Sản phẩm du lịch là gì? Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch

4.7/5 – (9 bình chọn)

Khi đi du lịch, tất cả chúng ta đều mong muốn được trải nghiệm trong một môi trường nhiều sản phẩm thật tốt, đáp ứng nhu cầu và phù hợp về sở thích, hay cả những trải nghiệm khó quên nhất. Một cách tổng quát đó chính là sản phẩm du lịch. Để hiểu sâu hơn về sản phẩm du lịch là gì và những yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch, bạn hãy cùng Luận Văn Việt đi sâu vào tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

hinh-anh-san-pham-du-lich-la-gi-1hinh-anh-san-pham-du-lich-la-gi-1

1. Khái niệm sản phẩm du lịch là gì?

  • Theo định nghĩa của Luật du lịch năm 2005 của Việt Nam: 

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. 

Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những giá trị về vật chất lẫn tinh thần của một quốc gia, một địa phương, một cơ sở nào đó mà du khách đến hưởng thụ và trả tiền. Sản phẩm du lịch bao gồm sản phẩm vật thể và phi vật thể, sản phẩm tự nhiên và nhân tạo.

  • Theo góc nhìn của kinh tế hiện đại: 

Sản phẩm du lịch là những sản phẩm vô hình và hữu hình đáp ứng mọi nhu cầu của con người trong chuyến đi du lịch đó. Sản phẩm du lịch rất đa dạng và phong phú, luôn đổi mới để phù hợp với nhu cầu của khách du lịch và phù hợp với yêu cầu của địa phương gắn liền với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

2. Phân loại sản phẩm du lịch

Phân loại sản phẩm du lịch là gì? Đó là tất cả những dạng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, đó có thể là sản phẩm đơn lẻ hoặc tổng hợp do một hay nhiều đơn vị cung ứng.

  • Sản phẩm đơn lẻ: Các sản phẩm chỉ được sử dụng để cung ứng nhằm thỏa mãn một nhu cầu cụ thể của khách hàng. Ví dụ: Dịch vụ thuê xe tự lái, dịch vụ vận chuyển hàng hóa,…

  • Sản phẩm tổng hợp: Là sản phẩm phải thỏa mãn đồng thời một nhóm nhu cầu – mong muốn của khách du lịch. Ví dụ: Dịch vụ tour du lịch trọn gói nhiều dịch vụ đơn lẻ khác như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí,…

hinh-anh-san-pham-du-lich-la-gi-2hinh-anh-san-pham-du-lich-la-gi-2

3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch thường có các đặc điểm sau:

  • Tính vô hình

Sản phẩm du lịch không tồn tại dưới dạng vật chất, do đó không thể sờ, thử và khó kiểm tra chất lượng trước khi mua hay quyết định sử dụng. Vì thế nên để đánh giá chất lượng sản phẩm, khách du lịch thường đánh giá thông qua địa điểm, người phục vụ, trang thiết bị, thông tin được cung cấp,…

Sản phẩm du lịch cũng dễ dàng bị sao chép, bắt chước vì thường không đăng ký bản quyền, hoặc để sản phẩm du lịch phong phú và khác lạ, các chủ doanh nghiệp du lịch thường tổng hợp, sao chép kết hợp.

  • Tính không tách rời

Các sản phẩm du lịch được phục vụ và sử dụng gần như diễn ra đồng thời trong một khoảng thời gian và không gian.

  • Không chuyển giao sở hữu, sử dụng

Trải nghiệm sản phẩm du lịch chỉ thực hiện quyền sử dụng mà không thực hiện quyền sở hữu, nên trong một số trường hợp khi sử dụng sẽ bị mất đi giá trị trải nghiệm bản thân, và khó sang tên đổi chủ.

  • Tính không đồng nhất

Do tính vô hình nên sản phẩm du lịch thường có chất lượng không lặp lại. Vì không thể kiểm tra sản phẩm du lịch trước khi mua nên chúng thường không đồng nhất về chất lượng, tùy theo cảm nhận của từng khách hàng. Dịch vụ du lịch kinh doanh dựa trên trải nghiệm của khách hàng, do đó chỉ khi sản phẩm được tiêu dùng mới cảm nhận được. 

hinh-anh-san-pham-du-lich-la-gi-3hinh-anh-san-pham-du-lich-la-gi-3

  • Tính mau hỏng và không dự trữ được

Để một sản phẩm du lịch được hoàn hảo và đáp ứng đúng thị hiếu của khách hàng, đòi hỏi ở sau đó là một sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Các công ty lữ hành phải đặt trước các dịch vụ vận chuyển, ăn uống, lưu trú,… và không thể để tồn kho vì nếu để qua ngày sản phẩm không sử dụng được sẽ mất.

Cung bị thụ động so với sự biến động của nhu cầu. Trường hợp khách hàng không có nhu cầu đi du lịch, không trải nghiệm sản phẩm thì những sản phẩm du lịch ấy sẽ không tiêu thụ được.

4. Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch là gì?

Điểm đến du lịch

Hiện nay có nhiều loại điểm đến du lịch thu hút khách như điểm đến tự nhiên, điểm đến nhân tạo,… và tất cả đều có điểm hấp dẫn thu hút riêng. Các điểm đến du lịch đặc biệt tạo nên sản phẩm du lịch hoàn chỉnh.

  • Các điểm đến du lịch tự nhiên như: Biển, núi, hồ, thung lũng, sông, rừng,…

  • Các điểm đến nhân tạo: bao gồm các điểm du lịch văn hóa (múa rối, nghi lễ truyền thống, nghi lễ,…)

Dịch vụ vận chuyển

Là một trong những thành phần cơ bản của sản phẩm du lịch. Bao gồm các phương tiện đưa đón khách đến thăm quan các điểm du lịch bằng phương tiện giao thông hiện nay (ô tô, xe máy, máy bay, thuyền, xe đạp,…) thể hiện qua tuyến du lịch và tần suất.

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

Là thành phần chính giúp cấu thành nên sản phẩm du lịch. Nó bao gồm các dịch vụ nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người đi du lịch (khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng,…)

hinh-anh-san-pham-du-lich-la-gi-4hinh-anh-san-pham-du-lich-la-gi-4

Giá cả

Mức giá là một trong những yếu tố quan trọng trong lựa chọn sản phẩm du lịch, bởi đây là những thông số được sử dụng giúp khách hàng dễ dàng so sánh các sản phẩm du lịch khác nhau.

5. Lưu ý để có một sản phẩm du lịch chất lượng

  • Xây dựng chuẩn mực chung

Các chuẩn mực chung về quy mô tổ chức, mục tiêu kinh doanh nếu có quá nhiều sự khác biệt và chất lượng không đồng đều sẽ ảnh hưởng đến toàn doanh nghiệp. Do đó, cần xây dựng “tính chuyên nghiệp và độ tin cậy” ngay từ đầu để đáp ứng đủ sự thỏa mãn của khách hàng.

  • Đa dạng loại hình sản phẩm du lịch

Đầu tư nghiên cứu thiết kế các chương trình du lịch hấp dẫn và mang tính sáng tạo là vô cùng cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Khai thác tối đa sự khác biệt để làm mới sản phẩm, gia tăng chất lượng dịch vụ và sức hấp dẫn du khách. 

Đồng thời, cần tăng cường hợp tác giữa các chủ thể tham gia hoạt động, tối đa khả năng, nguồn lực để đầu tư làm phong phú và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại điểm đến, góp phần duy trì tính bền vững của điểm du lịch. 

  • Tăng cường công tác quảng bá tuyên truyền

Bên cạnh những phương tiện truyền thông hiện đại đang được áp dụng phổ biến rộng rãi như các trang mạng xã hội, website, internet… thì những công cụ marketing truyền thống vẫn đem lại hiệu quả cao (các ấn phẩm mang tính quảng cáo, kênh TV, báo chí in…). Sử dụng một cách hợp lý các phương thức truyền thông này sẽ giúp quảng bá thương hiệu rộng rãi và có sự thống nhất cao.

hinh-anh-san-pham-du-lich-la-gi-5hinh-anh-san-pham-du-lich-la-gi-5

  • Nghiên cứu đặc điểm, tâm lý của du khách

Theo Zeithaml, chuyên gia kinh tế, để có thể đưa ra chiến lược xác thực và hiệu quả nhằm thu hút khách hàng cũng như khách du lịch quay trở lại một điểm đến, cần phải nghiên cứu đặc điểm, tâm lý của các phân khúc khách hàng một cách chính xác. Từ đó, vạch ra những chính sách thiết thực áp dụng đối với từng đối tượng du khách riêng, cũng như thị trường mục tiêu.

>>>Tìm hiểu ngay khái niệm khách du lịch là gì cũng như những nghiên cứu thống kê về đặc điểm, tâm lý của khách du lịch.

Với những chia sẻ về sản phẩm du lịch là gì ở trên, Luận Văn Việt hy vọng rằng đã giúp bạn có thêm thật nhiều kiến thức và góc nhìn về du lịch hiện nay ở Việt Nam. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0915 686 999 hoặc qua email: [email protected]

Xin cảm ơn và hẹn gặp lại trong bài viết sau!

5/5

(1 Review)

Hình ảnh tác giả Luận Văn Việt groupHình ảnh tác giả Luận Văn Việt group

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.
Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!