Sản phẩm bão hòa: Các chiến lược kinh doanh giúp “vượt sóng”

Chu kỳ sống của sản phẩm chính là quy luật chung của thị trường, mọi sản phẩm sẽ phát triển theo 4 giai đoạn được phân chia cụ thể . Trong đó, bão hòa chính là giai đoạn thứ 3 trong chu kỳ này và cũng là lúc số lượng bán hàng không tăng nữa và mức tăng về doanh số cũng sẽ chậm lại.

Ngay sau đó cũng chính là giai đoạn suy thoái – khiến mọi chủ doanh nghiệp đều lo lắng nhất. Vì vậy, ngay khi bước vào giai đoạn bão hòa thì chúng ta đều cần phải có những chiến lược kinh doanh đầy sáng suốt và hiệu quả. Nếu để tốc độ phát triển trong giai đoạn này quá nhanh chóng thì không sản phẩm của bạn sẽ rất nhanh chóng thôi sẽ bị “khai tử”.

Sản phẩm bão hòa là gì?

Sản phẩm bão hòa hay sản phẩm bị bão hòa là những cụm từ chúng ta vẫn thường đề cập đến rất nhiều trong hoạt động kinh doanh. Đây chính là giai đoạn thứ 3 trong chu kỳ phát triển đối với bất kỳ một sản phẩm nào trên thị trường. Những để hiểu rõ về thuật ngữ này thì chúng ta cần phải làm tìm hiểu thật kỹ lưỡng với rất nhiều kiến thức liên quan. Theo đó, không phải ngẫu nhiên mà người ta vẫn thường gọi chu kỳ này là vòng đời của sản phẩm. Lý do bởi nó rất giống với vòng đời “sinh – lão – bệnh – tử” của chúng ta, bắt đầu tư khi sản phẩm được “sinh” ra từng bước, từng bước phát triển cho đến lúc nó “tử” – bị đào thải khỏi thị trường.

Sản phẩm bão hòa là gì?

Tất nhiên, trong mỗi một giai đoạn phát triển sản phẩm sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Đây cũng chính là căn cứ để nhà sản xuất, kinh doanh phát triển và thay đổi chiến lược sau cho thực sự hiện quả. Hơn thế thời gian kéo dài trong mỗi giai đoạn cũng sẽ có sự khác nhau nhất định, không phải mọi sản phẩm sẽ trải qua từng giai đoạn theo một mốc thời gian giống nhau. Trong đó, bão hòa là một trong 4 giai đoạn với đặc điểm nổi bật là tốc độ tăng doanh số sẽ chậm lại, lượng hàng bán ra sẽ không tăng nhanh như giai đoạn tăng trưởng trước đó nữa. Mặc dù mức lợi nhuận vẫn sẽ cao nhưng mức độ tăng trưởng lại bị chững lại, do doanh số đã tăng đến gần mức chạm trần.

Do lúc này sản phẩm của bạn đã được tiêu thu cho gần hết các khách hàng tiềm năng, chỉ còn đâu đó một số khách hàng đến sau vẫn còn tham gia vào thị trường của bạn. Đây cũng chính là giai đoạn tiền đề của “Suy thoái” khi mà doanh số sản phẩm của bạn sẽ bắt đầu sụt giảm nghiêm trọng, lợi nhuận không tăng trưởng và nhu cầu của thị trường cũng sẽ không còn nữa. Vì vậy, sự cạnh tranh của thị trường đối với sản phẩm bão hòa là vô cùng khắc nghiệt.

Khi nào một sản phẩm bước vào giai đoạn bị bão hòa?

Đây là câu hỏi rất quen thuộc đối với chủ đề của ngày hôm nay, “Khi nào một sản phẩm bước vào giai đoạn bị bão hòa?”. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhìn nhận ra được sản phẩm của mình đang chuẩn bị hoặc đã bước vào giai đoạn thứ 3 trong vòng đời của chúng. Điều này là rất đáng quan ngại, bởi ở mỗi một giai đoạn thì cần phải có chiến lược kinh doanh phù hợp nhất. Trong mỗi một giai đoạn, những đặc điểm riêng của chúng sẽ chi phối sự phát triển của sản phẩm. Nếu bạn không nắm bắt được “thời điểm vàng” để thay đổi mà lúc nào cũng dập nguyên một khuôn mẫu thì các giai đoạn sau sẽ càng bị đẩy nhanh về tốc độ chuyển hóa.

Khi nào một sản phẩm bước vào giai đoạn bị bão hòa?

Theo đó, một sản phẩm khi bước vào giai đoạn bị bão hõa sẽ có 4 dấu hiệu để bạn nhận biết rõ ràng nhất là:

•    Số lượng hàng hóa bán ra thị trường không tăng nữa.
•    Doanh số tăng chậm.
•    Lợi nhuật đạt ở mức cao nhưng tốc độ tăng trưởng chậm.
•    Mức độ cạnh tranh trong cùng ngành và giữa các ngành sản phẩm thay thế trở nên khắc nghiệp hơn.

Tất nhiên, giai đoạn sản phẩm bão hõa sẽ không thể mang đến những sự phát triển đầy đột phá như giai đoạn tăng trưởng. Nhưng một điều chắc chắn đó là sản phẩm của bạn chưa bị “khai tử”. Vì nếu bạn đánh giá theo ở một góc độ khác thì lúc này doanh số hay cả mức lợi nhuận của bạn vẫn sẽ tăng dù là chậm đi nữa nhưng tình hình kinh doanh sẽ là ổn định. Ngoài ra, bão hòa sản phẩm còn được phân chia thành 3 giai đoạn nhỏ khác nhau: Bão hòa tăng trưởng – Bão hòa ổn định – Bão hòa giảm sút. Vì vậy, ngay cả khi sản phẩm của bạn đã bước vào giai đoạn này thì cũng đừng vội lo lắng. Hãy phân tích thật cụ thể và rõ ràng nhất đối với sự phát triển của mình để tìm ra những đối sách sáng suốt nhất.

Bản chất của giai đoạn sản phẩm bị bão hòa

Chỉ cần có đấu hiệu bão hòa, ắt hẳn nhiều nhà sản xuất, kinh doanh đã bắt đầu “mất ăn mất ngủ”. Lo lắng rằng không bao lâu nữa sản phẩm này của mình không thể bán được trên thị trường nữa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế hàng đầu thì bản chất của giai đoạn này lại chính là mang đến động lực phát triển, cạnh tranh và sáng tạo nhất cho các doanh nghiệp. Trong kinh doanh, bất kỳ ai cũng đều cần phải rõ một điều rằng: Sẽ không có một sản phẩm nào sẽ tồn tại được vĩnh viên trên thị trường. Đây chính là sự tất yếu trong suốt quá trình phát triển của thị trường, khi mà nhu cầu của người tiêu dùng sẽ không bao giờ đứng yên một chỗ.

Bản chất của giai đoạn sản phẩm bị bão hòa

Tất nhiên, tốc độ bão hòa cho đến giai đoạn “thay máu” của mỗi một sản phẩm – thương hiệu cũng sẽ khác nhau. Hiện nay, tốc độ này đang diễn ra nhanh nhất là đối với các sản phẩm thuộc ngành sản xuất công nghệ và thời trang. Các bạn cũng có thể nhận thấy điều này rất rõ rệt, điển hình như các mẫu điện thoại nếu như trước kia vòng đời của chúng có thể kéo dài đến 2 – 3 năm nhưng giờ đây là rút ngắn xuống mức thấp nhất là 6 tháng. Trong lĩnh vực thời trang, các dòng sản phẩm cao cấp, đắt đỏ thì tốc độ này cũng từ 5 năm xuống thành 2 năm. Từ đó, nó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển, cạnh tranh rất cao cho các doanh nghiệp khi bước bao giai đoạn bão hòa sản phẩm.

Các yếu tố đánh giá điểm bão hòa của sản phẩm

Thị trường ngày càng phát triển nhanh chóng, năng lực sản xuất ngày càng được cải thiện với sự hỗ trợ của khoa học – kỹ thuật vượt trội. Tuy nhiên, điều này đồng thời cũng khiến vòng đời của các sản phẩm bị rút ngắn lại và vô tình khiến việc nắm bắt điểm bão hòa trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Có rất nhiều doanh nghiệp đã để vuột qua điểm bão hòa ban đầu của mình, phải cho đến khi bước vào giai đoạn bão hòa thứ 2 thì mới nhận ra. Điều này sẽ khiến bạn rơi vào thế bị động và rất có thể sẽ bỏ qua những cơ hội điều chỉnh chiến lược để giữ được sự ổn định lâu dài.

Vậy làm sao để biết được sản phẩm của mình chuẩn bị bước vào giai đoạn bão hòa? Khi xét đến vấn đề này thì bạn cần phải căn cứ vào 3 yếu tố chính dưới đây:

Các yếu tố đánh giá điểm bão hòa của sản phẩm

1.    Nhu cầu của người tiêu dùng: Đây chính là yếu tố quyết định xuyên suốt chu kỳ của mọi sản phẩm. Chỉ khi khách hàng có nhu cầu thì bạn mới có thể bán được sản phẩm của mình, nhu cầu không có thì tất nhiên sản phẩm sẽ không còn giá trị để khai thác nữa. Tất nhiên, vẫn có những “ông lớn” định hướng nhu cầu của thị trường, họ tự tạo ra nhu cầu cho người tiêu dùng nhưng con số này là rất ít.

2.    Thị trường: Thực tế thì một sản phẩm khi được xét là bão hòa hay chưa bão hòa lại mang tính chất khá là tương đối. Có thể nó đã bị bão hòa ở thị trường này nhưng ở thị trường khác thị lại không, thị trường tiêu dùng là vô cùng rộng lớn. Bạn hoàn toàn có mở rộng và thậm chí là khai thác một thị trường khác cho sản phẩm của mình so với thời điểm ban đầu.

3.    Bản chất của sản phẩm: Tất nhiên sự bão hòa của sản phẩm sẽ phải liên quan trực tiếp đến bản chất của nó. Một sản phẩm có chu kỳ dài chỉ khi nhu cầu của người tiêu dùng không thay đổi hoặc thay đổi rất ít theo thời gian như gạo, nước, thịt,… Đây chính là những thực phẩm thiết yếu mà ai ai cũng đều có nhu cầu cần thiết và tất nhiên nó cũng sẽ không được xếp theo chu kỳ sản phẩm thông thường. Nhưng qua đây bạn cũng sẽ biết được điểm bão hòa của sản phẩm sẽ phụ thuộc trực tiếp vào bản chất của sản phẩm rất nhiều khi đánh giá.

Chiến lược kinh doanh trong giai đoạn bão hòa sản phẩm

Bước vào giai đoạn bão hòa sản phẩm cũng chính là lúc thị trường doanh nghiệp đang phát triển sẽ càng lúc càng cạnh tranh, khắc nghiệt hơn rất nhiều. Không chỉ có các đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà ngay cả các mặt hàng liên quan cũng sẽ “nhăm nhe” giành thị phần của bạn. Bởi lúc này, nhu cầu của hầu hết khách hàng tiềm năng đã được đáp ứng. Dù mức lợi nhuận vẫn cao, doanh số vẫn tăng nhưng không đủ để tạo nên sức bật mạnh cho bạn. Chưa kể ngay sau đó còn là giai đoạn suy thoái khiến chúng ta không thể không lo lắng được. Sớm hay muộn thì điều này chắc chắn vẫn sẽ xảy ra đối với sản phẩm của bạn. Nhưng quan trọng là bạn sẽ xử lý điều này như thế nào, sau đây là 3 chiến lược kinh doanh “sáng giá” được áp dụng rất nhiều cũng như luôn nhận được đánh giá cao.

Chiến lược sáng tạo kinh doanh

Chiến lược sáng tạo kinh doanh

Giai đoạn sản phẩm bị bão hòa cũng là lúc mức độ cạnh tranh được đẩy lên cao, các đối thủ của bạn cũng hoàn toàn có thể đưa ra những thiết kế tương tự hoặc tiện ích hơn rất nhiều để “hất” bạn ra khỏi “miếng bánh” này. Chưa kể, nhu cầu của hầu hết khách hàng tiềm năng cũng đã được đáp ứng có chăng chỉ là một số lượng nhỏ khách hàng “lạc hậu”. Vì vậy, nếu muốn tốc độ bão hòa của bạn chậm lại thì hãy xây dựng chiến lược sáng tạo kinh doanh. Đơn giản như việc thay đổi bao bì vào các thời điểm đặc biệt, hay thay đổi bao bì hướng đến vấn đề bảo vệ môi trường,… 

Đây có thể là những sáng tạo rất nhỏ nhưng hiệu ứng đạt được từ nó lại rất cao, bạn có thể thấy điều này đến từ rất nhiều thương hiệu. Vẫn là những sản phẩm quen thuộc đã được họ tung ra thị trường lâu năm. Nhưng khi bước vào giai đoạn bão hòa, họ lập tức tạo ra những sáng tạo nhỏ mà không làm thay đổi bản chất của sản phẩm để thu hút khách hàng. Hơn thế, nếu bạn đang cần “tấn công” một phân khúc mới thì đây cũng là chiến lược kinh doanh rất cần thiết.

Chiến lược định giá hiệu quả

Chiến lược định giá hiệu quả

Giá thành luôn là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng rất nhiều. Thậm chí, ngay từ đầu nhiều người dù không có nhu cầu mua sắm sản phẩm A. Thế nhưng mức giá của nó trong chương trình khuyến mại mà họ vô tình biết đến lại quá là hấp dẫn thì họ vẫn sẽ lựa chọn ngay. Điều này vẫn thường xảy ra rất phổ biến trong ngành sản phẩm thời trang và đánh mạnh nhất vào hội chị em phụ nữa khi thường mua sắm theo cảm tính nhiều hơn.

Khi mới bắt đầu tham gia thị trường, đối với chiến lược định giá bạn có thể lựa chọn theo hai phương hướng khác nhau. Một là trở thành nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ giá thấp và hai là mức giá cao. Nhưng khi sản phẩm đã bắt đầu bão hòa thì số đông sẽ lựa chọn định giá thấp hay đúng hơn là kéo mức giá xuống thấp để kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Nhất là đối với những khách hàng mua lẻ thì chiến lược này luôn phát huy được hiệu quả rất cao.

Chiến lược marketing độc đáo

Chiến lược marketing độc đáo

Chiến lược kinh doanh trong giai đoạn sản phẩm cuối cùng mà chúng tôi muốn bạn “đầu tư” vào chính là một trong những chiến lược chức năng quan trọng – Marketing. Có rất nhiều đơn vị hiện nay vẫn chưa thực sự đánh giá chính xác vai trò của hoạt động marketing. Họ cho rằng chỉ cần chiến lược bán hàng hiệu quả thì doanh số, doanh thu của mình luôn được đảm bảo. Nhưng trong môi trường kinh doanh hiện đại thì điều này vẫn chưa là đủ, bạn sẽ không thể đủ sức để cạnh tranh với các đối thủ khác của mình.

Khi sản phẩm đã bão hòa thì chiến lược marketing độc đáo hoàn toàn có thể giúp bạn lật lại tình thế, từ đó sẵn sàng tạo nên những sự đột phá mới. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu lại thị trường, đánh giá lại nhu cầu thực tế để từ đó tìm ra những cơ hội phát triển. Marketing sẽ trở thành một công cụ để bạn thúc đẩy nhu cầu, tạo dựng các giá trị lớn cho doanh nghiệp. Quan trọng là chiến lược marketing của bạn phải có đủ độc đáo để tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ của mình.

Hãy tin rằng, sản phẩm bão hòa cũng chính là lúc để bạn khơi dậy lại tinh thần cạnh tranh và sức sáng tạo của mình. Nếu bạn cố gắng đi sâu vào thị trường, tìm tòi cho mình những “điểm sáng” thì chắc chắn cơ hội phát triển sẽ luôn nằm ở phía chia. Dù khi sản phẩm chính thức bước vào giai đoạn bị bão hòa cũng sẽ phát sinh thêm nhiều rào cản, khó khăn. Nhưng kinh doanh vốn dĩ là câu chuyện luôn đi kèm với nhiều thử thách để chúng ta không ngừng cố gắng mỗi ngày.