ Một cây làm chẳng nên non
                                                      Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
 Vì vậy việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non là rất cần thiết. Bởi trẻ mầm non còn nhỏ, có nhiều việc không thể tự làm được nếu không có người khác giúp đỡ. Khi trẻ được bạn giúp đỡ và khi trẻ giúp đỡ được bạn trẻ sẽ nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Qua đó trẻ có niềm vui, có bạn bên cạnh để chia sẻ công việc, giúp phát triển kỹ năng và tình cảm xã hội của trẻ. Để giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ chơi và làm việc theo nhóm với các trẻ khác trong tất cả các  hoạt động.
Ví dụ: Cho trẻ thảo luận theo tổ để cùng nhau nhận xét về đặc điểm của 1 đối tượng nào đó trong các hoạt động, tạo những cảm nhận giúp trẻ tôn trọng những quyền lợi của trẻ khác qua việc chia sẻ, hướng dẫn trẻ cư xử lịch sự với bạn khác. Tổ chức 1 số hoạt động phát triển kỹ năng hợp tác như:
Trò chơi “ đôi bạn hợp tác”: Cho trẻ tìm thêm 1 bạn để ghép đôi với nhau. Các đôi ngồi quay mặt vào nhau, nắm lấy tay nhau, cùng ngồi xuống hoặc cùng đứng lên mà không buông tay nhau ra.
Trò chơi “ Những chiếc tháp tập thể”: Yêu cầu trẻ ngồi xung quanh 1 cái bàn và đưa cho trẻ những khối đồ chơi có hình dáng và kích thước khác nhau. Nhiệm cụ của trẻ là xếp những khối đó thành 1 cái tháp càng cao càng tốt.
Hình ảnh nhóm trẻ ngồi xếp khối hình cùng nhau
Trưng bày các hình ảnh sưu tập: có nội dung mọi người cùng chơi, làm việc với nhau và cho trẻ thảo luận nội dung của các hình ảnh đó, trẻ cùng nhau tô bức tranh chung.
 	Cho trẻ tập đóng kịch:  theo nội dung các câu chuyện trong chương trình giáo dục mầm non: Đóng kịch “Nhổ củ cải”( có các cảnh mọi người hợp tác với nhau để nhổ được củ cải)Đóng kịch theo bài thơ “ gấu qua cầu”, theo truyện “đôi bạn tốt”
3.4.3. Hình thành kỹ năng tự nhận thức bản thân :
Kỹ năng tự nhận thức là trẻ tự nhận diện về bản thân, phát triển quan niệm tích cực về bản thân. Trẻ nhận thức sự khác nhau giữa các trẻ, nhận thức mỗi cá nhân có điểm riêng biệt cần được tôn trọng, phát triển những suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ. Kỹ năng tự nhận thức giúp trẻ hiểu đúng mình là ai? Trẻ yêu gì? Điểm mạnh và sở thích của mình là gì để kết nối chúng vào những lĩnh vực liên quan và phát huy chúng một cách tối đa. Trẻ nhận ra điểm yếu của mình cũng giúp trẻ dự đoán được những khó khăn trong quá trình hoạt động từ đó tìm ra cách khắc phục khó khăn đó.Để hình thành kỹ năng tự nhận thức tôi đã thực hiện 1 số biện pháp sau:
Trò chuyện giúp trẻ tìm hiểu về bản thân thông qua 1 số câu hỏi như: Con tên là gì? Con thích gì và không thích gì? Con thích gì? con có những điểm gì khác với bạn?.....
 	Chấp nhận sự đa dạng của trẻ và giúp trẻ chấp nhận lẫn nhau: Tôi luôn tôn trọng cá tính của từng cá nhân trẻ trong lớp, đồng thời có biện pháp giáo dục để hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh của trẻ. Tôi nhận thấy rằng khi tôi tôn trọng tất cả các trẻ thì trẻ trong lớp sẽ noi gương theo cô, biết tôn trọng các bạn lớp mình.
	Ví dụ: Trong lớp có một cháu bị khuyết tật, trẻ trong lớp không chơi cùng với bạn đó, tôi sẽ trò chuyện để các cháu thấy rằng bạn đó có rất nhiều điểm tốt như ngoan, chăm đi học, bạn hát haycác con cần quan tâm giúp đỡ và chia sẻ với bạn. Đồng thời, bản thân tôi cũng luôn đối xử công bằng , yêu thương , tôn trọng trẻ đó để trẻ trong lớp noi theo.
 Đặt yêu cầu cao cho các trẻ và khích lệ trẻ hoạt động để đạt mục tiêu đó: Tôi luôn đặt yêu cầu cao cho tất cả các trẻ trong lớp, Với sự hướng dẫn của tôi, từng trẻ đã có khả năng tham gia hầu hết các hoạt động . Trong bất kì hoạt động nào tôi cũng khuyến khích để kích thích tính tò mò khám phá của trẻ chứ không ép buộc mọi trẻ phải tham gia. Tôi gợi ý để trẻ thử thách với chính mình. Thay vì cạnh tranh với trẻ khác, tôi khuyến khích trẻ cạnh tranh với chính mình.
 Giúp trẻ đạt được thành công nhất định trong lớp học: Thành công là một trong những yêu tố quan trọng tác động đến sự phát triển ý thức bản thân. Trẻ ở lứa tuổi này cần trải qua thành công( theo khả năng của trẻ) để trẻ có cảm giác tự tin rằng mình làm được những điều tốt. Thực tế , có một số trẻ sợ thất bại đến nỗi không dám thử một hoạt động nào đó, lúc này tôi sẽ giúp trẻ đạt được thành công trong việc đó từng bước một đồng thời khen ngợi khả năng đó để trẻ thêm tự tin vào mình. Trẻ sẽ tự hào về thành công của mình nếu cô giáo cho trẻ thấy rằng cô tự hào về trẻ.
Tổ chức một số hoạt động, trò chơi phát triển kỹ năng tự nhận thức cho trẻ:
Ví dụ: Hoạt động “ soi gương”: Giúp trẻ tự quan sát, cảm nhận về hình dáng của mình bằng cách cho trẻ tự ngắm mình trong gương với các động tác như cười, mếu, nhăn nhó. . lúc đó tôi có thể hỏi trẻ: Con thấy ai trong gương, người trong gương có đáng yêu không?
Hình ảnh trẻ soi gương và thể hiện cảm xúc
Hoạt động “ Tôi có thể vẽ”:Tôi tạo ra 1 tờ giấy lớn và dán lên tường. Tôi cổ vũ trẻ vẽ hay dán bất cứ thứ gì trẻ có thể làm được vào đó để trẻ cả lớp tạo thành bức tranh tổng hợp lớn. Với hoạt động này trẻ sẽ thấy được sự phát triển tiến bộ của bản thân qua từng giai đoạn.
Hoạt động “ có điều gì trong một cái tên”: Trẻ nhỏ thường rất tự hào về cái tên của mình, do đó tất cả hoạt động nào liên quan đến cái tên của trẻ đều làm trẻ hứng thú. Hầu hết bố mẹ đặt tên cho con đều có 1 ý nghĩa, yêu cầu trẻ hỏi bố mẹ về điều này, sau đó tôi phát cho mỗi trẻ 1 tờ giấy và bút màu để trẻ có thể vẽ lại điều đó vào bức tranh và trang trí cho tranh của mình. Khi đã thực hiện xong có thể cho trẻ diễn tả lại ý nghĩa của bức tranh mà trẻ đã vẽ.
Hình ảnh trẻ cùng nhau vẽ tranh Hình ảnh trẻ giới thiệu tranh của mình
3.4.4. Hình thành  kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội:  
 Trẻ mầm non cần phải học rất nhiều trong những năm đầu đời : học cách làm chủ ngôn ngữ, học cách nhận biết và đối phó với cảm xúc của mình cũng như của người khác, học cách tin vào mình và can đảm để khám phá thế giới rộng lớn xung quanh. Nếu trẻ không đạt được năng lực xã hội tối thiểu vào khoảng 6 tuổi thì trẻ có thể gặp khó khăn trong suốt cuộc sống sau này Phát triển kỹ năng  này là một nhiệm vụ phức tạp đối với trẻ. Yêu cầu trẻ biết ứng xử theo quy tắc xã hội, biết tạo các mối quan hệ cũng như tương tác với cảm giác thoải mái với những người khác đồng thời biết điều chỉnh hành vi phù hợp với hoàn cảnh. Để giáo dục tốt cho trẻ nội dung này tôi thực hiện 1 số biện pháp sau:
Dạy trẻ học cách kiểm soát xung đột và điều chỉnh hành vi của mình:
Tôi làm cầu nối giúp trẻ biểu lộ cảm xúc của mình và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Nếu trẻ bất hòa với bạn khác tôi thường chỉ cho trẻ thấy trẻ chưa đúng ở điểm nào, điểm nào cần khắc phục và điểm tốt nào cần phát huy. Cho trẻ thấy những mối bất hòa thường dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như tức giận, sợ hãi, còn nếu chơi đoàn kết với bạn sẽ tạo nên nhưng tình cảm tốt đẹp và tinh thần thoải mái, vui vẻ
Ví dụ: Có 2 trẻ đánh nhau, điều đầu tiên cần làm là hỏi hai trẻ lý do vì sao lại như vậy để từng trẻ có cơ hội thể hiện suy nghĩ bằng lời nói về sự việc đó. Sau đó giải thích cho trẻ hiểu bạn nào đúng, bạn nào chưa đúng. Giáo dục trẻ lần sau chơi đoàn kết với bạn hơn.
 Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề: Mỗi tình huống khó khăn mà trẻ gặp phải sẽ có tác dụng giúp trẻ lĩnh hội được kinh nghiệm sống thông qua việc tìm cách giải quyết vấn đề đó. Cho nên với mỗi tình huống xảy ra hàng ngày tôi đều tận dụng cho trẻ quan sát và gợi ý để trẻ tìm ra cách giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Ví dụ: khi trẻ làm lăn đồ dùng vào gậm tủ mà tay không với tới được, tôi gợi ý để trẻ biết dùng gậy để lấy đồ dùng đó ra
Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các mối quan hệ với trẻ khác: Nếu trẻ tương tác với nhau một cách phù hợp, qua đó trẻ sẽ học được các quy tắc ứng xử trong xã hội. Vì vậy, tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ trong lớp như tổ chức sinh nhật, biểu diễn văn nghệ tổng hợp cuối chủ đề, hoạt động gócđể các trẻ được làm việc theo nhóm với nhau. Trong quá trình hoạt động luôn khuyến khích trẻ giao tiếp thỏa thuận với bạn cùng chơi,biểu lộ mong muốn một cách thích hợp, biết giúp đỡ bạn trong khi chơi. 
Hình ảnh tổ chức sinh nhật cho trẻ
Tổ chức 1 số trò chơi :
Giúp trẻ biết lắng nghe người khác nói. Ví dụ: Hoạt động“ điện thoại bạn bè”: Cho 2 trẻ chơi gọi điện cho bạn ( 2 bạn ở gần nhau). Theo dõi quá trình trò chuyện của trẻ. Sau đó hỏi trẻ : Hai người cùng nói 1 lúc thì có nghe rõ điều gì không? Khi nào con nghe thấy tiếng bạn? Con cảm thấy thế nào khi nghe được, khi không nghe được?
	- Việc xác định chính xác các nội dung cơ bản cần dạy cho trẻ là rất cần thiết, giáo viên có xác định được nội dung để có biện pháp giáo dục phù hợp cho trẻ.
3.4.5. Hình thành kỹ năng lao động tự phục vụ 
Trẻ ở lứa tuổi MN còn rất vụng về, khi để trẻ tự xúc ăn có thể bố, mẹ hoặc cô giáo thấy trẻ lúng túng thì lại đút cho trẻ ăn để tránh rơi vãi, hoặc là khi đến lớp bố mẹ không để cho con cất giầy dép, cởi bớt áo khoác, cất ba lô mà lại làm giúp cho con. Vì thế giáo viên phải dạy cho trẻ tự cầm thìa xúc cơm ăn, tự mặc quần áo, ... lúc đầu có thể chưa quen nhưng dần dần trẻ sẽ thành thục trong việc tự phục vụ cho mình.
 Hình ảnh trẻ tự mặc áo Hình ảnh trẻ tự đi giầy
Hình ảnh trẻ xúc cơm
	Dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mọi lúc, mọi nơi và phải liên tục thông qua các hoạt động trong ngày. Khi tôi tiến hành dạy cho trẻ kỹ năng cởi , mặc quần áo. Ngoài tiết dạy tôi dạy trẻ khi năng thì hàng ngày khi thời tiết thay đổi tôi sẽ tôi hướng dẫn thêm cho trẻ để từ đó hình thành kỹ năng cho trẻ. Để các kỹ năng của trẻ thuần thục tôi còn phối hợp với cha mẹ của trẻ một cách chặt chẽ và kết nối thường xuyên với cha mẹ của trẻ.Thông qua các câu chuyện tôi dạy trẻ một số kỹ năng sống khác nhau mà còn rất dễ để trẻ nhớ và làm theo.
Giờ làm quen văn học
Khi dạy trẻ kỹ năng khi ăn, ngoài việc dạy trong giờ học thì việc quan tâm thường xuyên trong giờ ăn là điều hết sức cần thiết. Trước khi ăn tôi cho trẻ đọc thơ “ Giờ ăn”, trẻ sẽ nhớ được một số lưu ý khi ăn, trong khi ăn cô giáo quan tâm đến tư thế ngồi, cách cầm thìa cho trẻ. Trường tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động thăm quan, tiệc buffet cũng là dịp để cho trẻ có những trải nghiệm về các kỹ năng đã được cô dạy.
 Trẻ tham dự tiệc buffet Trẻ thực hành kỹ năng rót nước
Hình ảnh trẻ thực hành kỹ năng xúc không rơi vãi
3.5. Biện pháp 5: Lồng ghép hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong các ngày lễ, hội, tham quan, picnic.
Biện pháp này rất cần thiết để đảm bảo và giữ vững kết quả của các kỹ năng trước và duy trì thói quen, kỹ năng đã tiếp thu được, đồng thời củng cố sự bền vững cho những thói quen của trẻ. Để vân dụng biện pháp này trong giảng dạy giáo dục kỹ năng sống, giáo viên cần cho trể tập đi tập lại các kỹ năng thật nhiều lần để trẻ hình thành phản xạ có điều kiện với kỹ năng đó. Nhờ việc củng cố những biểu tượng kỹ năng này, trẻ sẽ có trong mình những kỹ năng cơ bản rất chắc chắn và có tính ứng dụng cao trong tương lai. Sau đó tổ chức cho trẻ tham gia kỹ năng mọi lúc, mọi nơi. 
Để cho trẻ tiếp xúc và làm quen với môi trường thiên nhiên ngay từ nhỏ giống như một cách giúp tăng sức đề kháng. Trải qua môi trường như thế trẻ mới được tôi luyện dần dần mà thích ứng. Những đứa trẻ khỏe mạnh, rắn rỏi, rất ít ốm và luôn thích hoạt động ngoài trời. Trẻ tập trồng hoa, trồng cây, làm quen với các vật nuôi, cùng nhau khám phá cuộc sống, hòa mình với thiên nhiên giúp trẻ có những kỹ năng tốt. Trong năm học vừa qua trường tôi tổ chức cho trẻ đi thăm quan tại nông trại giáo dục erahouse, ở đây trẻ thực sự trẻ được trải nghiệm các hoạt động kỹ năng tự phục vụ cho đến các kỹ năng lao động: trồng cây, cho dê ăn cỏỞ lớp chúng tôi tổ chức nhiều hoạt động trong các ngày lễ như : Bé tập làm nội trợ, bé khỏe bé ngoan, bé với an toàn giao thông các hoạt động đó giúp trẻ lớp tôi rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự tin, kỹ năng giao tiếp...
Hình ảnh trẻ thăm quan nông trại giáo dục Erahouse
 Hình ảnh trẻ trồng cây Hình ảnh trẻ chơi vợt cá
Hình ảnh trẻ trải nghiệm trò chơi pháo đất
ở nông trại giáo dục erahouse
 Hình ảnh trẻ tập gói bánh trưng Hình ảnh trẻ nặn bánh trôi
Qua mỗi hoạt động trẻ lớp tôi có tiến bộ rõ rệt và kỹ năng thuần thục hơn rất nhiều. Điều đó chứng tỏ hiệu quả của biện pháp lồng ghép dạy kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ thông qua các ngày lễ, thăm quan, pic níc.
3.6. Biện pháp 6: Phối kết hợp cùng phụ huynh giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
Kỹ năng thực hành cuộ sống không chỉ được rèn luyện ở trường là đủ mà trẻ phải được rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi. Do đó cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để cùng nâng cao kỹ năng cho trẻ.
Ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo nhà trường tôi đã tổ chức họp phụ huynh, thông qua nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và đề ra phương hướng để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường. Trong buổi họp phụ huynh tôi.  đã thông báo những kỹ năng cơ bản của lứa tuổi để phụ huynh biết. Vấn đề này đã được đưa ra trước cuộc họp, đã được phụ huynh đặc biệt quan tâm và thảo luận sôi nổi. Tôi trao đổi với phụ huynh về kiến thức, sự cần thiết phải nâng cao kỹ năng cho trẻ như thế nào. Tôi đề nghị các bậc phụ huynh cần quan tâm tìm hiểu cách dạy ở trường để tìm ra phương pháp hiệu quả kết hợp cùng nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ.
Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dậy trẻ tính tự lập từ bé.  Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự vệ , nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống. Điều đó được chứng minh rõ ràng từ thực tế. Chính vì vậy, cách bảo vệ trẻ tốt nhất  chính là dạy trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân. Việc dạy trẻ những kỹ năng đó phải là một quá trình . Nhiều phụ huynh cho rằng con mình còn quá bé để hiểu được những điều đó  cũng như nghĩ rằng trẻ mẫu giáo vẫn được sống trong sự bao bọc , bảo vệ tuyệt đối của bố mẹ. Những trên thực tế , không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên con khi có tình huống xấu. Thời gian gần đây, có nhiều trẻ em bị lạm dụng, xâm hại thủ phạm lại chính là người thân quen như  bạn bố mẹ, hàng xóm quen biết. Chính vì vậy, người lớn phải khéo léo, tế nhị kể cho con nghe những tình huống  xấu có thể gây hại cho bé và giúp con biết cần xử lý như thế nào. Cô giáo phối hợp cùng phụ huynh khéo léo dạy trẻ cách giữ gìn và bảo vệ các cơ quan , bộ phận trên cơ thể . Giúp trẻ chủ động , cảnh giác với tình huống khi có người quan  tâm thái quá đến cơ thể của trẻ. Dạy trẻ một số cách phản kháng và bảo vệ bản thân.  
Trong cuộc sống hàng ngày, nên dạy trẻ cách xử lý những tình huống bất trắc mà trẻ có thể gặp phải dưới hình thức trò chuyện, tạo tình huống, gợi mở giúp trẻ tìm ra cách giải quyết. Không áp đặt , cấm đoán trẻ .Thay vì “ Con không được làm thế này, thế kia “ thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào ?
Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các  tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán,  biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết . Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp . Dần hình thành cho trẻ  những kinh nghiệm, những kỹ năng biết  bảo vệ mình trong cuộc sống sau này.
 Tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu rằng : Giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống  là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự  lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ trẻ . Nội dung giáo dục phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ . Trẻ cần có điều kiện để cọ sát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành và áp dụng.Bên cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc thống nhất phương pháp giáo dục trẻ:
        - Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ.
        - Tôn trọng ý kiến của trẻ , không áp đặt ý kiến của mình .
        - Không nói dài và nói nhiều , không đưa lời giải đáp có sẵn mà hãy đưa câu hỏi để trẻ tự tìm tòi.
       - Không vội vàng phê phán đúng -  sai mà kiên trì giúp trẻ  biết tranh luận và có thể đưa ra kết luận của mình.
Trong  các giờ đón trả trẻ, bản thân tôi luôn trao đổi với phụ huynh về các kỹ năng của trẻ cũng như các vấn đề phát triển khác về thẩm mỹ, ngôn ngữ của trẻ là rất cần thiết
Kết quả: Các cô giáo ở lớp đã tạo được niềm tin với phụ huynh, phụ huynh rất tin tưởng khi đưa con tới lớp, cùng phối hợp với giáo viên trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Tôi cũng đã làm tốt công tác tuyên truyền tới từng phụ huynh về vấn đề dạy kỹ năng cho trẻ. Phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ, quyên góp nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các giờ học giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống.
4. Kết quả đạt được
	Sau một khoảng thời gian tiến hành các biện pháp trên kết quả đạt được như sau:
Bảng khảo sát cuối năm
Các kỹ năng sống
Tổng hs
Tốt
Khá
TB
Yếu
1.Kỹ năng tự tin
40
30
9
1
0
2.Kỹ năng hợp tác
40
28
15
2
0
3.Kỹ năng tự nhận thức bản thân
40
36
4
0
0
4.Kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội
40
33
7
0
0
5.Kỹ năng tự phục vụ
40
35
5
0
0
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận 
Thông qua việc áp dụng ‘‘Một số biện pháp giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 -4 tuổi” tôi thấy các cháu lớp tôi đã tiến bộ nên rất nhiều, mạnh dạn tự tin ,tự chủ, tự lập, biết xử lý một số tình huống trong cuộc sống.
2. Bài học kinh nghiệm 
 - Trải qua quá trình thực hiện sử dụng một số biện pháp và hình thức phát triển tính tích cực, chủ động, tự lập trong giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống tôi rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân:
+ Trước hết phải lập kế hoạch tổ chức các bài dạy kỹ năng thực hành cuộc sống.
+ Khi có kế hoạch rồi phải thống nhất với các giáo viên trong lớp về nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động cho phù hợp
+ Sau khi thống nhất với các giáo viên ở lớp cùng nhau xây dựng góc kỹ năng thực hành cuộc sống.
+ Để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống cần có sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.
+ Khi tổ chức các giờ học giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống, cần có những hình thức phong phú và đa dạng, lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động
+ Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí trẻ khi tổ chức các hoạt động kỹ năng sống cần khuyến khích tính tích cực, tự giác ở trẻ.
+ Để giờ học của trẻ không mệt mỏi, uể oải cần đưa yếu tố âm nhạc, trò chơi.
+ Hoạt động giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống giáo viên cần cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi
+ Vận động mang yếu tố thi đua để từ đó trẻ cố gắng vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ giao lưu với các trẻ ở lớp khác trong khối.
Tôi xin trân trọng cảm ơn! 
Hà Nội, ngày 15 tháng 03năm 2018
PHẦN IV - TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non - Ths. Lương Thị Bình - Trung tâm nghiên cứu GDMN - Viện khoa học giáo dục Việt Nam
2. Các hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non - Ths Lương Thị Bình - Phan Lan Anh.
3. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm no - PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - TS. Đinh Thị Kim Thoa. Ths. Phan Thị Thảo Hương.
4. Bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống - Nguyễn Thị Thuỳ Linh - Đỗ Thị Cẩm Nhung.
5. Giáo dục tích hợp ở bậc học Mầm non - PGS.TS. Nguyễn Thị Hoà.
6. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Mầm non - Nguyễn Ánh Tuyết - Lê Thị Kim Anh - Đinh Văn Vang.
7. Chương trình giáo dục mầm non - NXB Giáo dục Việt nam.