Rừng Amazon ở nước nào và sự đang dạng sinh học – Social Forestry
Rừng Amazon ở nước nào là câu hỏi mà nhiều người vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Vì rừng Amazon có diện tích rất rộng lớn trải dài trên nhiều quốc gia nên rất khó xác định. Để mọi người có câu trả lời chi tiết, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này nhé.
Rừng Amazon ở nước nào?
Rừng Amazon là một khu rừng có diện tích rất rộng nằm ở Nam Mỹ. Với diện tích rộng khoảng 7 triệu km² nên nó trải dài trên 9 nước khác nhau bao gồm:
Rừng amazon ở nước nào
- Brasil với diện tích khoảng 60%
- Peru với diện tích khoảng 13 %
- Colombia với diện tích khoảng 10%
- Venezuela
- Ecuador
- Bolivia
- Guyana
- Surinam
- Cùng Guyana thuộc pháp
Đây là một khu rừng bảo tồn thiên nhiên trên thế giới và là nơi dự trữ sinh quyển cho loài người. Do đó, việc bảo tồn các loài động vật quý hiếm và các loại tài nguyên, nhất là nguồn tài nguyên sinh vật tại khu vực này nhằm bảo vệ sự tồn tại và phát triển của thế giới loài người.
Đa dạng sinh học của rừng Amazon
Rừng nhiệt đới ẩm Amazon có một quần thể sinh vật vô cùng phong phú về loài. Có khoảng 10% số loài sinh vật đã biết trên thế giới sinh sống tại rừng Amazon, nó hợp thành tập hợp lớn nhất các loài động, thực vật còn sinh tồn trên thế giới.
Đa dạng sinh học của rừng Amazon
Rừng Amazon có sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú với khoảng 2,5 triệu loài côn trùng, 2 nghìn loài chim và thú khác nhau và hàng chục nghìn loài thực vật. Theo thống kê hiện nay, nơi đây có ít nhất khoảng:
- 3 nghìn loài cá
- 427 loài thú
- 378 loài bò sát
- 40 nghìn loài thực vật
- 1 nghìn 294 loài chim
- 428 loài động vật lưỡng cư
- 660-128.843 loài động vật không xương sống
Bên cạnh những con số thống kê về sự phong phú của động vật thì rừng Amazon cũng có hệ thực vật phong phú nhất thế giới. Theo thống kê cho thấy có khoảng trên 75.000 kiểu cây gỗ, 150.000 loài thực vật bậc cao và khoảng 90.790 tấn thực vật còn sinh tồn trên 1 km². Số thực vật trung bình ước tính khoảng 356 ± 47 tấn/ha và khoảng 438.000 loài thực vật có tầm quan trọng kinh tế và xã hội đã được ghi nhận.
Rừng nhiệt đới ẩm Amazon cũng là mối nguy hiểm cho con người. Vì nơi đây là nơi cư trú của nhiều loài động vật nguy hiểm như:
- Cá xấu Caiman đen
- Báo đốm Mỹ
- Trăn Anaconda
- Cá trình điện
- Cá hổ
- Ếch độc
- Dơi quỷ
Tình trạng chặt phá rừng Amazon
Do sự di cư của của con người và sự phát triển của đất nông nghiệp nên tình trạng phá rừng xảy ra mạnh. Từ năm 1960 đổ lại thì diện tích rừng tự nhiên gần như là khá nguyên vẹn. Từ cuối năm 1960 đến nay, có rất nhiều trang trại nông nghiệp được hình thành bằng cách chặt phá rừng Amazon.
Nhưng do kĩ thuật trồng cấy và bảo vệ đất không tốt và sự xâm lấn của cỏ dại nên nhanh bạc màu. Đất chỉ được sử dụng một thời gian ngắn và người dân lại tiếp tục di cư sang vị trí khác. Điều này dẫn đến việc phá hủy rừng để làm đất canh tác ngày một diễn ra mạnh hơn.
Theo thống kê từ năm 1991 cho đến năm 2000, tổng diện tích rừng Amazon bị chặt phá tăng từ 415 nghìn tới 587 nghìn km². Do sự phát triển của nông nghiệp, đặc biệt là xuất khẩu đậu tương. Nhiều dự án đường cao tốc xuyên qua rừng dẫn đến diện tích rừng càng bị giảm nhanh với tốc độ trung bình từ năm 2000 (19.018 km²/năm) đến 2005 (22.392 km²/năm). Theo dự tính, với tốc độ phá hủy rừng hiện nay thì diện tích rừng nhiệt đới Amazon sẽ giảm khoảng 40%.
Nguồn tham khảo:
- https://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%ABng_m%C6%B0a_Amazon
- https://en.wikipedia.org/wiki/Amazon_rainforest
5/5 – (1 bình chọn)
SocialForestry.org.vn được biết đến là cổng điện tử cung cấp những thông tin, kiến thức liên quan tới sức khỏe hệ tiêu hóa nói chung và các bệnh về dạ dày nói riêng. Chúng tôi luôn tập chung để xây dựng và phát triển website với hệ thống nội dung đầy đủ và chính xác, nhằm cung cấp các lý thuyết và kinh nghiệm trong việc chăm sóc và điều trị sức khỏe cho các độc giả một cách tốt nhất.