Rốn trẻ sơ sinh bị lồi là gì? Cách khắc phục hiệu quả – Smartbibi
Sau sinh dây rốn của trẻ sơ sinh sẽ khô và rụng. Tuy nhiên cũng có trường hợp, rốn lồi khiến cho cha mẹ lo lắng. Vậy rốn trẻ sơ sinh bị lồi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý mẹ.
Có thể mẹ quan tâm:
👉 Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường
👉 Rốn trẻ sơ sinh rụng nhưng có mủ có nguy hiểm không?
👉 Rốn trẻ sơ sinh có mủ và mùi hôi xử trí thế nào?
Mục Lục
Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng bị lồi là gì?
Rốn trẻ sơ sinh bị lồi là hiện tượng không phải hiếm gặp. Thực tế, tình trạng này không hề đơn giản như các bà mẹ nghĩ. Việc thiếu kiến thức cũng như hiểu biết về tình trạng này có thể khiến bé gặp nguy hiểm.
Theo chuyên gia, tình trạng rốn lồi ở trẻ sơ sinh được miêu tả đúng như cái tên của nó. Tại vị trí rốn xuất hiện cục nhỏ, lồi lên phía trên, thậm chí phình to khi bé quấy khóc, vặn mình.
Tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị lồi có thể phát hiện ngay những tuần đầu sau sinh. Khi ấn vào rốn mẹ sẽ cảm nhận thấy rõ khối lồi này. Theo thống kê, đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ sinh non, sinh ra nhẹ cân. Đặc biệt tỉ lệ bé gái bị rốn lồi thường cao hơn so với bé trai.
Nguyên nhân khiến rốn trẻ sơ sinh bị lồi?
Tại sao rốn trẻ sơ sinh bị lồi? Theo chuyên gia, thời kỳ mang thai dây rốn của bé đi qua lỗ nhỏ trên bụng. Lỗ này sẽ được đóng lại ngay khi các bé sinh ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do cơ thành bụng không thể kết hợp hoàn toàn với nhau dẫn đến tình trạng thoát vị. Lúc này một phần nội tạng sẽ bị di chuyển, xuyên qua lỗ giữa cơ bụng tạo nên cục lồi ở rốn.
Bố mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy khối thoát vị này khi bé khóc, ho, rặn. Những hành động này làm tăng áp lực lên ổ bụng, từ đó đẩy khối thoát vị ra ngoài. Theo trang thông tin sức khỏe trẻ em Kids Health, tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị lồi thường sẽ xảy ra dưới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên cha mẹ cũng đừng lo lắng vì trẻ sơ sinh bị lồi rốn mặc dù ảnh hưởng thẩm mỹ nhưng bé hoàn toàn không cảm thấy đau cũng như có ảnh hưởng gì.
Cách nhận biết rốn trẻ sơ sinh bị lồi
Mẹ có thể nhận biết tình trạng rối lồi ở trẻ sơ sinh dựa vào các dấu hiệu như:
- Khối phồng gần rốn xuất hiện khi con ho, khóc hoặc căng thẳng
- Lồi rốn không làm bé đau nhức hay quấy khóc. Tuy nhiên khi mẹ dùng tay ấn nhẹ sẽ đẩy phần mô lồi vào trong
- Kích thước phần rốn bị lồi chỉ khoảng 2.5cm. Kích thước khối nồi thường sẽ khác nhau ở mỗi bé
- Khi trẻ ngủ hoặc thư giãn phần rốn lồi có thể nhỏ hoặc biến mất đi, khó nhìn bằng mắt thường
Trường hợp bé có các dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây, mẹ cần đưa con đi khám để có biện pháp khắc phục hiệu quả:
- Bé sốt
- Táo bón
- Đau quanh vùng rốn
- Bé bắt đầu nôn mửa
- Sưng tấy khu vực quanh bụng
- Khối thoát vị sưng đỏ hoặc bầm tím
Rốn trẻ sơ sinh bị lồi có nguy hiểm không?
Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng bị lồi có nguy hiểm không là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm. Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị lồi rốn không ảnh hưởng gì sức khỏe. Thậm chí 99% trẻ sẽ tự khỏi sau khi được tròn 1 tuổi. Tuy nhiên, một số trường hiếm gặp trẻ sơ sinh bị lồi rốn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm dưới đây.
- Thoát vị nghẹt: Là tình trạng một phần của ruột bị mắc kẹt lại ở khu thoát vị. Từ đó khiến lượng máu đến khu vực này bị giảm, gây ra tình trạng đau bụng, thậm chí là tổn thương mô. Theo chuyên gia, phần ruột khi bị mắc nghẹt sẽ đứt hoàn toàn nguồn cung cấp máu. Vì vậy lâu ngày có thể chết mô. Nhiễm trùng lan rộng, nguy hiểm đến tính mạng con
- Tắc nghẽn: Biến chứng này thường xảy ra khi một phần của ruột đi vào bên trong khối thoát vị. Lúc này các quai ruột trong khối thoát vị sẽ phình to ra dẫn đến tắc nghẽn. Tình trạng này nếu không can thiệp kịp thời trẻ sẽ có thể nôn mửa liên tục và không bú được
- Nhiễm trùng: Một số trường hợp rốn lồi còn là dấu hiệu nhiễm trùng. Với biến chứng này, khối thoát vị sẽ làm tắc nghẽn quá trình dẫn máu đến mô. Gia tăng nguy cơ hoại tử, thủng ruột, thậm chí làm nhiễm trùng lan rộng ổ bụng đe dọa tính mạng
Trẻ sơ sinh bị lồi rốn phải làm sao?
Hầu hết trường hợp rốn lồi ở trẻ sơ sinh sẽ tự cải thiện sau 1-2 tuổi. Bác sĩ thậm chí có thể đẩy túi phình trở lại vào bụng của bé. Tuy nhiên bố mẹ không nên thực hiện điều này.
Thời điểm rốn trẻ sơ sinh bị lồi sẽ tự đóng lại khi vòng rốn đóng. Khi đó, trẻ sẽ không cần điều trị. Tuy nhiên nếu đến độ 4-5 tuổi vòng rốn vẫn chưa đóng lại thì mẹ cần đưa các bé đi gặp bác sĩ để còn phẫu thuật kịp thời.
- Vòng rốn vẫn chưa đóng lại khi bé được 5 hoặc trên 5 tuổi
- Phần rốn trẻ sơ sinh bị lồi phình to gây khó chịu
- Da xung quanh vùng thoát vị có dấu hiệu sưng tấy, đỏ bất thường
- Trẻ bị sốt, quấy khóc do đau, thậm chí khó hoặc không đi ngoài được
Với trường hợp này trẻ cần phẫu thuật nhanh nhất để tránh biến chứng nguy hiểm. Thông thường trước khi phẫu thuật trẻ sẽ nhịn ăn theo hướng dẫn. Quá trình phẫu thuật diễn ra trong khoảng 1h. Sau khi gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ rạch một đường gần rốn để đẩy các mô ở ruột vào lại ổ bụng. Sau đó tiến hành khâu lại.
Hầu hết các bé sẽ được về nhà và hẹn tái khám sau 2-4 ngày. Trường hợp có các triệu chứng như sốt, đỏ, sưng, đau tại vị trí mổ bác sĩ sẽ đề nghị ở lại theo dõi.
Cách phòng tránh thoát vị rốn cho bé
Để tránh biến chứng do rốn trẻ sơ sinh bị lồi mẹ nên phòng ngừa theo cách dưới đây.
- Hạn chế để bé khóc, gào làm tăng áp lực lên rốn
- Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn cho bé để tránh táo bón
- Massage thành bụng nhẹ nhàng cho con mỗi ngày
- Vệ sinh nhẹ nhàng vùng da quanh rốn khi thay tã cho bé. Tốt nhất là dùng tăm bông để việc vệ sinh diễn ra thuận lợi
- Tránh việc để tã cọ sát vào rốn. Bởi điều này sẽ khiến trẻ chảy máu, đau rát
- Theo dõi để phát hiện sớm dấu hiệu bất thường tại cuống rốn như chảy nước vàng, rỉ máu,…
Một số câu hỏi liên quan
Ngoài nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị thì các mẹ bỉm còn băn khoăn điều dưới đây.
Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì thụt lại được?
Hầu hết triệu chứng lồi rốn hay thoát vị sẽ tự cải thiện khi trẻ được 4 tháng đến 1 tuổi. Tuy nhiên số khác sẽ cần thời gian nhiều hơn để phục hồi. Theo chuyên gia 90% trường hợp lồi rốn sẽ tự đóng lại mà không cần đến can thiệp. Tuy nhiên, khi bé 4 tuổi mà rốn không có dấu hiệu thụt vào thì cần phẫu thuật.
Có nên dùng đồng xu chữa thoát vị rốn?
Rất nhiều bà mẹ truyền tai việc dùng đồng xu để chữa lồi rốn cho bé. Dưới đây là các bước thực hiện phương pháp này.
- Sau khi tắm xong, để trẻ nằm yên
- Sử dụng gạc để bọc đồng xu rồi đặt lên vùng thoát vị
- Dùng băng thun quấn quanh bụng cố định đồng xu
- Giữ nguyên đồng xu trên rốn của bé càng lâu càng tốt. Ngoài ra để tránh bị hăm mẹ có thể tiến hành thay băng ngày 2 lần cho bé
Thực tế, đây chỉ là mẹo dân gian không có cơ sở khoa học. Việc tùy tiện dùng keo y tế dán lên da bụng có thể khiến bé tổn thương, đau rát khi lột. Bên cạnh đó, việc bọc kín rốn cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Từ đó dẫn đến nhiễm trùng. Vì vậy trước khi áp dụng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
KẾT LUẬN
Rốn trẻ sơ sinh bị lồi nhìn chung không quá nguy hiểm. Các trường hợp gặp biến chứng tương đối ít. Tuy nhiên mẹ vẫn cần phải lưu ý về tình trạng này để chăm sóc bé thật tốt.