Sach nguoi-thong-minh-giai-quyet-van-de-nhu-the-nao-thuvien PDF – **Người thông minh giải quyết vấn – Studocu

**Người thông minh giải quyết vấn đề như thế nào? **

Original title:

_Problem Solving 101: A Simple Book for Smart People _

by Ken Watanabe

Copyright © 2007, 2009 by Kensuke Watanabe

Vietnamese Edition © by First News – Tri Viet.

Published by arrangement with Delta Studio, Inc. c/o Levine Greenberg
Literary Agency, Inc. through Tuttle-Mori Agency Co., Ltd.

Tạo ebook: Hoàng Nghĩa Hạnh

Ebook miễn phí tại : Sachvui

đòi hỏi phải có phần mềm máy tính phức tạp hay tập hợp những chuyên gia
phân tích hàng đầu mà chỉ là cách tiếp cận giúp tư duy của một cá nhân trở
nên thoáng hơn và có trật tự hơn đối với vấn đề, để từ đó tìm ra một giải
pháp khả thi thật rõ ràng.

Năm 2007, thủ tướng Nhật chọn ngành giáo dục làm ưu tiên hàng đầu của
quốc gia. Khi cả nước hướng sự tập trung vào hệ thống giáo dục, tôi bị thôi
thúc làm bổn phận của mình. Mặc dù những chủ doanh nghiệp, các nhà sư
phạm và nhiều chính trị gia từ lâu đã thường nói đến sự thay đổi từ “phương
pháp giáo dục chú trọng vào trí nhớ” sang “phương pháp giáo dục chú trọng
vào giải quyết vấn đề” nhưng chưa ai tìm ra một giải pháp vững chắc và hiệu
quả để hiện thực hóa điều này.

Thế nên tôi quyết định rời khỏi McKinsey để viết cuốn sách này và giảng
dạy trực tiếp cho các em học sinh. Mục tiêu của tôi là dạy cho trẻ em Nhật
cách suy nghĩ giải quyết vấn đề, đóng vai trò chủ động trong công cuộc giáo
dục dành cho chính các em và cải thiện cuộc sống của chính các em. Tôi cố
gắng đúc kết những công cụ đã được sử dụng ở McKinsey thành một
phương pháp tư duy khá thú vị và dễ tiếp cận để các em thấy rằng cách áp
dụng những kỹ năng giải quyết vấn đề vào thực tiễn sẽ đưa các em tới những
thành công. Mặc dù tôi không khẳng định mình là một chuyên gia giáo dục
nhưng tôi hy vọng ít nhất cuốn sách này cũng mang lại được cho các em một
điểm khởi đầu lý thú. Điểm khởi đầu này sẽ chuyển những tranh cãi xung
quanh việc chúng ta có nên đưa các kỹ năng giải quyết vấn đề vào giáo dục
hay không thành việc làm thế nào để thực hiện được điều đó.

Thế rồi một điều kinh ngạc đã xảy ra: cuốn sách như một quả bom bùng nổ
mạnh mẽ trong nhiều giới độc giả – không chỉ là những độc giả nhỏ tuổi như
ban đầu tôi dự đoán. Nó bắt đầu bùng cháy trong phân khúc doanh nhân và
trở thành cuốn sách bán chạy nhất về đề tài kinh doanh tại Nhật Bản trong
năm 2007. Sau đó cuốn sách được độc giả trong giới giáo dục ráo riết kiếm
tìm. Và còn rất nhiều những độc giả khác cũng săn lùng và coi cuốn sách này
như một cuốn cẩm nang cho riêng mình. Hóa ra có rất nhiều độc giả ở tuổi
trưởng thành của Nhật Bản, từ những bậc phụ huynh học sinh, những giáo
viên cho đến những nhà lãnh đạo quản lý cấp cao của nhiều tập đoàn lớn đều
đang khao khát tìm kiếm một phương pháp hướng dẫn những kỹ năng giải
quyết vấn đề đơn giản và hiệu quả.

Lúc này tôi bắt đầu tập trung vào việc giúp trẻ em áp dụng các phương pháp
giải quyết vấn đề vào thực tiễn. Tôi nghĩ chúng ta cần nhấn mạnh vào những
kinh nghiệm mà bọn trẻ thu nhận được từ khi trong đầu chúng xuất hiện một

ý tưởng, rồi bắt tay vào khởi đầu ý tưởng đó và cuối cùng là rút ra bài học từ
cả thành công và thất bại. Vì vậy, tôi tạo cơ hội cho các em học hỏi từ những
bài học tình huống thực tế trong cuộc sống nhiều hơn thay vì chỉ học những
bài học trên lớp.

Khi tiến hành công việc dạy dỗ bọn trẻ, tôí không mở đầu bằng cách dạy
những kỹ năng trong cuốn Người thông minh giải quyết vấn đề như thế nào?
trên lớp. Thay vào đó, tôi để cho chúng được học theo cách như Warren
Buffett đã từng học. Buffett đã học được kinh nghiệm kinh doanh đầu tiên
của mình khi ông chỉ mới sáu tuổi, bằng cách mua những chai Coca từ cửa
hàng của ông nội và bán lại kiếm lời. Các học trò của tôi bắt đầu kinh doanh
đồ ăn và nước uống trên một chiếc

Volswagen đời 1965 mà tôi đã dành công sức sửa lại làm cửa hàng lưu động
cho bọn trẻ. Bọn trẻ tự quyết định sẽ bán những đồ ăn và nước uống gì, bán
ở địa điểm nào và làm thế nào để vượt quá được những nhóm bán hàng khác
chỉ bằng chính những sản phẩm tự tay mình nấu nướng và chế biến. Bọn trẻ
không những đã học được những kỹ năng giải quyết vấn đề mà còn lĩnh hội
được cả những kỹ năng lãnh đạo, cộng tác, tính sáng tạo, sự kiên trì, khả
năng thu hút khách hàng và liên tục đổi mới để biến mục tiêu thành hiện
thực. Chỉ sau trải nghiệm đó, tôi mới hỗ trợ bằng cách đưa ra những câu hỏi
quan trọng để trao cho các em những kỹ năng giải quyết vấn đề mà chúng sẽ
thấy vố cùng bổ ích trong những dự án tương lai.

Rõ ràng là giá trị của lối tư duy tập trung vào giải quyết vấn đề đã được mở
rộng, vượt xa khỏi phạm vi lớp học để đi vào mọi mặt của đời sống. Nó giúp
ta kiểm soát những khó khăn thử thách và cũng giúp ta tạo ra một thế giới tốt
đẹp hơn.

Trân trọng,

Ken Watanabe(*)

NOTES

( *)Ken Watanabe lớn lên ở Nhật và theo học tại trường Đại học Yale và
trường Kinh tế Harvard ở Mỹ. Ông từng là cố vấn quản lý ở tập đoàn
McKinsey & Company trong sáu năm. Hiện nay ông đang là người sáng lập
và giám đốc điều hành Công ty Giáo dục, Giải trí và Truyền thông Delta
Studio của mình. Hiện ông đang sống tại Tokyo.

BÀI HỌC SỐ 1: BÀI HỌC CĂN

BẢN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

KHÔNG BAO GIỜ LÀ QUÁ MUỘN ĐỂ TRỞ

THÀNH NGƯỜI BIẾT CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN

ĐỀ

Đây là một cuốn sách hướng dẫn cách giải quyết vấn đề. Sẽ có nhiều thử
thách khá lắt léo – lắt léo đến mức có lẽ hầu hết mọi người phải giơ tay đầu
hàng. Nhưng những Người-Biết-Cách- Giải-Quyết-Vấn-Đề không giống như
hầu hết mọi người – mặc dù hầu hết mọi người nên học cách làm được như
họ.

Như bạn thấy, những Người-Biết-Cách-Giải- Quyết-Vấn-Đề có thể ở nhiều
độ tuổi khác nhau, hình vóc cơ thể cũng khác nhau. Có thể bạn tưởng rằng
họ có tài năng đặc biệt hay ít ra có vận may kha khá, nhưng thật sự họ cũng
chỉ là những người như bạn nhưng lại hơn bạn ở chỗ họ đã học được cách tư
duy, cách ra quyết định và hành động của riêng mình, từ đó định hình cho
mình một cuộc sống năng động. Những con người ấy đã tự đúc kết và tìm tòi
được những công cụ giải quyết vấn đề rất có ích trong cuộc sống.

Nếu bạn làm theo các bài học rất đơn giản trong những trang sách này, bạn
cũng có thể trở thành một Người-Biết-Cách-Giải-Quyết-Vấn- Đề. Bạn đừng
cho rằng cuộc sống của bạn đang vượt ngoài tầm kiểm soát, mà hãy nhận lấy
trách nhiệm về mình và từ đó, từng bước thay đổi thế giới xung quanh. Đừng
để bản thân bị những khó khăn thử thách hàng ngày đánh gục mà hãy học
cách trải nghiệm và vượt qua những khó khăn thử thách đó.

Sau khi đọc xong cuốn sách này bạn sẽ thấy mình thật sự tiến bộ hơn rất
nhiều. Những mơ ước và mục tiêu dường như luôn nằm trong tầm tay bạn.
Bạn sẽ thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào mà bạn có đủ đam mê và óc
tưởng tượng để kiên trì theo đuổi.

Ước mơ hay mục tiêu của bạn có thể chỉ đơn giản là trở thành một vũ công
giỏi hơn hay biết cách làm bánh ngọt kiểu Pháp. Cũng có thể là một mục tiêu
lớn hơn như điều hành chính phủ hoặc giải quyết thảm họa nóng lên toàn
cầu. Dù đó là gì thì bạn cũng sẽ học được cách giải quyết.

Giải quyết vấn đề là một năng lực không chỉ giới hạn ở một số ít người may
mắn. Thật ra đó là một kỹ năng và một thói quen mà chúng ta hoàn toàn có
thể học được. Cuốn sách này sẽ giới thiệu cho bạn cách tiếp cận để giải
quyết vấn đề cơ bản thông qua ba tình huống thực tiễn:

Những Người Thích Nấm – một ban nhạc mới ra đời đang cố gắng ổn định
số lượng khán giả hâm mộ.

John Bạch Tuộc – một thanh niên sáng dạ nuôi hoài bão trở thành họa sĩ đồ
họa vi tính đang cần mua chiếc máy tính đầu tiên.

Kiwi – một cầu thủ bóng đá đầy đam mê đang tìm trung tâm huấn luyện tốt
nhất ở Brazil.

Cuốn sách cũng cung cấp cho bạn đầy đủ những kỹ năng giải quyết vấn đề
đã được chứng minh trong thực tiễn, đây cũng chính là những kỹ năng mà
nhiều công ty và tập thể, cá nhân trên toàn thế giới vận dụng thành công để
giải quyết vấn đề. Nhưng trước khi bắt đầu học cách tiếp cận giải quyết vấn
đề, cho phép tôi giới thiệu với bạn những Người-Biết-Cách-Giải-Quyết-Vấn-
Đề cùng những người bạn của họ.

NHỮNG NGƯỜI-BIẾT-CÁCH-GIẢI-QUYẾT-VẤN-

ĐỀ VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN

Đến lúc này, có lẽ bạn còn chưa biết chính xác điều gì khiến người ta trở
thành Người-Biết-Cách- Giải-Quyết-Vấn-Đề. Trước tiên, hãy nói về những
người không biết cách giải quyết vấn đề. Nhiều quan điểm thông thường có
thể gây trở ngại cho việc giải quyết vấn đề hiệu quả. Mặc dù những nhân vật
sau đây có thể là bức tranh biếm họa của một số người có thật ngoài đời, tôi
vẫn chắc rằng bạn sẽ thấy có gì đó rất quen thuộc ở những nhân vật không
biết cách giải quyết vấn đề đó. Chắc rằng bạn sẽ gặp những người như thế
trong trường học hay trong công sở. Có thể đó là bạn bè hay người thân của
bạn. Một số nhân vật thậm chí có thể khiến bạn liên hệ tới chính bản thân
mình!

Ví dụ như cô Thở Dài.

Cô Thở Dài tiêu biểu cho loại người luôn bỏ cuộc ngay khi phải đối mặt với
thử thách, cho dù thử thách đó chẳng hề to tát gì. Đứng trước khó khăn, cô
chỉ thở dài và nói: “Tôi không bao giờ làm được việc đó”. Điều đó có nghĩa

“Tôi đã nói là mọi việc sẽ rối tinh lên mà. Tất cả là tại cậu.”

“Này, tôi đã nói cho cậu biết là nên làm gì. Vậy mà tại sao cậu vẫn không
làm được?”

Chàng Chỉ Trích có thể khiến bạn xuống tinh thần, còn cô Mơ Mộng thì đầu
óc lúc nào cũng như ở trên mây. Cô thích đưa ra những ý tưởng mới. Nhưng
mọi việc chẳng tiến triển được tới đâu. Cô chẳng bao giờ thèm suy nghĩ xem
làm thế nào để biến những ý tưởng đó thành kế hoạch thực sự và chắc chắn
chẳng bao giờ muốn làm xong việc gì. Cô hài lòng với việc chỉ suy nghĩ về
những mơ ước vĩ đại của mình. Dù sao thì trong đầu cô, chúng lúc nào cũng
tốt hơn so với trong thực tế.

Cô Mơ Mộng có những mơ ước rất táo bạo – những ước mơ dường như
chẳng bao giờ có thể trở thành hiện thực:

“Mình muốn viết một cuốn tiểu thuyết!”

“Nếu mình mở một doanh nghiệp thì sẽ thành công lắm nhỉ?”

“Mình muốn khi lớn lên sẽ trở thành bác sĩ.”

“Mình là con người của ý tưởng. Đừng làm mình rối với những chi tiết vụn
vặt.”

Nếu gặp chàng Xông Xáo lần đầu, bạn sẽ thấy chàng rất giống một người
giải quyết được vấn đề. Chắc chắn chàng không phải là loại người lo ngại
trước những khó khăn và không hề có những ý nghĩ tiêu cực. Khi có sai sót
xảy ra, chàng nhanh chóng bắt tay vào hành động. Chàng luôn nhìn nhận sự
việc bằng thái độ “Tôi không thể thay đổi quá khứ. Nhưng ngay lúc này đây
tôi có thể làm được một việc gì đó”. Rõ ràng là chàng Xông Xáo rất ngoan
cường và năng động.

Tuy nhiên, nếu chàng biết dừng lại và suy nghĩ một chút trước khi hộc tốc
lao vào làm, chàng sẽ đạt được nhiều thành công hơn. Chàng có xu hướng đổ
lỗi mọi thất bại đơn giản là vì thiếu nỗ lực – chàng tin rằng mọi vấn đề đều
có thể giải quyết bằng cách cố gắng hơn nữa. Một khi đã ra quyết định,
chàng không muốn có bất cứ sự thay đổi nào. Chàng không thích tìm hiểu
nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, cũng không có thói quen cân nhắc những
phương án thay thế. Đơn giản là chàng không nhận ra rằng dừng lại để suy
nghĩ cũng quan trọng không kém việc bắt tay ngay vào hành động.

Chàng Xông Xáo thường có những câu như:

“Tôi không bao giờ bỏ cuộc. Tôi sẽ vượt qua khó khăn này!”

“Mình phải cố gắng hơn nữa! Không được nản chí!”

“Tôi biết việc này sẽ thành công nếu tôi nỗ lực thêm chút nữa.”

“Tại sao phải nghĩ trước khi làm? Chỉ phí thời gian thôi. Vấn đề là phải hành
động ngay!”

Bạn có thuộc một trong những tuýp người này không? Bạn có bao giờ thở
dài và bỏ cuộc? Bạn có nghĩ rằng chỉ trích mọi người dễ dàng hơn nhiều so
với bắt tay vào làm? Bạn có thích mơ mộng nhưng ghét lập kế hoạch không?
Bạn có lao vào giải quyết vấn đề ngay lập tức nhưng lại không dừng lại để
suy nghĩ thêm khi chưa đạt được kết quả gì? Nếu trả lời “Không” cho những
câu hỏi trên thì bạn chính là một Người-Biết-Cách-Giải-Quyết-Vấn-Đề rồi
đấy!

Những Người-Biết-Cách-Giải-Quyết-Vấn-Đề thật sự có tài trong việc đặt ra
mục tiêu và hành động để đạt được mục tiêu đó. Họ vượt qua khó khăn một
cách dễ dàng. Cũng như chàng Xông Xáo, họ không ngần ngại trước những
thử thách. Nhưng không như chàng Xông Xáo, họ luôn suy nghĩ về căn
nguyên vấn đề, vạch ra một kế hoạch hiệu quả trước và trong khi hành động,
và sẵn sàng làm lại kế hoạch khi xuất hiện những thử thách mới. Bằng cách
cân bằng giữa suy nghĩ và hành động, họ có thể đạt được những thành quả
đáng ngưỡng mộ. Những Người-Biết-Cách-Giải-Quyết-Vấn-Đề rất say mê
học hỏi từ những thành công cũng như thất bại của mình.

Bộ đồ nghề Bí Quyết của Người-Biết-Cách- Giải-Quyết-Vấn-Đề là xác định
nguyên nhân căn bản của vấn đề và đặt ra những mục tiêu cụ thể. Họ luôn
nhìn nhận mọi việc bằng một thái độ tích cực và tập trung vào những điều có
thể làm được thay vì chỉ nghĩ đến những gì đã xảy ra. Sau đó, họ đưa ra
những kế hoạch hành động cụ thể để giải quyết vấn đề và bắt tay vào thực
hiện ngay. Trong quá trình hành động, họ luôn theo dõi và giám sát chặt chẽ
tiến độ công việc của mình.

Bạn thường nghe một Người-Biết-Cách-Giải- Quyết-Vấn-Đề nói thế này:

“Được rồi, mình sẽ đạt được điều này trong vòng ba tháng nữa.”

“Đây là một trở ngại, nhưng thay vì lo sợ nó, mình sẽ tìm ra cách khắc phục

Không giống như ba người trước, ít ra chàng Xông Xáo cũng đạt được mục
tiêu. Chàng không bao giờ bỏ cuộc và luôn cố gắng hết sức mình. Tuy vậy,
chắc gì chàng đã chạy đúng hướng. Khi phát hiện ra mình đã lạc đường,
chàng quay đầu và lại cố hết sức để rồi bắt đầu lao vào một hướng đi sai
khác. Chàng không bao giờ dừng lại để xác định nguyên nhân của vấn đề
hay nghĩ ra một kế hoạch khác hiệu quả hơn. Thật đáng buồn, vì chắc chắn
chàng có thừa nghị lực để đạt mục tiêu.

Những Người-Biết-Cách-Giải-Quyết-Vấn-Đề đạt đến đích nhanh hơn và trực
tiếp hơn tất cả mọi người. Họ vừa có đầy đủ quyết tâm cũng như tốc độ hành
động của chàng Xông Xáo, vừa có khả năng tìm ra nguyên nhân gốc rễ của
vấn đề cần giải quyết trước khi đưa ra một kế hoạch khả thi và bắt tay vào
việc. Trong khi tiến dần đến mục tiêu, họ không ngừng theo dõi tiến trình
hành động của bản thân để đảm bảo mình đang đi đúng hướng. Trong khi
những người khác chẳng đi đến đâu hay chỉ lao vào những con đường chẳng
đem lại kết quả như mong đợi, những Người-Biết-Cách-Giải- Quyết-Vấn-Đề
đã đạt đến mục tiêu thứ nhất và hướng đến mục tiêu tiếp theo.

Giải quyết vấn đề không phải là tài năng mà người này có, người khác không
có mà nó chính là một thói quen. Nếu biết cách phát triển đúng những kỹ
năng và có một thái độ đúng đắn thì bất kỳ ai cũng có thể trở thành Người-
Biết-Cách-Giải- Quyết-Vấn-Đề.

NGƯỜI-BIẾT-CÁCH-GIẢI-QUYẾT-VẤN-ĐỀ TIẾN

VỀ PHÍA TRƯỚC VỚI TỐC ĐỘ CHÓNG MẶT

Những Người-Biết-Cách-Giải-Quyết-Vấn-Đề không chỉ đạt được mục tiêu
nhanh hơn mà họ còn tiến về phía trước nhanh hơn. Họ luôn quan sát kết quả
ảnh hưởng từ các hành động của mình và cố gắng học hỏi sau những thành
công cũng như thất bại.

Nếu không hành động, bạn sẽ không bao giờ có được phản hồi từ những nỗ
lực của bản thân, mà nếu thiếu đi những phản hồi đó, bạn sẽ không bao giờ
trở thành một Người-Biết-Cách-Giải-Quyết- Vấn-Đề. Ý tưởng vĩ đại trong
đầu bạn sẽ mãi mãi chỉ là một ý tưởng. Chỉ khi hành động, mỗi một kết quả
mới trở thành một cơ hội phản ánh thực chất vấn đề và giúp bạn rút ra nhiều
bài học hữu ích. Cho dù những kinh nghiệm mà bạn thu nhận được có vẻ
chẳng to tát gì nhưng tất cả những điều nhỏ bé ấy cộng lại cũng tạo ra một sự
khác biệt lớn trong quá trình lâu dài.

Hãy xem xét tình huống sau: Alex, Bianca và Cliff đều bán trái cây, mỗi
người bán được 100 quả dưa hấu một tháng. Kết quả buôn bán của Alex tăng
trưởng với tốc độ 1% mỗi tháng, trong khi Bianca tăng 5% và Cliff tăng
10%. Doanh số bán dưa hấu của họ sẽ khác biệt như thế nào sau 3 năm?

Sau 3 năm, Alex sẽ bán được 143 quả dưa hấu mỗi tháng. Tuy nhiên, Bianca
bán được đến 579 quả còn Cliff sẽ đạt đến con số 3 quả mỗi tháng.
Trong khi Bianca bán được nhiều dưa hấu hơn Alex đến 5 lần thì Cliff bán
được nhiều hơn Alex những hai mươi hai lần. Hẳn là cậu sẽ cần một cửa
hàng trái cây to hơn để có thể chứa hết số dưa đó. Hãy tưởng tượng sự khác
biệt đó sẽ lớn như thế nào nếu ta so sánh doanh số của họ trong một khoảng
thời gian dài hơn là 10 hay 30 năm!

Ở biểu đồ bên dưới, kết quả kinh doanh của Cliff vượt xa những bạn hàng
khác. Chỉ có 10% khác biệt về tốc độ tăng trưởng tưởng như nhỏ bé ấy
nhưng thật sự lại rất có ý nghĩa trong thời gian dài.

Khi trải qua tất cả những thành công cũng như thất bại, bạn sẽ thấy kỹ năng
giải quyết vấn đề của mình phát triển đến mức bạn không chỉ giải quyết
được vấn đề của riêng mình mà trên thực tế còn cải thiện môi trường quanh
bạn. Khởi đầu bạn có thể dẫn dắt đội chơi thể thao hay dẫn đầu về học tập ở
trường hoặc hướng cộng đồng của mình làm những việc lớn lao hơn. Thậm
chí bạn có thể tạo ra một doanh nghiệp lớn hay giải quyết những vấn đề khó
khăn nhất trên thế giới.

Người-Biết-Cách-Giải-Quyết-Vấn-Đề sẽ bắt đầu tự hỏi: “Mình đang làm sai
những dạng toán nào nhỉ?”. Sau đó cậu phân loại các dạng toán thành các
dạng như hình học, phân số, đại số. Bằng cách so sánh điểm số giữa các
dạng toán khác nhau, cậu nhận ra rằng điểm số môn đại số thật ra đang tăng
lên, trong khi điểm môn phân số đứng yên, và chỉ có điểm môn hình học là
giảm xuống. Chỉ nhìn vào xu hướng trung bình của điểm số môn toán sẽ
không giúp cậu nhận thấy điều đang thực sự diễn ra.

Vậy nếu hình học là nguyên nhân duy nhất khiến cho điểm môn toán đi
xuống, bước tiếp theo sẽ là chia nhóm điểm số môn hình học thành các chủ
đề nhỏ hơn bao gồm diện tích, góc và thể tích để xác định cụ thể hơn loại
vấn đề nào đang gây khó khăn.

Từ việc chỉ nói câu “Điểm số môn toán của mình đang giảm xuống”, cậu đã
có được một nhận xét chi tiết hơn: “Điểm số môn toán của mình đang giảm
xuống vì mình không học tốt ba nhóm chủ đề: diện tích hình thang, thể tích
hình trụ và áp dụng định lý Pi-ta-go”. Khi đã thấu hiểu vấn đề rõ ràng hơn
thì hiệu quả của kế hoạch cậu đặt ra và kết quả chung sẽ tạo ra được một
khác biệt đáng kể.

Khi Người-Biết-Cách-Giải-Quyết-Vấn-Đề xác định được loại vấn đề mà
mình đang gặp phải thì bước tiếp theo sẽ là định hướng chính xác những việc
phải làm để có kết quả tốt hơn. Cậu có nên dành nhiều thời gian hơn cho
môn toán, hay cải thiện hiệu suất học tập của cậu, hay thực hiện cả hai việc

đó? Để tăng thời gian học toán, cậu có thể dậy sớm hơn ba mươi phút hoặc
dành ba mươi phút trước khi ngủ để tập làm những dạng bài tập đó. Cải thiện
hiệu suất học tập nghĩa là thay đổi phương pháp học tập. Cậu có thể đổi sang
một quyển sách dạy toán hay hơn, nhờ thầy cô và bạn bè giúp đỡ trong
những vấn đề gút mắc sau giờ học, hay nói cha mẹ tìm cho mình một gia sư.

Ở mỗi người thì nguyên nhân điểm toán giảm xuống sẽ khác nhau. Do đó, tất
nhiên cách tốt nhất để giải quyết vấn đề “kỹ năng toán học” cũng sẽ khác
nhau đối với từng người. Đó là lý do bạn phải luôn tự hỏi “tại sao” và “như
thế nào” để phát triển một kế hoạch hành động cho riêng mình.

Như bạn đã thấy, giải quyết vấn đề không hề quá phức tạp. Tất cả những gì
bạn cần làm là hiểu rõ tình huống, xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề,
đưa ra một kế hoạch hiệu quả và thực thi kế hoạch đó. Ngay cả khi bạn phải
đối mặt với một vấn đề rất lớn và phức tạp, nếu biết cách chia nó thành nhiều
vấn đề nhỏ hơn và có tính khả thi hơn thì bạn sẽ giải quyết được thành công
vấn đề đó.

Công cụ giải quyết vấn đề: Sơ đồ cây logic

Sơ đồ cây logic là một công cụ hết sức hữu ích đối với những ai cần giải
quyết vấn đề. Đó là một công cụ trực quan giúp bạn xác định những nguyên
nhân có thể có của một vấn đề và tạo ra rất nhiều giải pháp cho vấn đề đó.

Chúng ta sẽ lấy một ví dụ thật đơn giản để dễ hình dung hơn. Làm thế nào để
chia các học sinh lớp 4 thành nhiều nhóm? Cách đơn giản nhất là theo giới
tính: nam và nữ. Cách khác là theo chiều cao: cao trên 1,2 mét và từ 1,2 mét
trở xuống. Bạn cũng có thể chia theo nhóm tay thuận: thuận tay phải, thuận
tay trái hay thuận cả hai tay.

Sơ đồ cây logic cho những cách chia nhỏ này sẽ có dạng sau:

không bị trùng lặp không?

Khi tạo sơ đồ cây logic, bạn không cần đi dần từ trái qua phải mà chỉ cần liệt
kê bất kỳ điều gì bạn nghĩ ra trên giấy. Để lập cây logic, bạn hãy đặt chủ đề
chính (tham gia câu lạc bộ) bên tay trái, sau đó đến những chủ đề nhỏ hơn
(thể thao, nghệ thuật…) bên tay phải. Nhóm những chủ đề tương tự lại với
nhau (các môn thể thao đồng đội, các môn thể thao cá nhân). Tiếp theo là tạo
ra nhiều nhánh nhỏ. Bắt đầu từ bên phải, bạn hãy đặt câu hỏi cho từng nhóm:
“Mình có thể đặt tên gì đại diện cho cả nhóm này?” vẽ một nhánh về bên trái
và viết tên của nhóm đó. Từ nhánh bên trái của sơ đồ, đặt câu hỏi cho mỗi
chủ đề lớn hơn: “Cụ thể là những gì/thế nào?” để chia thành các nhánh phụ
về phía tay phải. Như sơ đồ cây trang bên, khi hoàn thành, cây sẽ to dần từ
trái sang phải.

Hãy thử một ví dụ khác:

Làm thế nào để tăng số lượng hạt tiêu rơi ra từ lọ tiêu mà không cần làm
mạnh tay hay lắc nhanh lọ tiêu? Dùng sơ đồ cây logic để đưa ra càng nhiều ý
tưởng càng tốt (giả sử như độ ẩm không ảnh hưởng đến số lượng hạt tiêu rơi
ra ngoài).

Để tạo sơ đồ cây logic này, bạn bắt đầu với vấn đề bên tay trái: “Làm thế nào
để tăng lượng hạt tiêu rơi ra khỏi lọ?”. Sau đó hãy tạo ra các nhánh bằng
cách đưa ra những giải pháp có thể xảy ra. Hai giải pháp có thể là: (1) tăng
diện tích nắp lọ hay (2) tăng lượng hạt tiêu rơi ra khỏi nắp lọ. Để tiếp tục
phân nhánh từ lựa chọn (2), có hai khả năng có thể làm tăng lượng hạt tiêu
rơi ra khỏi nắp lọ là (1) tăng số lượng lỗ trên một đơn vị diện tích hay (2)
tăng lượng hạt tiêu rơi ra khỏi mỗi lỗ. Cuối cùng, bạn có thể tăng số lượng

hạt tiêu rơi ra khỏi mỗi lỗ bằng cách tăng kích thước lỗ hay giảm kích thước
hạt tiêu. Thật ra, tăng kích thước lỗ chính là cách làm tăng doanh số của
công ty sản xuất gia vị!

Trong khi bạn tạo sơ đồ cây logic, đôi lúc bạn có thể hình dung ra một bức
tranh tổng thể của vấn đề. Nó giúp bạn xác định những thông số có thể thay
đổi.

Bạn có thể sẽ phải mất một thời gian mới làm quen với sơ đồ cây logic,
nhưng khi đã thao tác thành thục, nó sẽ giúp bạn vượt xa hơn hẳn ý tưởng
ban đầu và đưa bạn đến với những giải pháp mới và đầy hiệu quả cho vấn đề
đang cần giải quyết.

Sau khi học được những kiến thức cơ bản trong cách tiếp cận giải quyết vấn
đề, bạn sẽ không còn lo sợ và trở nên tự tin hơn khi giải quyết mọi vấn đề
trong cuộc sống, cho dù đó là chuyện điểm số, công việc hay vấn đề trong
đời sống cá nhân.

Ở những bài học tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách tiếp cận giải quyết
vấn đề và các công cụ được những Người-Biết-Cách-Giải-Quyết-Vấn- Đề
khác nhau sử dụng: một ban nhạc rock mang tên Những Người Yêu Nấm
muốn tăng số lượng khán giả hâm mộ, John Bạch Tuộc muốn mua một chiếc
máy vi tính, coi đó như bước khởi đầu cho ước mơ trở thành một họa sĩ và
đạo diễn phim ở Hollywood có thể sử dụng công nghệ máy tính để tạo hình
ảnh, và Kiwi, một cầu thủ bóng đá đầy đam mê đang tìm kiếm một trung tâm
huấn luyện hàng đầu ở Brazil để nâng cao kỹ năng của mình.