Rừng đầu nguồn là gì? Tại sao phải bảo vệ rừng đầu nguồn?
Rừng là tài nguyên quan trọng đối với mỗi quốc gia, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái và khí hậu địa phương, rừng còn ảnh hưởng đến đời sống của người dân và nền kinh tế đất nước. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rừng đầu nguồn là gì, vai trò và những biện pháp bảo vệ rừng đầu nguồn.
Mục Lục
Rừng đầu nguồn là gì?
Rừng đầu nguồn là gì?
Đầu tiên, rừng là tài nguyên có thể tái tạo và là bộ phận quan trọng của hệ sinh thái. Rừng chiếm khoảng 40% diện tích mặt đất và tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau tùy theo điều kiện khí hậu, đất đai và cách sử dụng, cải tạo của con người.
Rừng đầu nguồn là nơi khởi nguồn cho cánh rừng, là nơi có vị trí đất cao, khi mưa nước sẽ chảy thành dòng xuống khu vực rừng thấp hơn, sau đó đổ về các con sông rồi mới chảy ra biển.
Tại Việt Nam, căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu và đặc điểm sinh thái, rừng được chia làm 3 loại là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ (bao gồm rừng đầu nguồn, rừng chắn cát bay, rừng chắn sóng) và rừng sản xuất.
Vai trò của rừng đầu nguồn
Rừng đầu nguồn có vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái
Rừng đầu nguồn có rất nhiều vai trò như ngăn chặn lũ ống, lũ quét, góp phần phòng chống thiên tai và bảo vệ hệ sinh thái của khu vực.
Khi xảy ra mưa lớn, những tán rừng đầu nguồn có tỷ lệ che phủ cao sẽ tăng cường điều tiết nước ở thượng nguồn, góp phần hạn chế lũ quét, sạt lở cũng như cản gió tại các vùng mưa bão đi qua. Bên cạnh đó, rừng đầu nguồn duy trì mạch nước ngầm tự nhiên lẫn điều hòa nguồn nước, giúp quá trình sản xuất nông nghiệp. Có thể nói, vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là điều hòa nguồn nước của các sông.
Ngoài ra, rừng đầu nguồn còn có những vai trò khác như :
-
Là môi trường sống và trú ẩn của nhiều loài động thực vật.
-
Là nguồn cung cấp các loại nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất.
-
Chống xói mòn đất, cản tốc độ chảy của dòng nước.
-
Phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, rừng sinh thái.
-
Là môi trường cho những nghiên cứu khoa học và hoạt động thám hiểm.
Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn
Việc phá rừng đầu nguồn gây ra nhiều hậu quả khôn lường
Có thể thấy, rừng đầu nguồn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và sản xuất của con người, môi trường và xã hội. Tuy nhiên hiện nay diện tích rừng đầu nguồn đang ngày càng bị thu hẹp do tình trạng chặt phá rừng trái phép diễn ra một cách ngang nhiên và đáng báo động. Nhiều đối tượng vì lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích lâu dài của toàn xã hội.
Vì vậy, ngoài việc hiểu được rừng đầu nguồn là gì và vai trò của nó, chúng ta cũng cần biết những hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn. Đó là :
Gây xói mòn đất
Việc chặt phá rừng đầu nguồn đã gây ra tình trạng xói mòn đất và để lại nhiều hậu quả nặng nề. Tình trạng mất rừng dẫn đến hậu quả là thiên tai, xói mòn đất nghiêm trọng, gây biến đổi khí hậu tại nhiều địa phương. Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, đất đai bị rửa trôi ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp.
Độ che phủ rừng bị giảm đi không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà con đánh mất giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn làm giảm sự đa dạng sinh học ở nước ta.
Phá vỡ chu kỳ nước
Chu trình nước là quá trình nước trên trái đất được phân phối. Cụ thể, nước bốc hơi và ngưng tụ thành mây, cây cối và các loài thực vật khác cũng trích xuất nước ngầm và giải phóng vào khí quyển trong quá trình quang hợp. Sau đó mây tạo ra mưa ngấm vào mạch nước ngầm và trả lại nước về các sông, biển.
Khi rừng bị phá hủy, số lượng lớn cây bị chặt phá thì lượng nước lưu trữ và thải vào khí quyển không còn nữa. Nghĩa là, nơi những khu rừng bị chặt phá, đất tại đây sẽ không còn màu mỡ mà trở nên cằn cỗi.
Hậu quả là gây ra hiện tượng sa mạc hóa, làm tăng nguy cơ hỏa hoạn, ảnh hưởng đến đời sống của động vật và thực vật trong rừng.
Gia tăng khí thải nhà kính
Khí thải nhà kính là các loại khí giữ nhiệt trong khí quyển trái đất như metan ch4, carbon dioxide co2. Trong quá trình quang hợp, cây xanh sẽ hấp thụ những loại khí này và trả khí oxi về bầu khí quyển.
Khi rừng bị chặt phá, thì lượng khí nhà kính bị mắc kẹt trong bầu khí quyển, không thể thoát ra, khí nhà kính trở lại bề mặt, nơi nó được tái hấp thu. Vì năng lượng đi vào nhiều hơn năng lượng đi ra khỏi khí quyển, khiến nhiệt độ bề mặt tăng lên cho đến khi đạt được sự cân bằng mới.
Sự gia tăng nhiệt độ này có tác động lâu dài, bất lợi đến khí hậu và ảnh hưởng vô số đến hệ thống tự nhiên. Các tác động bao gồm sự gia tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng và bão, ảnh hưởng đến hệ động – thực vật, cũng như con người và gây thiệt hại kinh tế nặng nề.
Mất đa dạng sinh học
Khả năng thích nghi với môi trường sống của sinh vật là rất quan trọng nhưng cần khoảng thời gian khá dài. Phá rừng đầu nguồn làm thay đổi môi trường sống của sinh vật quá nhanh khiến chúng không thích nghi kịp thời với môi trường mới. Nếu khu vực sinh sống của một loài bị phá hủy hoàn toàn thì khả năng bị tuyệt chủng là rất cao, chính điều này đã gây ra sự mất đa dạng sinh học.
Mất đa dạng sinh học ảnh hưởng đến hệ sinh thái, điều này chủ yếu là do sự phá vỡ cân bằng sinh thái. Các loài khác nhau tạo thành các mắt xích nhất định trong chuỗi thức ăn hoạt động cân bằng. Nếu sự cân bằng đó bị phá vỡ vì thiếu các loài, các loài còn lại cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.
Mặt khác, sự mất cân bằng trong chuỗi thức ăn cũng gây ra sự xuất hiện của nhiều loại gây hại khác nhau. Điều này xảy ra khi động vật ăn thịt của một loài nào đó giảm hoặc biến mất và loài bị ăn thịt có thể phát triển mà không chịu bất kỳ sự kiểm soát nào. Những loài gây hại này có thể gây ra sự phá hủy diện tích đất trồng lớn và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
>>> Xem thêm:
Các biện pháp bảo vệ rừng đầu nguồn
Tích cực trồng cây là biện pháp hữu ích nhất bảo vệ rừng đầu nguồn
Sau khi độ che phủ rừng của nước ta có mức thấp nhất là 27.2% trong giai đoạn 1943 – 1995, đến cuối năm 2021, tỷ lệ che phủ rừng đã đạt 42.02% là nhờ đã có những biện pháp bảo vệ rừng đầu nguồn nói riêng và bảo vệ rừng nói chung, đó là :
-
Tăng cường phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng nhiều cây xanh.
-
Tăng cường chủ trương ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi, nạn lâm tặc.
-
Xử lý nghiêm những hành vi làm hư hại đến tài nguyên rừng.
-
Hạn chế khai thác bừa bài các loài động thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
-
Xây dựng các khu bảo tồn, vườn thực vật, vườn quốc gia…
-
Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa có trình độ dân trí thấp để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến rừng đầu nguồn là gì, vai trò và các biện pháp bảo vệ rừng đầu nguồn. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với bạn.
Để đón đọc thêm những tin tức về bất động sản khác, hãy truy cập homedy.com ngay hôm nay!