[Review] Bộ Anime Bóng Rỗ Kuroko Tuyển Thủ Vô Hình
5/5 – (22 bình chọn)
Trong suốt thời gian từ tháng 12/2008 đến tháng 9/2014, “Kuroko Tuyển thủ vô hình” đứa con sáng giá của nhà họa sĩ Tadatoshi Fujimaki được có mặt trên tạp chí Shounen Jump. Được cho ra mắt vào tháng 12/2008, kể về những nỗ lực của một đội bóng rổ trên con đường phấn đấu vươn tới giải quốc gia.
Giới Thiệu Về Anime Kuroko Tuyển Thủ Vô Hình
Bộ anime dài tập được sản xuất bởi Production I.G và bắt đầu phát sóng từ ngày 7 tháng 4 năm 2012, kết thúc vào ngày 22 tháng 9 năm 2012. Phần 2 được tiếp tục phát sóng vào ngày 6 tháng 10 năm 2013.
Đông đảo lượt xem và theo dõi trên mạng xã hội, bộ truyện đã được chuyển thể thành phim hoạt hình tiếp nối tiếng vang lớn ấy.
Không dừng lại ở đó, tác giả đã viết thêm kịch bản “Kuroko Tuyển thủ vô hình: Trận đấu cuối cùng” được cho là phần cuối khép lại cả seri phim.
Giống như tên, cả bộ phim xoay quanh những cuộc thi đấu bóng rổ không kém phần gay cấn, thót tim ở vị trí khán giả.
Nội Dung Phim Anime “Kuroko Tuyển Thủ Vô Hình”
Đúng như cái tên, phim xoay quanh những trận đấu của tuyển thủ thể thao đặc biệt là bóng rổ với nội dung vô cùng đơn giản và dễ hiểu.
Đội bóng rổ đường phố Jabberwock của Hoa Kỳ đến Nhật Bản để tham gia cuộc đấu giao hữu với đội Strky tại Nhật Bản..
Trận đấu đầy thất bại của đội bóng rổ đại diện Nhật Bản cùng với những ánh mắt khinh thường lộ rõ trên gương mặt từ phía Jabberwock đã khiến huấn luyện viên Aida cùng toàn giới bóng rổ Nhật Bản tức giận.
Huấn luyện viên Aida đã quyết tâm tập hợp những thành viên thất lạc của “Thế Hệ Kì Tích” tạo thành đội Vorpal Swords để rửa trôi mối nhục quốc thể này.
Từ đó, qua suốt hầu như toàn bộ phim , khán giả được tận mắt chứng kiến các phân cảnh chiến đấu trên sân bóng rổ giữa đội nắm trong tay những kỳ vọng “rửa trôi mối nhục” với những đội chơi đường phố được đánh giá là vô cùng đẹp trai pha chút nét bad boy đấy!
Xoay quanh những đời thường của những cậu học sinh trung học và niềm đam mê bóng rổ mãnh liệt. Bộ phim thể hiện những pha phối hợp ăn ý, hút mắt thể hiện đúng tinh thần thi đấu là hết mình của các thành viên trong cùng một đội.
Mặc dù có nhiều nhân vật tác giả đã dành ưu ái vài tập phim kể hết xuất thân của họ nhưng vẫn đảm bảo để người xem thấy được kỹ năng tìm ẩn, quá khứ của từng nhân vật.
Anh chàng Seijuro Akashi trưởng nhóm “Thế Hệ Kì Tích” luôn có cho mình những kỹ năng cướp bóng nhanh thoáng chốc như chớp nhờ sở hữu cho mình “đôi mắt đế vương” nói thẳng ra là một năng lực quan sát rất đặc biệt giúp cho Akashi có thể dự đoán trước lối chơi đối thủ.
Daiki Aomine với đường bóng khó nắm bắt vì nó đi không tuân theo bất cứ quy tắc nào vô cùng mạnh mẽ, tốc độ choáng ngợp dành cho đối thủ. “Người đánh bại được tôi, đó là tôi” anh luôn mang suy nghĩ ấy cho đến khi gặp Kagami Taiga.
Shintaro Midorima – phó đội trưởng và giữ vị trí hậu vệ trong đội với kỹ năng ném bóng đạt 3 điểm siêu chuẩn dù ở bất cứ vị trí nào trên sàn đấu,anh chưa hề ném trượt dù chỉ một lần đã khiến nhiều đối thủ trầm trồ.
Ryota Kise với kỹ năng không một ai ngờ đến chính là sao chép mọi lối chơi, chiến thuật của đối thủ chính xác tuyệt đối và biến nó thành của mình với kỹ năng cao hơn.
Taiga Kagami mang một tính cách hơi bộc trực một chút nhưng lại là một tuyển thủ được cho là có tài năng thiên phú.
kết hợp với một cậu bạn thành viên thứ 6 Kuroko Tetsuya mang những “cú chuyền bóng vô hình” .Tất cả tài năng hội tụ cùng một địa điểm sẽ tạo ra những khung cảnh ghi điểm đẹp mắt, thuyết phục.
Tại Sao Bộ Phim Lại Được Nêu Tên Đông Đảo Trên Những Diễn Đàn Người Hâm Mộ?
Đúng với tinh thần một trận đấu thể thao, “Kuroko Tuyển Thủ Vô Hình” tạo nên những cảnh quay mãn nhãn, thu hút khán giả.
Không chỉ cho người đam mê bộ môn bóng rổ mà cả những khán giả không thuộc cùng lĩnh vực cũng có thể có những phút giây giải tỏa với những tình tiết hài hước cuộc sống hằng ngày và cả những sự cố gắng bước lên đỉnh vinh quang..