Sampling sản phẩm là gì? Các hình thức sampling hiệu quả
Đối với những doanh nghiệp hay những ai làm truyền thông, sự kiện, marketing,… có lẽ không còn xa lạ với hình thức Sampling sản phẩm. Hình thức này là một phần marketing nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm. Tuy nhiên, không phải lúc nào sampling cũng mang lại thành công cho doanh nghiệp.
Vậy hàng sample là gì? Làm thế nào để phát sản phẩm mẫu hiệu quả? Hãy cùng APPNET tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Sampling sản phẩm là gì?
Sampling sản phẩm hay còn gọi là phát hàng mẫu là hình thức đưa hàng mẫu của sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hoạt động này rất linh hoạt từ hàng tiêu dùng nhanh FMCG (cà phê, nước giải khát, sữa,…) đến hàng tiêu dùng (dầu gội, sữa tắm, nước hoa, kem chống nắng). Do tính chất các loại sản phẩm này rất dễ lấy mẫu và dễ sử dụng.
Những lợi ích của
sampling sản phẩm với doanh nghiệp
Giúp tăng trải nghiệm khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp
Theo báo cáo thường niên của EMI cho thấy nhiều doanh nghiệp băn khoăn về động cơ khiến người tiêu dùng sẵn sàng dùng thử hàng mẫu Sampling.
- 81% người tiêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm mẫu vì họ thích trải nghiệm, và sản phẩm miễn phí.
- 49% khách hàng khác nói rằng họ dùng thử sản phẩm vì họ muốn tìm hiểu sản phẩm của công ty.
- 46% người tiêu dùng cho biết họ yêu thích thương hiệu này nên chắc chắn sẽ dùng thử.
Mặc dù có nhiều lý do để khách hàng dùng thử sản phẩm, nhưng Sampling là để nâng cao trải nghiệm sản phẩm. Quyết định mua hàng của khách hàng sau này sẽ nghiêng về những sản phẩm dùng thử có chất lượng.
Bồi dưỡng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu
Hoạt động Sampling là một trong những phương pháp hiệu quả để giữ chân khách hàng. Khi doanh nghiệp có sản phẩm mới giới thiệu ra thị trường, hãy mời khách hàng dùng thử sản phẩm cũ. Để họ trải nghiệm và mua thêm sản phẩm của thương hiệu. Hơn nữa, nhờ những khách hàng cũ với hiệu ứng truyền miệng, sản phẩm của bạn sẽ được biết đến và tiêu thụ nhiều hơn.
Gia tăng niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm
Không có cách nào tốt hơn Sampling để khách hàng hiểu sản phẩm. Khi khách hàng dùng thử sản phẩm của bạn, bạn có thể đo lường mức độ hài lòng của khách hàng thông qua cảm xúc của họ. Hơn nữa, bạn có thể chứng minh cho người dùng thấy sản phẩm của bạn tốt như thế nào.
Chỉ khi khách hàng dùng thử sản phẩm thì lời quảng cáo về sản phẩm của công ty bạn mới thành hiện thực. Hơn nữa, khi sản phẩm của bạn có những điểm mạnh như chức năng mới, sự khác biệt… Sẽ giúp khách hàng quyết định lựa chọn thương hiệu của bạn hơn các đối thủ khác.
Mặt khác, ấn tượng của khách hàng về sản phẩm thường xuất hiện ngay lần đầu tiên họ trải nghiệm sản phẩm. Đây cũng là bước đầu tiên để doanh nghiệp tạo ra sự kết nối cảm xúc giữa sản phẩm và khách hàng mục tiêu.
3 hình thức
sampling sản phẩm hiệu quả hiện nay
Face to face
Face to face là hình thức được sử dụng phổ biến nhất. Sản phẩm dùng thử được phát trực tiếp tại chỗ như siêu thị, trường học, trung tâm thương mại… Hay phân phát cho người qua đường. Với hình thức này doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng cần thiết. Việc này vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhân lực, vừa hạn chế các sự cố có thể xảy ra.
Door to door
Đây là hình thức phát hàng mẫu đến từng hộ gia đình. Còn gì tuyệt vời hơn khi người tiêu dùng được tận tay nhận sản phẩm. Trực tiếp cảm nhận những đặc điểm nổi bật của sản phẩm mà không cần thông qua tường thuật hoặc mô tả nào.
Tuy nhiên hình thức này khá phức tạp trong việc thực hiện. Đòi hỏi quy trình quản lý nhân sự chặt chẽ, đảm bảo hàng mẫu đến tận tay người dùng, cộng thêm chi phí khá đắt đỏ.
Online sampling
Online sampling là mô hình phát hàng mẫu đến người nhận đã đăng ký trước thông qua internet. Với trang web lấy mẫu tổng hợp, người dùng có thể chọn sản phẩm mình muốn thử miễn phí.
Khách hàng sau khi đăng ký có thể tìm hiểu, hoặc nhận thông báo có mẫu mới trên trang để đăng ký dùng thử. Mẫu sẽ nhanh chóng được chuyển đến cho khách hàng sau khi yêu cầu được duyệt thành công. Với cách làm này, doanh nghiệp sẽ có một hồ sơ khách hàng trải rộng ở nhiều độ tuổi và sở thích. Và quan trọng là hàng mẫu sẽ tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng lớn hơn.
Kinh nghiệm phát, nhận mẫu thử sản phẩm đạt hiệu quả cao
Chọn hình thức phát mẫu thử
Mỗi hình thức phân phối Sampling đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Dựa trên kinh nghiệm thực tế, doanh nghiệp sẽ xác định đối tượng, mục tiêu, hành vi, thói quen mua sắm và hoạt động của khách hàng mục tiêu. Từ đó khoanh vùng và lựa chọn hình thức phù hợp nhất. Có như vậy việc phát hàng mẫu mới đạt hiệu quả cao.
Lựa chọn địa điểm, khu vực sampling phù hợp
Mỗi sản phẩm có một cách làm khác nhau, một địa điểm phân phối khác nhau. Việc khoanh vùng và xác định đúng khách hàng mục tiêu là một trong những kinh nghiệm hàng đầu để có thể làm mô hình hiệu quả. Không phải cứ nơi nào đông người là nơi đó có thể thực hiện phát sampling. Việc phát sampling chỉ hiệu quả khi thực hiện ở những nơi có nhiều khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Nếu chọn sai địa điểm, bạn sẽ vô tình lãng phí ngân sách của doanh nghiệp, dẫn đến kết quả không như mong đợi.
Đào tạo nhân sự về kiến thức sản phẩm, tư vấn sản phẩm
Bất kỳ nhân viên nào khi tư vấn sản phẩm đều phải hiểu về sản phẩm. Tuy nhiên, nhân viên sampling không chỉ am hiểu về sản phẩm mà còn phải có kỹ năng tư vấn. Kết hợp với kỹ năng bán hàng thành thạo và am hiểu tâm lý khách hàng. Đây là đội ngũ đại diện cho các cửa hàng, doanh nghiệp trong việc tiếp xúc thương hiệu hiệu quả với khách hàng. Vì vậy mà yêu cầu họ phải truyền tải thông tin sản phẩm một cách chính xác và đầy đủ nhất.
Đào tạo về kiến thức sản phẩm; về kỹ năng, tính chuyên nghiệp là một việc làm cần thiết để Sampling đạt hiệu quả cao.
Đúng mục tiêu, đúng người, đúng nơi, đúng lúc
Nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng sản phẩm miễnphí nên cứ phát thì khách hàng sẽ nhận. Vì vậy, một số doanh nghiệp phát sản phẩm khách hàng không thích, không biết dùng vào việc gì. Hãy nhớ rằng mục đích của việc tặng quà là gây ấn tượng với khách hàng và tạo dựng mối quan hệ với họ. Khiến họ nhớ đến doanh nghiệp của bạn khi quyết định mua hàng.
Cách bạn mời cũng quan trọng như những gì bạn mời. Doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ thói quen, sở thích của khách hàng mục tiêu. Để có thể đưa sản phẩm, dịch vụ mới của mình đến với khách hàng một cách ấn tượng nhất. Có mặt đúng lúc, đúng chỗ sẽ giúp thương hiệu trở thành một phần trong trải nghiệm của khách hàng. Mà không khiến họ cảm thấy khó chịu hay lúng túng khi nhận hàng mẫu.
Kết luận
Hiện nay, Samling không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, do được nhiều công ty áp dụng. Giữa vô vàn các mẫu mã đa dạng cả về chủng loại, hình thức lẫn tính năng, khách hàng khó có thể đưa ra quyết định ngay. Điều đó đòi hỏi chương trình Samling sản phẩm phải được tổ chức thật ấn tượng. Để khách hàng hiểu đúng nghĩa của hai từ “trải nghiệm” và “tương tác”.
Đánh giá