Rốn lồi ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng: Có mô phình ra ở khu vực dưới rốn, rốn lồi ra khá rõ, trẻ không đau.

Nguyên nhân: Thoát vị rốn khiến một phần nội tạng rời khỏi vị trí ban đầu. Bệnh gặp nhiều ở trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.

Cách xử lý: Bệnh thường tự khỏi khi trẻ được 1 tuổi. Nếu khi đó tình trạng không tốt lên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện.

 

Mẹo dân gian:

Cần chuẩn bị:

  • 1 đồng xu hình tròn có đường kính vừa phải, 1 miếng khăn xô nhỏ sạch, băng quấn rốn loại thun mỏng 1 lớp.

Cách làm:

  • Gói đồng xu trong miếng khăn xô nhỏ rồi đặt lên rốn của bé. Sau đó, mẹ dùng băng quấn rốn quấn quanh bụng bé để trị lồi rốn. Không nên quấn quá chặt hoặc quá lỏng (quá chặt làm bé khó thở, quá lỏng làm đồng xu xê dịch khỏi vị trí rốn lồi). Thỉnh thoảng dùng ngón tay ấn nhẹ vào đồng xu đó.

  • Thực hiện phương pháp này sau khi tắm bé, lúc bé đang nằm yên, không nên tháo đồng xu ra thường xuyên sẽ làm giảm tác dụng.

  • Để tránh bé bị hăm do ra nhiều mồ hôi bạn nên thay băng ngày 2 lần.

  • Thực hiện đến khi rốn bình thường mất thời gian trung bình từ 1-3 tháng.

Lưu ý:

  • Mẹo này khá độc đáo, nhiều mẹ đã thử và thành công mĩ mãn.

  • Tuy nhiên, nó chỉ là mẹo dân gian truyền miệng chứ chưa được y học nghiên cứu kết luận gì cả. Đặc biệt, càng không nên làm khi rốn bé chưa khô hẳn.

Cách hiện đại:

  • Khi con sơ sinh bị lồi rốn, mẹ phải chú ý vệ sinh vùng rốn, tránh để bị nhiễm trùng sẽ khiến tình trạng tồi tệ hơn.

  • Tránh để trẻ khóc nhiều, khóc to, vặn mình.

  • Hằng ngày massage nhẹ nhàng thành bụng của bé.

  • Trẻ bú mẹ thì mẹ nên ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm giúp nhuận tràng.

  • Bé nào uống sữa công thức thì cố gắng chọn sữa phù hợp, có hàm lượng chất xơ cao… Những việc này giúp bé không bị táo bón, không rặn nhiều khi đi nặng để tránh làm rốn lồi nhiều.

  • Mẹ tuyệt đối không được quấn bụng con quá chặt vì dễ gây bí bách, nhiễm trùng, hăm ngứa, khó chịu cho bé.

  • Thường thì lỗ rốn sẽ đóng lại hoàn toàn trước khi trẻ được 1 tuổi. Bé sơ sinh bị lồi rốn thì không cần điều trị.

    Tuy nhiên, nếu rốn bé vẫn căng phồng to và có dấu hiệu mỗi lúc một trầm trọng (bụng to tròn hơn bình thường, da quanh khối thoát vị sưng nề và đỏ, bé sốt, quấy khóc, khó đi ngoài hoặc không đi ngoài được) thì mẹ phải đưa đi bệnh viện khám liền.

 

Để nhận thông tin khám với Bs Nhật, vui lòng nhấn vào link: https://m.me/bsphamquangnhat