Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

ộc trẻ phải thảo luận với nhau, hợp tác mới hoàn thành bài tập. và trong giờ học nào tôi cũng sưu tầm những đồ dùng sáng tạo. 
 Thông qua chủ đề gia đình tôi cho trẻ chia sẻ những thông tin về gia đình,
cho trẻ kể về những thành viên trong gia đình mình, những việc mà trẻ thường làm ở nhà, qua đó giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, lắng nghe người khác nói, nói rõ ràng để bạn hiểu.
3.3.2. Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động vui chơi.
 - Như chúng ta đã biết ở trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo, thông qua hoạt động này bộc lộ rõ nét những hành vi tốt và không tốt. Vì vậy tôi luôn uốn nắn và sử sai ngay cho trẻ trong khi chơi đặc biệt qua các trò chơi ở góc phân vai.
 Ví dụ: Qua góc chơi “bán hàng” thông qua trò chơi này ngoài việc trẻ hiểu được công việc của người bán hàng và mua hàng trẻ còn phải biết thưa gửi lễ phép. Giai đoạn đầu trẻ còn chưa mạnh dạn trong khi chơi, tôi nhập vai làm người bán hàng khi cháu mua hàng tôi chủ động hỏi trẻ “ Bác ơi bác mua thứ gì nào? Trẻ nói mua rau – trả tiền nè. Tôi phải sửa ngay cho trẻ. Khi mua hàng con phải hỏi bác ơi bao nhiêu tiền một mớ rau, bán cho tôi một mớ ạ, nếu trẻ đã biết thưa gửi lễ phép tôi sẽ gắn cho trẻ một bông hoa vào áo và cuối ngày nhận xét trước lớp. Với hình thức này các cháu rất thích. 
- Hay thông qua góc chơi “trọng tâm là” tạo hình: Tôi thường xuyên sưu tầm những đồ dùng, những phế liệu, những lá cây khô, dây trang kim, nhũ màu, màu nước Để trẻ tự tạo nên những bức tranh, những con vật. Từ đó trẻ có những kỹ năng cầm kéo và cắt khóe léo, kỹ năng tô màu, kỹ năng vẽ, kỹ năng phân công công việc cho bạn trong nhóm mình. 
Ví dụ: Bạn tô màu này, tôi cắt hoặc xé cái kia
Hình ảnh: Các con chơi hoạt động góc ở góc tạo hình
- Thông qua hoạt động vui chơi: Tôi đưa kỹ năng sống hợp tác cho trẻ: Ở độ tuổi này trẻ bắt đầu quan tâm đến bạn trong nhóm. Tình bạn ổn định bắt đầu 
nảy sinh. Chúng sẵn sàng chia sẻ với bạn và tình bạn trở nên quan trọng với trẻ.
 Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. Ở kỹ năng này tôi sử dụng trò chơi để dạy trẻ: 
 Ví dụ: Ở trò chơi đóng vai. Với góc chơi xây dựng trong chủ đề “Giao thông” trong khi xây dựng thì tất cả trẻ trong nhóm phải cùng nhau thảo luận, phân công công việc cho nhau và cùng làm công việc được giao cuối cùng trẻ hoàn thành công trình đã xây dựng. Đó là một cách hợp tác cùng làm việc
 Hình ảnh: Các con xây dựng “Ngã tư đường phố”
 Ví dụ: Trong góc chơi học tập. 
- Mỗi trẻ sẽ được phân công theo nhóm để nhận nhiệm vụ: bạn nào đồ chữ, bạn 
nào xếp chữ bằng hột hạt, bạn nào học thẻ số, thẻ chữ.Từ đó trẻ sẽ học và làm việc cùng nhau theo nhóm và biết tuân thủ theo mệnh lệnh của nhóm trưởng.
Hình ảnh: Trẻ làm việc theo nhóm thông qua góc chơi học tập
 - Với hoạt động này tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như: Cô giáo, bác sỹ, xây dựng doanh trại, xây dựng ngã tư đường phốCác trò chơi đóng kịch, Cây tre trăm đốt, hai anh em, quả bầu tiênThông qua đó để giáo dục những kỹ năng sống cho trẻ, bởi trong các trò chơi xã hội này trẻ sẽ được hình thành và phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo.
3.3.3. Giáo dục kỹ năng sống qua góc thực hành kỹ năng sống cho trẻ.
 Ngoài ra tôi còn xây dựng góc thực hành kỹ năng sống cho trẻ chơi thường xuyên như: Cách đóng mở cửa, lấy và uống nước, cách gắp bằng các loại kẹp, quét rác trên sàn, cách rót nước bằng bình lọ miệng tròn to, cách sâu dây qua các đối tượng có khuyết nhỏ, cách đan nong mốt{ 5 nan}, cách tự tết tóc cho mình, cho bạn.
 Hình ảnh : Trẻ tết tóc cho bạn và chơi góc thực hành kỹ năng sống
 - Đây là cơ hội tốt nhất để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy tôi đã thường xuyên tổ chức cho trẻ các trò chơi mang tính lành mạnh để trẻ được tham gia học tập và vui chơi.
3.4. Biện Pháp 4: Giáo dục trẻ kỹ năng sống thông qua các hoạt động khác trong ngày.
 - Ngoài hoạt động chung, hoạt động vui chơi ra tôi còn hướng dẫn dạy trẻ kỹ năng sống thông qua các hoạt động khác như: 
 - Trong giờ đón trả trẻ: Tôi cùng các giáo viên khác trò chuyện với trẻ, giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự cất giầy dép, ba lô đúng nơi quy định ngoài ra tôi còn dạy trẻ biết chào hỏi, biết nói lời xin lỗi, biết nói cảm ơi, không nói leo khi người khác nói, không tự tiện lấy đồ và sử dụng đồ của người khác
Hình ảnh: Các con lớp 5TA1đã có kỹ năng cất ba lô, giầy dép
 - Trong giờ thể dục sáng: Dưới sân trường tôi kết hợp kỹ năng đi lên, xuống cầu thang cho trẻ đi đúng theo bước chân, chân nào trước, chân nào sau, đi theo hàng lối, không chen lấn xô đẩy bạn
Hình ảnh: Kỹ năng đi cầu thang khi lên xuống sân trường thể dục sáng.
 - Trong giờ vệ sinh: Tôi dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ như: Rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng, cách trải tóc, cách gấp quần áo và đi vệ sinh đúng nơi quy định
Hình ảnh: Trẻ tự gấp quần áo, trẻ rửa tay trong giờ vệ sinh
 - Trong giờ ăn cũng vậy tôi cùng các giáo viên khác dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ những kỹ năng tự lao động phục vụ, rèn tính tự lập như Biết tự đi lấy bát thìa theo số lượng của tổ mình và biết được lần lượt ngày trực nhật của mình theo tổ, khi ăn, biết ăn uống lịch sự, không nói chuyện trong khi ăn, và chỉ ăn uống tại bàn ăn của mình, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, biết ăn hết xuất, không làm rơi vãi khi ăn, khi ăn nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, biết tự dọn, cất bát thìa đúng nơi quy định, biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn không làm ảnh hưởng đến người khác. Ngoài ra trước những giờ ăn tôi thường lồng ghép các bài hát, bài thơ “Giờ ăn, và bài thơ “Bé ơi nhớ nhé” do tôi tự sáng tác: Dạy lồng ghép kỹ năng vệ sinh và giờ ăn cho trẻ.
 Bé ơi nhớ nhé 	 Có hạt cơm rơi
 Hễ đến giờ ăn 	Bé nhặt vào đĩa
 Rửa tay cho sạch	Rồi lau vào khăn
 Nếu mà tay bẩn	Bạn nào ăn nhanh
 Không vệ sinh đâu	Được cô khen đấy
 Bé nhớ ăn rau 	Khi mà đứng dậy
 Cho người khỏe mạnh	Kê ghế sát tường
 Ăn thịt, ăn cá	Là một bé ngoan 
 Bé lớn nhanh hơn	Bé ơi nhớ nhé 
 Khi ngồi xúc cơm 
 Cầm thìa tay phải 
Hình ảnh: Các con tự phục vụ trong giờ ăn
 -Trong giờ hoạt động ngoài trời: Tôi đưa kỹ năng sống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. 
 Ví dụ: Cô tổ chức cho 2 đội chơi trò chơi “Kéo co” ở trò chơi này cháu thực hiện đúng luật chơi. Mỗi đội luôn tự tin mình sẽ chiến thắng và tìm mọi cách động viên khích lệ trong nhóm cố gắng có ý chí vươn lên.
 Hình ảnh: Trẻ chơi kéo co trong giờ hoạt động ngoài trời lớp 5TA1.
3.5. Biện pháp 5: Dạy kỹ năng đơn giản cho trẻ tự kỉ.
 - Đầu năm 2015 – 2016 khi nhà trường giao lớp với sĩ số là 27 trẻ trong đó có 1 cháu bị tự kỷ nặng đó là cháu “ Bùi Quý Khoa” khi nhận cháu vào lớp cháu hoàn toàn không biết gì về nhận thức, giao tiếp, ngôn ngữ.Đó quả là một khó khăn của lớp và qua sự quan tâm chăm sóc cháu một thời gian, đầu năm học, tôi và các đồng chí giáo viên trong lớp đã dần hiểu được những thói quen,ăn, ngủ, vệ sinh Từ đó tôi đã quyết định đưa ra rèn một số kỹ năng và thói quen đơn giản cho cháu
 - Thứ nhất: Tôi làm một cử chỉ, một tình huống nhiều lần ví dụ hướng dẫn trẻ đi lấy ghế tôi chỉ đây là ghế con bê ghế vào bàn và ngồi ăn cơm đồng thời đưa tay trẻ đặt vào ghế để trẻ bê và dẫn trẻ vào bàn ăn, bằng hình thức đó tôi thường xuyên hướng dẫn trẻ cách bê ghế được lặp đi lặp lại nhiều lần trong mọi hoạt động khác nhau, dần trẻ đã hiểu được mệnh lệnh khi tôi sai trẻ đi kê ghế ngồi vào bàn và cất nghế.
 - Thứ hai: Khi ở nhà trẻ không tự xúc cơm ăn và đến lớp cũng vậy. Tôi dạy trẻ kỹ năng cầm thìa, đầu tiên trẻ không biết cách cầm thìa và không thể cầm thìa và xúc được tôi cầm mấy đầu ngón tay của trẻ nắm vào thìa, lúc đầu tôi cứ buông tay ra là trẻ lại rơi thìa nhưng với tình yêu và lòng kiên trì của tôi và những giáo viên cùng lớp dần dần trẻ đã biết cách cầm thìa và đã biết tự xúc cơm ăn.
 Hình ảnh: Cháu Bùi Quý Khoa đã biết tự xúc ăn
 - Thứ ba: Tôi dạy trẻ bằng các cử chỉ vào các công việc hàng ngày.
 Ví dụ : Gật đầu khi bạn nói lại đây dần dần sử dụng các cử chỉ này vào các thời điểm khác nhau, vị trí khác nhau và từng lần một theo cách trên.
 - Thứ 4: Tôi và các giáo viên khác thường chơi với trẻ và trò chơi tôi thấy hiệu quả nhất đó là trò chơi tung bóng cho cháu tung lại. lúc đầu khi tung bóng cho cháu mắt cháu nhíu lại sợ và tránh bóng và tôi đã cầm tay cháu rồi tung lại cho cô giáo cứ như vậy chơi đi chơi lại nhiều lần trẻ đã biết tự tung lại cho cô và từ đó tôi lại đổi vị trí cho bạn khác tung lúc đầu cháu không tung lại cho bạn 
nhưng dưới sự chỉ dẫn nhẹ nhàng của cô giáo “ Khoa ơi con phải cùng chơi với các bạn mới ngoan con nhé” cứ như vậy trẻ đã có phản hồi lại cho bạn của mình
 Hình ảnh: Cháu Quý Khoa đang chơi tung bóng cùng cô giáo.
- Thứ năm: Hướng dẫn trẻ đi về sinh đúng nơi quy định. Như thói quen ở nhà cháu và qua một thời gian tìm hiểu quan sát tôi thấy cháu cứ bậy ra bất cứ chỗ nào và ở nơi đâu mà cháu thích, nhất là những chỗ có xô, chậu là cháu bậy ra luônNhận thấy những thói quen khi cháu đi vệ sinh 
Ví dụ: Lúc cháu chuẩn bị đi vệ sinh là cháu kêu gào, khóc lóc và chạy quanh khắp lớp, cứ mỗi lần như vậy tôi hiểu thói quen của trẻ và dẫn trẻ đi vệ sinh đúng vào nơi qui định, nhiều lần như vậy cháu đã biết tự đi vệ sinh và không còn đi bậy nữa. Ngoài những hình thức đó tôi dạy kỹ năng cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi khi thể dục sáng tôi cho trẻ cùng khênh rổ bóng, gậy thể dục khi đi xuống sân trường và đi lên lớp. Vì vậy cháu “ Bùi Quý Khoa” đã có những tiến bộ rõ dệt cháu không còn kêu khóc khi các bạn học hát, hay nói to trong khi chơi nữa, Cháu đã hiểu được một số mệnh lệnh đơn giản của cô giáo khi yêu cầu cháu làm một việc gì đó?
3.6. Biện pháp 6: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đưa vào các chủ đề.
 Để dạy kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả ngay từ đầu năm tôi đã phối hợp với giáo viên trên nhóm lớp xây dựng kế hoạch và thống nhất đưa vào các chủ đề, các hoạt động ở lớp, tùy thuộc vào từng chủ đề, từng thời điểm để lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống để dạy trẻ cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao.
* Ví dụ:
 * Ở chủ đề: “Trường mầm non” Tôi đã lựa chọn kỹ năng giao tiếp như: Chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, lễ phép với người lớn, tôn trọng bạn bè, vui vẻ thân thiện, lắng nghe ý kiến, chia sẻ thông tin, hòa thuận với các bạn, giúp đỡ bạn khi cần thiết, cùng bạn hoàn thành công việc
 * Chủ đề gia đình: Tôi dạy trẻ những kỹ năng ứng sử phù hợp với những người gần gũi xung quanh: Lễ phép với người lớn, quan tâm nhường nhịn em nhỏ, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức, biết trò chuyện lễ phép, thân mật, chơi vui vẻ với bạn, không quậy phá làm ồn, nhận biết và thể hiện cảm xúc, chia sẻ đồng cảm
 - Ngoài ra ở nhánh bản thân tôi lựa chọn kỹ năng tự phục vụ như: Tự mặc, cởi quần áo, cách sử dụng nhà vệ sinh đúng cách, vệ sinh cá nhân, cách ăn uống, mặc quần áo phù hợp với thời tiết, sống gọn gàng ngăn nắp. biết bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm, không chơi những nơi mất vệ sinh, không nhận quà người lạ khi chưa được người thân cho phép, biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết một số thông tin về bản thân như, tên, tuổi, sở thích và sử dụng lời nói rõ 
ràng, mạch lạc để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu của bản thân.
 * Ở chủ đề: “Nghề nghiệp” Ở chủ đề này tôi thường lồng ghép các bài thơ câu đố để trẻ hiểu ý nghĩa của các nghề từ đó trẻ biết tuân thủ sự phân công, phối hợp với bạn bè để hoàn thành công việc chung, khả năng sáng tạo, diễn tả ý tưởng, kỹ năng sử lý tình huống.
 Ví dụ: Khi tổ chức một tiết học âm nhạc với bài dạy vận động múa minh họa cho bài hát “ Chú bộ đội” tôi tổ chức cho trẻ dưới hình thức làm đồ dùng minh họa cho bài hát như súng để vác trên vai như chú bộ đội, mũ tai bèo để trẻ đội
Từ đó trẻ có ước mơ về nghề trong tương lai, yêu thích các nghề của bố mẹ.
Hình ảnh: Các con mặc trang phục, vận động múa minh họa bài “ Chú bộ đội”
*Chủ đề: “ phương tiện giao thông” Dạy trẻ kỹ năng tuân thủ một số quy định giao thông khi đi trên đường, những hành vi văn hóa nơi công cộng như: Đi nhẹ, nói khẽ, không chen lấn xô đẩy nhau
 * Chủ đề: “Tết và mùa xuân” Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp , lịch sự, lễ phép, yêu thiên nhiên, trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường.
 * Chủ đề: “ Quê hương - đất nước” Dạy trẻ kính yêu Bác Hồ, quan tâm đến những di tích lịch sử, địa danh, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước, giữ gìn bảo vệ môi trường.
3.7. Biện pháp 7. Tuyên truyền, phối kết hợp với các bậc phụ huynh cùng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 * Hiểu rõ được vai trò của các bậc phụ huynh cũng góp phần không nhỏ trong việc giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm khi tổ chức họp phụ huynh tôi đã đưa sáng kiến và ý tưởng về ý nghĩa giáo dục kỹ năng sống của mình áp dụng vào trẻ. Và thống nhất với các phụ huynh về những biện pháp giáo dục ở nhà và khi họp phụ huynh giữa năm tôi đã nêu tiêu chí nào trẻ đã thực hiện được và làm được hay chưa làm được, còn những tiêu chí nào chưa làm được tôi nêu ra cuộc họp để cùng bàn luận và cùng uốn nắn trẻ ngay và kịp thời. Đặc biệt những phụ huynh ít quan tâm đến con cái, tôi tìm cách để gặp và trao đổi về thành tích học tập của cháu ở lớp và đồng thời hỏi thăm về nề nếp sinh hoạt, sở thíchcủa cháu ở nhà. Với việc làm kiên trì đó tôi đã tác động việc học của cháu ở lớp cũng như việc rèn nề nếp ở nhà, vì tôi thấy rằng một số trẻ có khó khăn trong việc kết bạn hoặc chia sẻ với bạn trong nhóm lớp lại có thể hình thành mối liên kết thân thiết mới trong môi trường gia đình của trẻ. Chính vì vậy cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc bằng cách tạo các mối liên kết bạn bè tại gia đình, cha mẹ không nên bực bội khi trẻ đi chơi với bạn khác và tham gia các buổi 
Ví dụ: Một số kỹ năng phối hợp cùng cô giáo dạy trẻ kỹ năng cất dép, kỹ năng cất quần áo. Vậy muốn trẻ làm tốt được những kỹ năng này tôi phối hợp với phụ huynh hướng dẫn và quan sát trẻ khi con ở nhà. Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên và năng khiếu bẩm sinh của trẻ bên cạnh đó cha mẹ cần dạy trẻ từ từ để trẻ hiểu và cha mẹ chính là tấm gương sáng để trẻ noi theo
 Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt kết quả tốt thì phải biết kết hợp hài hòa các biện pháp trên và không thể thiếu một trong những biện pháp đó. Bên cạnh đó là ý thức trách nhiệm và tình yêu thương của cô giáo đối với trẻ.
4.Kết quả đạt được.
 Như vậy, qua một năm đi sâu và thực hiện nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả và tiến hành đề tài một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi tôi đã tìm ra những biện pháp tích cực phù hợp để nâng việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và điều đó đã cho được những kết quả sau. 
4. 1.Về phía giáo viên.
 - Tự tin, sáng tạo hơn trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo uy tín tiềm năng đối với phụ huynh và với trẻ, được phụ huynh tín nhiệm.
- Mạnh dạn giám nghĩ, giám làm, khắc phục mọi khó khăn để giúp trẻ có được những kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ. 
4.2. Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua bảng thông tin dành cho phụ huynh, bảng đánh giá trẻ ở lớp
- Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đã gần gũi thường xuyên chia sẻ với con hơn, ít la mắng trẻ, phân việc cho trẻ, hướng dẫn trẻ tự làm những công việc phục vụ bản thân như: Trẻ tự đeo ba lô, tự vào lớp...
- Cha mẹ cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được và đã có sự quan tâm bằng việc ủng hộ giáo viên những nguyên vật liệu để giáo viên và trẻ làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ ở lớp...
4.3. Về phía trẻ.
- 26/27 trẻ đạt 96,3% trẻ đều được cô giáo và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích, khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo, năng động, mạnh dạn, tự tin.
- 26/ 27 trẻ đạt 96,3% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập, nhận thức, kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông qua các hoạt 
động hàng ngày trong cuộc sống của trẻ.
- 26/27 trẻ đạt 96,3% trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội, kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp, chung 
sống hòa bình, và tuyệt đối không sảy ra xúc phạm và bạo hành trẻ
- 100% trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo.
- Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần từ 90% trở lên và ít gặp khó khăn khi đến lớp, có kỹ năng lao động tự phục vụ, trực nhật, sắp xếp bàn ăn, tự chuẩn bị khăn và số lượng bát trong nhóm...Biết trải bạt, kê bàn, trải chiếu, gấp chăn...
- 24/27 trẻ đạt 88,9% trẻ luôn có kết quả tốt trong học tập thông qua bảng đánh giá ở lớp sau mỗi giai đoạn và cuối độ tuổi, qua kểm tra đánh giá chất lượng sau mỗi tiêu chí, đối với trẻ như sau.
2. Bảng kết quả so sánh có đối chứng.
Mức độ nội dung khảo sát
Đầu năm
Cuối năm
Số trẻ/ Tổng số
Tỷ lệ
%
Số trẻ/
Tổng số
Tỷ lệ %
1.Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi
10/27
37%
26/27
96,3%
2. Kỹ năng tự lập, tự phục vụ.
8/27
29,6%
26/27
96,3%
2.Kỹ năng hợp tác, hoạt động theo nhóm
5/27
18,5%
24/27
88,9%
4. Trẻ mạnh dạn tự tin
5/27
18,5%
25/27
92,5%
5. Kỹ năng nhận thức
10/27
37%
24
88,9%
6. Kỹ năng vận động
10/27
37%
26
96,3%
7. Kỹ năng thích nghi
8/27
30%
23
85,2%
8. Kỹ năng vệ sinh 
9/27
33%
26
96,3%
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
 	Tóm lại qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 6 - 5 tuổi” lớp 5 tuổi A1 trường Mầm non Kim Thư- Huyện Thanh Oai- TP Hà Nội” Với những biện pháp nêu trên đã giúp tôi xác định được rõ mục tiêu và tầm quan trọng, giúp tôi có phương pháp tốt hơn, sáng tạo hơn, tích cực hơn, hứng thú hơn khi tham gia học tập, rèn luyện. Cũng từ đó tư duy sáng tạo của các cháu được phát triển một cách toàn diện hơn. 
 Cụ thể bằng những biện pháp sau:
 + Biện pháp 1: Tìm tòi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp.
 + Biện pháp 2: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
 + Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày.
 + Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động khác trong ngày.
 + Biện pháp 5: Dạy kỹ năng đơn giản cho trẻ tự kỷ.
 + Biện pháp 6: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đưa vào các chủ đề.
 + Biện pháp 7: Tuyên truyền phối kết hợp với các bậc phụ huynh cùng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
2. Khuyến nghị. 
 - Qua một năm thực hiện đề tài tôi xin đóng góp một số ý kiến như sau:
 - Để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tôi mong được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp giúp đỡ tôi về chuyên môn cũng như tạo điều kiện để tôi được học hỏi kinh nghiệm của trường bạn.
- Đối với nhà trường:
	+ Mua sắm thêm đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị học tập và vui chơi cho cô và trẻ.
	+ Mua thêm giá đồ chơi cho trẻ.
- Đối với Phòng giáo dục:
 + Thường xuyên xây dựng kiến tập dự giờ chuyên đề kỹ năng sống{kỹ năng tự phục vụ} để tạo điều kiện cho giáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa.
Trên đây là “một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi” của tôi, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để tôi ngày càng thực hiện đề tài được tốt hơn.
 Xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị.
Kim Thư, ngày 6 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan SKKN do tôi viết, không sao chép.Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả.
 Nguyễn Thị Thủy
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
Chủ tịch hội đồng
(ký tên, đóng dấu)
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN
Chủ tịch hội đồng
(ký tên, đóng dấu)