Rhetorical question (câu hỏi tu từ): Cách sử dụng, dấu hiệu nhận biết & phân loại
Câu hỏi tu từ tiếng Anh (Rhetorical question) là một dạng câu hỏi không nhằm mục đích chờ đợi câu trả lời. Ở một số trường hợp, câu hỏi tu từ không có câu trả lời, hoặc đôi khi lại ngầm thể hiện câu trả lời ngay trong chính câu hỏi vừa đưa ra. Vậy tại sao người ta lại đặt câu hỏi khi không cần biết câu trả lời? Câu hỏi tu từ là gì, giống và khác với câu hỏi tiếng anh thường như thế nào?
Trong tiếng Anh, câu hỏi tu từ không yêu cầu câu trả lời, thay vào đó, nó lại được sử dụng để nhấn mạnh một ý nghĩa khác. Loại câu này được đặt ra nhằm tạo ấn tượng và tập trung suy nghĩ, sự chú ý của người đọc, người nghe vào một mục đích cụ thể (làm rõ một tình huống/chỉ ra một điều gì đó cần xem xét).
Đôi khi, nó cũng được dùng để nhấn mạnh và nhằm thuyết phục ai đó. Xét về hình thức, câu hỏi tu từ nằm trong các dạng câu hỏi tiếng Anh mang bản chất của câu phủ định có cảm xúc, hoặc câu khẳng định.
Ở một số trường hợp khác, câu hỏi tu từ còn được sử dụng để tăng sức biểu cảm trong văn học, thơ ca, giúp lối diễn đạt trở nên sinh động và đem lại sự hứng thú cho người đọc.
Xem thêm: Tìm hiểu về mô hình học Blendedsmart Learning Model
1. Dấu hiệu nhận biết câu hỏi tu từ
- Có dấu chấm hỏi ở cuối câu.
- Luôn ngầm ẩn một nội dung phán đoán phủ định hoặc khẳng định của người hỏi.
- Nhằm mục đích nhấn mạnh ý người hỏi muốn nói, hoặc thể hiện ý kiến chê trách điều gì đó.
- Chứa từ phủ định nhưng khác với loại câu hỏi phủ định trong tiếng anh bởi có nội dung ngầm khẳng định với mệnh đề tương ứng.
- Không chứa từ phủ định, nhưng lại có nội dung ngầm phủ định với mệnh đề tương ứng.
2. Phân biệt câu hỏi tu từ và câu hỏi thường
Câu hỏi thường (những câu hỏi tiếng Anh thường gặp trong cuộc sống) là câu được dùng để hỏi thông tin, người hỏi luôn cần được làm sáng tỏ một nội dung nào đó từ người được hỏi. Dù được thực hiện trực tiếp hay gián tiếp, cấu trúc câu hỏi tiếng Anh dạng này luôn luôn bao gồm 2 chủ thể là Người hỏi và Người được hỏi. Theo đó, Người hỏi đưa ra câu hỏi, còn Người được hỏi sẽ nghe và trả lời câu hỏi. Loại câu này được dùng rất nhiều trong giao tiếp và trong đời sống hằng ngày.
Khác với các loại câu hỏi trong tiếng anh, câu hỏi tu từ lại không yêu cầu câu trả lời hay nắm bắt thông tin, mà chỉ nhằm nhấn mạnh hay khẳng định nội dung nào đó. Với loại câu hỏi này, chúng ta chỉ có thể xác định được 1 chủ thể là Người hỏi mà thôi. Loại câu này được dùng nhiều trong văn học, nghệ thuật.
Xem thêm: Câu hỏi đuôi trong tiếng Anh (Tag question)
B. Các dạng câu hỏi tu từ
1. Câu hỏi tu từ nhằm thu hút sự chú ý
Trong một số trường hợp, người sử dụng câu hỏi tu từ muốn đưa ra một tuyên bố hoặc một câu nói chứa ngụ ý và có tính chất quan trọng.
Ví dụ:
- Do you know what time it is? (Bạn có biết bây giờ là mấy giờ rồi không?)
=> Với câu hỏi này, người hỏi muốn ngụ ý rằng bạn đã đi trễ rồi.
- What does it matter? (Nó có ý nghĩa gì chứ?)
=> Thực tế người hỏi chỉ muốn nói rằng Nó chẳng có ý nghĩa gì cả.
- Where’s my homework? (Bài tập về nhà đâu?)
=> Với câu hỏi này, người hỏi muốn bạn hãy nộp bài tập về nhà cho họ hôm nay.
2. Câu hỏi tu từ dùng để chỉ một tình huống xấu
Một số trường hợp, người hỏi dùng câu hỏi tu từ dùng để nói lên một tình huống xấu.
Ví dụ:
- How many times do I have to tell you not to yell in the house? (Đã bao nhiêu lần tôi nhắc bạn là không được hét toáng lên trong nhà rồi?)
=> Đừng ngồi và suy nghĩ xem bạn đã làm điều này bao nhiêu lần nhé. Vì người hỏi lại đang muốn thể hiện sự bực bội bởi tiếng ồn ào mà bạn đã gây ra quá nhiều lần.
- Do you think that money just grows on trees? (Bạn nghĩ là tiền mọc trên cây sao?)
=> Sự thật hiển nhiên là tiền không thể nào mọc trên cây được. Điều mà người nói muốn nhắc đến là việc chi tiêu lãng phí của bạn.
- How much longer must our people endure this injustice? (Chúng tôi phải chịu sự bất công này bao lâu nữa đây?)
=> Câu nói này lại biểu thị cảm xúc khó chịu và tức giận từ người hỏi bởi những sự bất công mà họ phải chịu đựng trong suốt thời gian dài.
3. Câu hỏi tu từ về những mục tiêu lớn trong cuộc sống
Các ví dụ sau đây là những câu hỏi mang ý nghĩa hiển nhiên, bởi vì câu trả lời đã được ngầm thể hiện ngay trong bối cảnh của cuộc nói chuyện, hoặc đơn giản là chủ đề được nhắc đến đã những điều đã quá rõ ràng trong thực tế.
Ví dụ:
- Do you want to be a failure for the rest of your life? (Bạn có muốn là kẻ thất bại trong suốt phần đời còn lại của mình không?)
=> Tất nhiên câu trả lời là: Tôi không bao giờ muốn mình là kẻ thất bại.
Câu hỏi này chỉ nhằm tạo động lực nhiều hơn, khiến bạn suy nghĩ và cố gắng để thành công hơn trong cuộc sống của mình.
- Can we do better next time? (Chúng ta có thể làm tốt hơn trong lần tới chứ?)
=> Tất nhiên câu trả lời là: Chúng ta chắc chắn sẽ làm tốt hơn trong lần tới.
Tương tự, câu hỏi này là cách để chúng ta luôn nỗ lực làm tốt hơn dù cho kết quả hiện tại không như ý muốn.
- Do you want to be a success in this world? (Bạn có muốn là người thành công trong thế giới này không?)
=> Câu hỏi này thú vị đấy và câu trả lời cũng hiển nhiên rồi, chỉ đơn giản là cách để nhấn mạnh thêm mục tiêu thành công của bạn trong tương lai.
Với những câu hỏi như thế này, bản thân người hỏi và người nghe thực tế đã ngầm hiểu được câu trả lời. Mục đích chỉ để nhấn mạnh vào một nội dung hoặc khiến cho người được hỏi phải suy nghĩ.
Xem thêm: 12 phần mềm học tiếng Anh miễn phí cho từng lứa tuổi
4. Câu hỏi tu từ biểu lộ tâm trạng tiêu cực
Bởi vì câu hỏi tu từ có khả năng tăng mức độ biểu cảm trong cách diễn đạt, cho nên nó được dùng khá phổ biến trong các trường hợp người dùng muốn biểu lộ tâm trạng tồi tệ của mình.
Ví dụ:
- Why must we go on? (Tại sao chúng ta phải tiếp tục chứ?)
=> Người hỏi bộc lộ sự chán nản với công việc mà họ đang làm ở thời điểm hiện tại.
- Why should I try? (Tại sao tôi phải cố gắng chứ?)
=> Tương tự, câu nói này cũng thể hiện sự chán nản của người nói và không còn muốn nỗ lực.
- Where did I go wrong? (Tôi đã làm sai điều gì?)
=> Câu hỏi này thể hiện tâm trạng tồi tệ của người nói khi gặp quá nhiều khó khăn.
5. Câu hỏi tu từ ở dạng phủ định và hướng đến điều tích cực
Câu hỏi tu từ ở dạng phủ định nhưng lại có nội dung ngầm khẳng định với mệnh đề tương ứng.
Ví dụ:
- Haven’t you had enough awards this year? (Không phải là bạn đã đạt được nhiều giải thưởng năm nay sao?)
=> Đây là một lời chúc mừng vì người nghe đã nhận được nhiều giải thưởng trong năm.
- Didn’t I help you on your last exam? (Không phải là tôi đã giúp bạn trong bài kiểm tra đợt trước?)
=> Câu này lại mang ý nghĩa là: Tôi đã giúp bạn làm bài kiểm tra kỳ trước và nó đã giúp bạn.
- Won’t he be excited to see you? (Không phải là anh ta rất phấn khích khi nhìn thấy bạn à?)
=> Câu hỏi tu từ này diễn đạt rằng anh ta rất phấn khích khi nhìn thấy bạn.
Xem thêm: Câu cảm thán trong Tiếng Anh: Cách dùng và Phân loại
Từ những kiến thức bổ ích này, DOL English hi vọng rằng các bạn sẽ ứng dụng tốt hơn khi sử dụng dạng câu hỏi tu từ.
Tìm hiểu chương trình học tiếng Anh của DOL English tại ĐÂY.