Sách Luật xử lý vi phạm hành chính và giải đáp tình huống thường gặp
Sách Luật xử lý vi phạm hành chính và giải đáp tình huống thường gặp
Sách Luật xử lý vi phạm hành chính và giải đáp tình huống thường gặp
Tác giả: Hữu Đại – Vũ Tươi (hệ thống)
Nhà xuất bản Lao Động
Để giúp các doanh nghiệp, đơn vị thuộc các ngành, các địa phương trong cả nước, các cơ quan quản lý nhà nước và đông đảo bạn đọc thuận tiện trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, sử dụng và thực hiện các quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính, Nhà xuất bản Lao Động cho xuất bản cuốn sách: “Luật xử lý vi phạm hành chính và giải đáp các tình huống thường gặp”. Cuốn sách gồm các phần chính sau:
Phần thứ nhất. Luật xử lý vi phạm hành chính và văn bản hướng dẫn thi hành
1. Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính 31/VBHN-VPQH ngày 07/12/2020
2. Nghị định 19/2020/NĐ-CP
3. Nghị định 38/2021/NĐ-CP
4. Nghị định 04/2021/NĐ-CP
Phần thứ hai. 250 Câu hỏi – đáp xử phạt vi phạm hành chính thường gặp (Hỏi – đáp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, sử dụng mạng xã hội, chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, lĩnh vực giao thông đường bộ, lĩnh vực đất đai)
5. Hỏi đáp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
I. Xử phạt vi phạm về y tế dự phòng
II. Xử phạt hành vi vi phạm về bảo hiểm y tế
III. Xử phạt hành vi vi phạm hành chính về dân số
6. Hỏi đáp xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội
I. Xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động
II. Xử phạt hành vi vi phạm lĩnh vực bảo hiểm xã hội
7. Hỏi đáp xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
I. Xử phạt hành vi vi phạm về an ninh, trật tự, an toàn xã hội
II. Xử phạt hành vi vi phạm về phòng, chống tệ nạn xã hội
III. Xử phạt hành vi vi phạm về phòng cháy và chữa cháy
IV. Xử phạt hành vi vi phạm về phòng, chống bạo lực gia đình
V. Xử phạt hành vi vi phạm về sử dụng mạng xã hội, chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
VI. Xử phạt hành vi vi phạm lĩnh vực hôn nhân gia đình
8. Hỏi đáp xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ
9. Hỏi đáp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Dưới đây là trích đoạn nội dung trong cuốn sách để bạn đọc tham khảo:
238. Không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu theo quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
1. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu.
3. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
239. Hành vi không thực hiện đăng ký biến động đất đai bị xử phạt như thế nào theo quy định?
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hành vi không thực hiện đăng ký biến động đất đai bị xử phạt như sau:
Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, h, i, k và 1 khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động.
Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.
240. Chuyển quyền, cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện theo luật định bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, chuyển quyền, cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai sẽ bị xử phạt như sau:
1. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân khác thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình, cá nhân mà không đủ một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 và Điều 190 của Luật đất đai;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp không đủ từ hai điều kiện trở lên quy định tại khoản 1 Điều 188 và Điều 190 của Luật đất đai.
2. Trường hợp thế chấp bằng quyền sử dụng đất không đủ điều kiện thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp không đủ một trong các điều kiện quy định khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp không đủ từ hai điều kiện trở lên quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai.
3. Trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đủ điều kiện thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khu vực nông thôn, từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khu vực đồ thị trong trường hợp không đủ một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khu vực nông thôn, từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khu vực đô thị trong trường hợp không đủ từ hai điều kiện trở lên quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất, bên thuê đất phải trả lại đất cho người sử dụng đất trước khi nhận chuyển quyền, thuê đất; trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
b) Buộc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất chưa có Giấy chứng nhận nhưng có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 82 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung tại khoản 54 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP;
c) Buộc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất mà bên chuyển quyền là tổ chức đã giải thể, phá sản, là cá nhân đã chuyển đi nơi khác được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm không xác định được địa chỉ hoặc cá nhân đã chết hoặc được tòa án tuyên bố là đã chết mà không có người thừa kế hợp pháp;
d) Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, cho thuê lại đất đã thu trong thời gian sử dụng đất còn lại;
đ) Buộc bên chuyển nhượng, bên cho thuê, cho thuê lại đất, bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất không đủ điều kiện trong thời gian vi phạm; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 7 của Nghị định này;
e) Thu hồi đất đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nhưng đã hết hạn sử dụng đất mà không được gia hạn theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai;
g) Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
241. Hành vi chuyển đổi, thế chấp đối với đất không thuộc trường hợp được chuyển đổi, thế chấp bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:
Trường hợp chuyển đổi, thế chấp đối với đất được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất (trừ trường hợp đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân), Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm, Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất trả tiền một lần mà chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc tiền đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta trở lên.