Sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng có gì khác nhau? – PHAPLYNHANH.VN
Sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng là hai hình thức để người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong một số trường hợp cụ thể.
Trên thực tế khi nhiều người vẫn lầm tưởng hai việc này giống nhau. Nhưng thực ra việc sa thải và chấm dứt hợp đồng bản chất là hai hình thức khác nhau. Phân biệt cụ thể hai hình thức này khác nhau như thế nào? Cùng phaplynhanh.vn tìm hiểu qua bài viết sau
Phân biệt khái niệm
Pháp luật lao động hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động và sa thải, tuy nhiên, có thể hiểu 02 thuật ngữ này như sau:
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng là một bên trong hợp đồng tự ý chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng vẫn còn thời hạn.
– Sa thải là một hình thức xử lý kỷ luật của bên sử dụng lao động nhằm chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động chịu sự kỷ luật.
Sự khác nhau giữa Sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Về cơ bản cả hai đều là hành vi pháp lý đơn phương nhằm mục đích chấm dứt quan hệ lao động. Tuy nhiên giữa 02 hành vi này vẫn có những đặc điểm riêng như sau:
Nội dung phân biệt
Đơn phương chấm dứt hợp đồng
Sa thải
Căn cứ pháp lý
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sau khi đã báo trước cho người sử dụng lao động biết (Điều 35 Bộ luật Lao động 2019);
– Người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp nhất định và đã báo trước cho người lao động biết. (Điều 36 Bộ luật Lao động 2019).
Vấn đề sa thải được quy định tại:
- Điều 125, 126 BLLĐ 2012;
- Điều 30, 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
->Với các nội dung về thủ tục sa thải, các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.
Chủ thể
Người sử dụng lao động và người lao động đều có quyền chấm dứt hợp đồng lao động.
Chỉ người sử dụng lao động mới có thể áp dụng hình thức sa thải người lao động
Bản chất
Là một trong những quyền mà pháp luật dành cho người lao động và người sử dụng lao động.
Là một trong những hình thức kỷ luật.
Nguyên nhân
– Do nguyên nhân khách quan (như thiên tai, tình huống bất khả kháng ) hoặc nguyên nhân chủ quan ( như bị xâm hại, ngược đãi, bị ốm đau bệnh tật – đối với người lao động hoặc là do người lao động không thực hiện theo đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với người sử dụng lao động ).
– Việc chấm dứt hợp đồng không cần phải xuất hiện hành vi vi phạm.
– Do xuất hiện hành vi vi phạm nội quy lao động, do tái phạm nhiều lần, do có hành vi vi phạm pháp luật hoặc nghỉ việc không lý do quá 5 ngày cộng dồn trong một năm.
Thủ tục
Chỉ cần tuân thủ thời hạn báo trước.
Cần phải tuân thủ các nguyên tắc và trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động chặt chẽ.
Hậu quả pháp lý
– Chấm dứt quan hệ lao động.
– Người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đáp ứng được các điều kiện.
Người lao động sau khi bị sa thải không được nhận trợ cấp thôi việc.
Trên đây là nội dung tư vấn của phaplynhanh.vn về vấn đề Phân biệt hình thức sa thải và chấm dứt hợp đồng lao động.
Luật sư ADB SAIGON luôn sẵn sàng tư vấn pháp lý miễn phí (qua điện thoại 0907520537, tư vấn trực tiếp, qua zalo, fanpage…) về tất cả các thắc mắc nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật sư Hình sự, Luật sư Hôn nhân Gia đình, Luật sư Dân sự, Luật sư Doanh Nghiệp, Luật sư Kinh doanh Thương mại, Luật sư Đất đai…