Sân bay quốc tế Long Thành 【Thông tin từ A -Z】2020 – CASLAND
Kết quả tìm kiếm của bạn
Sân bay quốc tế Long Thành là một trong những dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của đất nước hiện nay. Dự án được kỳ vọng sẽ trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho khu vực phía Nam trong tương lai. Năm 2020, dự án đã đạt tiến độ đến đâu? Đã giải phóng hết mặt bằng xong? Khi nào khởi công xây dựng, Khi nào hoàn thành? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Thông chi tiết về dự án
Sân bay Long Thành ở đâu?
Sân bay quốc tế Long Thành đi qua 6 xã của huyện Long Thành của tỉnh Đồng Nai, đó là: Long An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Suối Trầu, Bàu Cạn, Long Phước.
Dự án nằm gần quốc lộ 51 và một số tuyến cao tốc quan trọng của khu vực Nam Bộ như:
-
Cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây
-
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
-
Cao tốc Bến Lức – Long Thành
-
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
Với quy hoạch này, thời gian di chuyển từ sân bay Long Thành tới trung tâm TPHCM và các khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ sẽ được rút ngắn.
Người dân và khách quốc tế có thể dễ dàng di chuyển tới trung tâm TPHCM qua cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây; đi thẳng xuống Vũng Tàu qua cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu; đi xuống khu vực ĐBSCL qua cao tốc Bến Lức – Long Thành; đi ra các thành phố biển Nam Trung Bộ qua cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết.
Vị trí tọa lạc của sân bay quốc tế Long Thành.
Sân bay Long Thành cách TPHCM khoảng 40km, cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 43km, cách thành phố Biên Hòa khoảng 30km, cách các khu công nghiệp Nhơn Trạch khoảng 5km.
Vị trí thực tế sân bay quốc tế Long Thành
Tổng vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư khái toán để xây dựng sân bay Long Thành là 16,06 tỷ đô la, tương đương với 336.630 tỷ đồng. Nguồn vốn được huy động từ nhiều nguồn đó là:
-
Vốn ngân sách nhà nước
-
Vốn ODA, vốn doanh nghiệp
-
Hình thức PPP (đối tác công tư)
-
Vốn cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của ngành hàng không
-
Một số loại vốn khác.
Tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 của dự án là 5,45 tỷ đô la, tương đương với 114.450 tỷ đồng.
Lưu ý: Những con số này được tính theo tỷ giá năm 2014.
Diện tích
Sân bay quốc tế Long Thành là sân bay có diện tích lớn nhất Việt Nam với diện tích là 5000ha, chiều dài đường cất cánh lên tới 1800m. Dự kiến công suất hoạt động của sân bay Long Thành là đón được 100 triệu lượt khách và 5 triệu hàng hóa mỗi năm.
Bản đồ quy hoạch sân bay quốc tế Long Thành.
Theo quy hoạch thì sân bay Long Thành được chia thành 5 phân khu chức năng. Đó là:
- Khu vực 1:
Bao gồm các khu công nghiệp, kho Logistics, kho tập kết và trung chuyển hàng hóa, khu vực hỗ trợ.
- Khu vực 2:
Khu vực này có diện tích dự kiến là 15.000ha, bao gồm khu dân cư, khu tái định cư, các khu đô thị mới.
- Khu vực 3:
Đây là khu vực của các khu chức năng về dịch vụ, khu thương mại, khu vui chơi giải trí,… Diện tích của khu vực này vào khoảng 5000ha. Vị trí nằm ở cửa chính của lối ra vào sân bay.
- Khu vực 4:
Vị trí của khu này sẽ cách sân bay 10km. Khu vực 4 có diện tích khoảng 2000ha, bao gồm khu du lịch, khu thể thao, khu dịch vụ,… nhằm phục vụ cho các hành khách bay đường dài, nhân viên của sân bay, tiếp viên hàng không,…
- Khu vực 5:
Khu vực này bao gồm các mảng xanh, khu vực để phát triển nông, lâm nghiệp, khu vực dành cho an ninh quốc phòng
Thiết kế:
Với mục tiêu trở thành sân bay trung chuyển hàng không quốc tế, cảng hàng không Long Thành được xây dựng thành siêu sân bay cấp 4F. Trong phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, 4F là cấp cao nhất. Những sân bay cấp này có thể phục vụ các loại máy bay 2 tầng như Airbus A380, Boeing 747-8.
Sân bay Long Thành được lấy ý tưởng từ bông hoa sen – Quốc hoa của Việt Nam.
Sân bay quốc tế Long Thành được thiết kế theo hình bông hoa sen cách điệu. Phần sảnh chính với phần mái xếp chồng lên nhau như một bông đang nở với các cánh tỏa ra. Hình ảnh của hoa sen còn xuất hiện trong phần nội thất ở sảnh làm thủ tục, ở mặt chính của nhà ga.
Thiết kế này được thiết kế bởi Heerim Architects and Planners Co., Ltd (Hàn Quốc). Đây là đơn vị đã thiết kế các công trình nổi tiếng như sân bay Incheon và tòa tháp Kangnam ở Hàn Quốc.
Phần sảnh làm thủ tục với phần mái có tạo hình bông sen.
Sân bay Long Thành khi nào khởi công – Các giai đoạn xây dựng?
Theo kế hoạch, quá trình xây dựng sân bay Long Thành sẽ được chia làm 3 giai đoạn.
- Giai đoạn 1 (Từ 2021 – 2025)
Sân bay Long thành sẽ xây dựng xong 1 nhà ga hành khách có 1 đường băng và 1 nhà ga hàng hóa. Giai đoạn này sẽ phục vụ được tối đa 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
- Giai đoạn 2 (Từ 2025 – 2035)
Giai đoạn này cảng hàng không sẽ được nâng cấp lên để đáp ứng được nhu cầu đi lại của 50 triệu hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
- Giai đoạn 3 (Từ sau năm 2035)
Giai đoạn cảng hàng không Long Thành sẽ có công suất phục vụ 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Ý nghĩa phát triển của sân bay Long Thành
Dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành là giải pháp tối ưu để giảm tải cho sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Đồng thời, làm giảm tình trạng ách tắc giao thông và tiếng ồn cho khu vực nội đô Tp.HCM.
Trên thực tế,
Ý tưởng xây dựng sân bay quốc tế Long Thành đã được đưa ra từ những năm 1990. Mục tiêu hướng tới là trở thành một sân bay quốc tế có sức chứa lớn, trở thành điểm trung chuyển cho các chuyến bay quốc tế.
Sân bay Tân Sơn Nhất nằm trong khu vực thành phố, có diện tích hẹp và không có khả năng mở rộng thêm.
Do vậy, hiện nay sân bay Tân Sơn Nhất không có điều kiện để trở thành một sân bay trung chuyển.
Sân bay Long Thành được xây dựng để trở thành sân bay trung chuyển quốc tế.
Ngành hàng không và các ngành dịch vụ liên quan sẽ được hưởng lợi từ lượng khách quốc tế tới quá cảnh tại Việt Nam.
Sân bay Long Thành đang được kỳ vọng có khả năng cạnh tranh được với các sân bay lớn trong khu vực Đông Nam Á là Changi (Singapore), Suvarnabhumi (Thái Lan).
Thêm nữa,
Với vị trí nằm ngoài khu vực nội đô nên tình trạng ách tắc giao thông sẽ được giảm thiểu.
Hành khách muốn tới các khu vực khác như Vũng Tàu, Phan Thiết, các tỉnh miền Tây Nam Bộ cũng không bị mất thêm thời gian đi ngang qua TPHCM. Điều này vừa giảm áp lực giao thông nội đô cho thành phố vừa giúp người dân và khách du lịch tiết kiệm được thời gian.
Hình ảnh mô phỏng sân bay Long Thành giai đoạn hoàn thiện.
Sân bay Long Thành được nhắc tới trong nhiều dự án bất động sản hiện nay.
Nhiều dự án thường thấy khoảng cách và thời gian tới sân bay Long Thành như một điểm nhấn để thu hút khách hàng. Điều này cho thấy được sức ảnh hưởng của siêu dự án này đối với lĩnh vực bất động sản. Theo Shark Phạm Thanh Hưng, Long Thành là khu vực đáng để đầu tư về bất động sản.
Theo báo Tuổi trẻ đăng ngày 10/10/2020, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã cho biết định hướng xây dựng một thành phố sân bay ở Long Thành.
Khi đó,
Cơ sở hạ tầng và các vùng phụ trợ cũng sẽ được phát triển đồng bộ. Các khu công nghiệp, dịch vụ, khu dân cư sẽ có quy hoạch xây dựng bài bản.
Sân bay Long Thành được kỳ vọng sẽ trở thành động lực phát triển kinh tế cho tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Cập nhật mới nhất 2020 tình hình triển khai xây dựng sân bay Long Thành
Theo Báo chính phủ – trang tin chính thức của Thủ tướng chính phủ. Ngày 2/10/2020, Bộ GTVT đã hoàn thành báo cáo về tình hình triển khai dự án sân bay quốc tế Long Thành.
Các tin tức quan trọng mới nhất:
-
Đến cuối tháng 6/2019, liên danh tư vấn gồm 3 nước: Nhật Bản, Pháp và Việt Nam đã nghiên cứu xong tính khả thi của dự án và có báo cáo kèm theo.
-
Ngày 12/7/2019, Bộ giao thông vận tải đã trình dự án lên Thủ tướng Chính phủ và hội đồng thẩm định Nhà nước.
-
Ngày 26/11/2019, Quốc hội đã thông qua một số nội dung của báo cáo do liên danh tư vấn thực hiện. Đồng thời Quốc hội đồng ý cho Chính phủ lựa chọn nhà đầu tư cho dự án.
-
Dự kiến sân bay Long Thành sẽ được chính thức khởi công vào năm 2021 và hoàn thành vào năm 2025.
Hiện tại tỉnh Đồng Nai đang tích cực thực hiện công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng để bàn giao quỹ đất sạch cho dự án.
Hình ảnh đại công trường khu tái định cư sân bay Long Thành
Hy vọng với các thông tin từ A – Z về sân bay quốc tế Long Thành, bạn đã có hình dung tổng thể về siêu dự án này. Với các tiềm năng và quy hoạch bài bản, sân bay Long Thành sẽ trở thành một siêu sân bay tầm cỡ trong khu vực. Dự án này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều đổi thay về kinh tế – xã hội cho tỉnh Đồng Nai nói riêng và Nam Bộ nói chung.