ren ky nang tu bao ve ban than 5 6 tuoi phuong mndongtam – Tài liệu text
ren ky nang tu bao ve ban than 5 6 tuoi phuong mndongtam
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.16 KB, 22 trang )
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
MỤC LỤC
Nội dung
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
1.2. Cơ sở thực tế
2. Mục đích của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu – Phạm vi của đề tài
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Khảo sát thực tế (Số liệu điều tra trước khi thực hiện)
Trang
1
1
1
2
3
3
3
3
PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
5
1. Những chủ trương về giáo dục kỹ năng sống trong trường mầm non
2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
3. Đặc điểm phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi
5
5
5
II. Thực trạng công tác thực hiện biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi có kỹ
năng tự bản vệ bản thân ở trường mầm non
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
III. Các biện pháp thực hiện:
1. Sử dụng tình huống: tận dụng những tình huống nảy sinh trong cuộc
sống hàng ngày, hoặc tình huống hấp dẫn mang tính có vấn đề để tổ chức
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ
2. Sử dụng trò chơi học tập hoặc đóng vai để trẻ thực hành các kỹ năng tự bảo
vệ bản thân
3. Tạo môi trường hoạt động tích cực
4. Tạo cơ hội để trẻ được thực hành, luyện tập, tương tác với người lớn, với
bạn ở mọi lúc mọi nơi
5. Đánh giá trẻ và khuyến khích trẻ nhận xét , đánh giá bạn và tự đánh giá
bản thân
6. Đưa nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ tích hợp với các hoạt
động dạy, hoạt động vui chơi và các hoạt động khác
7. Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cho trẻ
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết quả thực hiện
2 Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
6
0/20
5
6
6
6
6
9
12
13
15
16
17
19
19
20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Cơ sở lý luận
Giáo dục mầm non là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và
phát triển nhân cách trẻ em, thời kỳ mầm non còn được gọi là thời kỳ vàng của
cuộc đời. Sự phát triển của trẻ em trong thời kỳ này rất đặc biệt, chúng hôn nhiên
non nớt, buồn vui, khóc cười theo ý thích. Những gì trẻ được học, được trạng bị ở
trường mầm non có thể sẽ là những dấu ấn theo trẻ suốt cuộc đời.
Theo như nhà giáo dục lỗi lạc Nga đã nói “ Những cơ sở căn bản của việc giáo
dục trẻ, đã hình thành trước tuổi lên năm, những điều dạy cho trẻ trong thời kỳ đó
chiếm tới 90% tiến trình giáo dục trẻ. Về sau giáo dục con người vẫn còn tiếp tục,
nhưng đó chỉ là bước đầu đếm quả, còn những nụ hoa thì được trồng năm năm đầu
tiên. Vậy khi đứa trẻ lớn lên sẽ trở thành người như thế nào phần lớn phụ thuộc vào
tuổi thơ của các bé được diễn ra ra sao, bàn tay nào dẫn dắt các bé trong những
năm tháng ấu thơ, dẫn dắt như thế nào? Điều này phần lớn phụ thuộc vào cha mẹ
và đặc biệt là giáo dục mầm non”.
Hiểu được tầm quan trọng của giáo dục mầm non đối với sự phát triển của
trẻ như vậy. Nên hiện nay ngành giáo dục đang hết sức quan tâm đến sự phát
triển của thế hệ trẻ, luôn đổi mới, sáng tạo trong giáo dục và đặc biết là quan
tâm đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non.
Giáo dục kỹ năng sống là một phần quan trọng của cuộc sống cá nhân trong
xã hội hiện đại “Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta
điều gì mà ở chỗ ta có thái độ với nó ra sao, không phải ở chỗ điều gì xảy ra với
ta, mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào” theo (lewis.
L.Dunmington).
Ngày nay xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện
ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại, đặc biệt là đối với trẻ .
Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ
chính bản thân mình. Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trường
an toàn cho trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt
động của mình như chạy nhảy, chơi đùa.. việc hướng cho trẻ những việc an toàn
và không an toàn bắt đầu hình thành.
Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ.
Đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối
nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản
thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn
màu.
1/20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
Việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng đòi hỏi
một quá trình rèn luyện, giáo dục lâu dài. Hơn nữa, lứa tuổi mầm non – đặc biệt là
giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo (5-6 tuổi) là giai đoạn học hỏi, tiếp thu, lĩnh hội
những giá trị sống để phát triển nhân cách do đó cần sớm giáo dục các kỹ năng
sống đặc biệt là kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi
ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non.Trẻ có thể hòa nhập nhanh với cuộc
sống xung quanh, phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đó
học hỏi và làm giàu thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân. Khi
được trang bị kỹ năng tự bảo vệ phù hợp đứa trẻ được đảm bảo về nhu cầu an
toàn, ổn định về mặt tâm lý có cơ hội để phát triển nhân cách đầy đủ và đúng
hướng.
Trang bị cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân như nào là vấn đề cấp
thiết, hữu ích là hành trang bổ ích giúp trẻ bước vào đời. Bản thân là một giáo viên
mầm non là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ tôi nhận thấy cần đưa ra những
biện pháp thiết thực, hiệu quả để giáo dục trẻ có những kỹ năng tự bảo vệ bản thân.
1.2. Cơ sở thực tế.
Có rất nhiều các kỹ năng để bảo vệ bản thân trẻ tránh khỏi những mối nguy
hại trong cuộc sống như: không chơi với những đồ vật nguy hiểm, hay kỹ năng
giúp trẻ tránh không bị đuối nước, kỹ năng an toàn giao thông… tất cả các kỹ
năng đó là cần thiết cho trẻ, nhưng thực tế hiện nay cho thấy tình trạng trẻ bị bắt
cóc, bị xâm hại ngày càng nhiều, trẻ lại chưa có nhiều những kỹ năng đối phó
với những vấn đề đó, chính vì vậy trong bài viết này tôi tập trung nghiên cứu
những biện pháp dạy trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân, cách sử lý các tình
huống khi bị lạc, khi bị rụ rỗ, bị theo dõi, bị xâm hại….
Thực tế hiện nay tình trạng trẻ em thụ động, không biết ứng phó trong
những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách bảo vệ bản thân trước các tình
huống nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ… để lại những hậu quả thật thương tâm
và đáng tiếc ngày càng nhiều trong xã hội.
Mới đây nhất ngày 24/3 vừa rồi là vụ cháu Lê Thị Nhật Linh 9 tuổi là công
dân Việt Nam sinh sống cùng bố mẹ ở Nhật bị sát hại để lại nỗi ân hận, đau xót
tột cùng cho gia đình và người thân.
Hay vụ cháu bé 8 tuổi ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mại bị xâm hại vào
ngày 8/1/ 2017.
Và còn rất rất nhiều những vụ án trẻ bị xâm hại, bị rụ rỗ, bị mất tích .
Do đâu? Do xã hội ngày càng phát triển kéo theo những tệ nạn xã hội. Do trẻ
không có những kỹ năng xử lý tình huống khi gặp nguy hiểm. Do cha mẹ, người
2/20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
lớn chủ quan chưa có những biện pháp giáo dục những kỹ năng tự bảo vệ bản
thân cho trẻ.
Thực tế này khiến cho xã hội, các nhà tâm lý giáo dục, đặc biệt là bậc học
giáo dục mầm non phải suy nghĩ.
Bên cạnh đó, thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi ở các trường mầm non chưa được khái quát thành bức tranh toàn cảnh và
chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống các biện pháp giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Xuất phát từ những lý do trên nên tôi
chọn đề tài:
“ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong trường
mầm non”.
2. Mục đích nghiện cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất biện pháp giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .Tăng cường rèn luyện và
tạo cơ hội cho trẻ được thực hành trải nghiệm thông qua các hoạt động nhằm
giúp trẻ có những kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân.
3. Đối tượng nghiên cứu – Phạm vi và thời gian thực hiện đề
tài
– Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi.
– Phạm vi: 47 trẻ mẫu giáo lớp A2
– Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 09/ 2016 đến tháng 4/2017.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Nghiên cứu lý luận: Sưu tầm tài liệu, đọc, hệ thống, phân tích giải
thích, đánh giá để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
4.2. Nghiên cứu thực trạng:
– Phương pháp quan sát: Quan sát các biểu hiện, hành vi của trẻ thông qua
ngôn ngữ và hoạt động hằng ngày.
– Phương pháp đàm thoại.
– Phương pháp trực quan.
– Phương pháp thực hành.
– Phương pháp thống kê toán học.
5. Khảo sát thực tế( số liệu điều tra trước khi thực hiện)
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát tình hình của trẻ qua
quan sát, trò chuyện, hỏi ý kiến của phụ huynh. Và tôi nhận thấy vốn kỹ năng tự
bảo vệ bản thân của trẻ như sau:
3/20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
– Nhận ra những tình huống nguy hiểm với bản thân: Trẻ còn non nớt, chủ
quan, không biết những mối nguy hại luôn rình rập quanh trẻ, vô tư hồn nhiên,
ai cho gì cũng nhận, người lạ rụ rỗ đều tin luôn…
– Biết xử lý tình huống: Hầu như tất cả trẻ đều bị động trong tất cả các tình
huống, không biết phải xử lý như thế nào.
– Có kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ còn rất
hạn chế.
Qua khảo sát, đánh giá 47 trẻ kết quả như sau:
Tốt
STT
Nội dung
Nhận ra tình huống nguy
1 hiểm
2 Biết xử lý tình huống
Có kỹ năng bảo vệ bản
3 thân
Khá
TB
Yếu
SL
Tỉ lệ
%
SL
Tỉ lệ
%
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
%
%
3
6
7
15
16
34
21
45
2
4
6
13
15
32
24
51
1
2
5
10
13
28
28 59,1
Dựa vào kết quả khảo sát này tôi đã nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp phù
hợp, nhằm giáo dục những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ hiệu quả nhất.
PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI
ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
4/20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
1. Những chủ trương về giáo dục kỹ năng sống trong trường mầm
non.
Trong năm học 2016 – 2017 Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội,
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện và nhà trường nơi tôi công tác, đã có những
công văn chỉ đạo việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm chỉ đạo cho
nhà trường, giáo viên xây dựng kế hoạch và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
– Công văn số 656/ KH- PGD&ĐT, Mỹ Đức ngày 14 tháng 9 năm 2016
về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2016 –
2017. Trong đó có nội dung: Đẩy mạnh việc tích hợp, lồng ghép giáo dục kỹ
năng sống phù hợp với trẻ từng độ tuổi.
– Công văn số 49/KH- TMN, Đồng Tâm, ngày 16 tháng 9 năm 2016 về kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm 2016- 2017 của nhà trường có
nhiệm vụ như sau: Đẩy mạnh việc tích hợp, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống
phù hợp với trẻ từng độ tuổi. Tổ chức cho trẻ được trải nghiệm, tham quan thực
tế…, giáo dục kỹ năng tự phục vụ theo độ tuổi.
+ Tăng cường giáo dục kỹ năng tự phục vụ, tự bảo vệ bản thân, tự tin bày
tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, mạnh dạn trong giao tiếp, thân thiện, chia sẻ, hợp
tác với bạn bè, tích cực trong hoạt động…
2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài.
* Kỹ năng: Là khả năng vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn để thực
hiện có kết quả một hành động nào đó.
* Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những
sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự
vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa
những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn.
3. Đặc điểm phát triển của trẻ 5-6 tuổi.
* Đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi
Sự phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về thể loại, biết thiết lập
nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, thông tin giữa mới
và cũ, gần và xa. Tư duy của trẻ dần dần mất đi tính duy kỷ tiến dần đến khách
quan hiện thực hơn. Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè, các sắc thái
xúc cảm con người trong quan hệ với các loại lứa tuổi khác nhau, vị trí xã hội
khác nhau được hình thành. Tình cảm mẹ con, ông bà, anh chị em, tình cảm với
cô giáo, với người thân, người lạ. Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ con dễ
dao động mang tính chất tình huống.
5/20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
II- THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC THỰC HIỆN “BIỆN PHÁP
GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI CÓ KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN Ở
TRƯỜNG MẦM NON”.
1. Thuận lợi:
– Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ và bồi dưỡng về
chuyên môn, đặc biệt chú trọng nâng cao các điều kiện về tài liệu chuyên
môn, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục. Tạo điều kiện cho giáo
viên an tâm sáng tạo và nâng cao trình độ chuyên môn.
– Phòng học thoáng mãi, đủ ánh sáng, đủ trang thiết bị phục vụ cho việc
giảng dạy.
– Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình sáng tạo, nhanh nhậy trong tiếp thu
những điều mới mẻ.
2. Khó khăn:
– Giáo viên có tuổi nghề trẻ, thâm niên ít nên kinh nghiệm giảng dạy còn
chưa nhiều.
– Trình độ của giáo viên chưa đồng đều nên hiệu quả của giáo dục kỹ năng
tự bảo vệ bản thân cho trẻ không giống nhau.
– Trường ở nông thôn, nằm ở khu vực đông dân cư và phức tạp, trình độ
dân chí không đồng đều, nhiều bậc phụ huynh chưa dành thời gian phối hợp với
giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.
– Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, trẻ thiếu tự tin, nhút nhát
trong hoạt động, do đó cùng một biện pháp và hình thức tổ chức nhưng kết quả
trên trẻ đạt được không giống nhau.
– Phụ huynh chưa hiểu được giá trị, vai trò của việc giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ bản thân cho trẻ.
III – CÁC BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI CÓ KỸ NĂNG TỰ BẢO
VỆ BẢN THÂN TRONG TRƯỜNG MẦM NON
1. Sử dụng tình huống: Tận dụng những tình huống nảy sinh
trong cuộc sống hàng ngày; Hoặc tạo tình huống hấp dẫn mang tính có
vấn đề để tổ chức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
a. Tác dụng
Việc giáo dục kỹ năng của trẻ ít có cơ hội được trải nghiệm bằng thực
tế sinh động mà chỉ có thể thông qua những tình huống giả định. Và với việc
giải quyết một cách thuần thục những tình huống giả định này trẻ sẽ không
bị lúng túng khi giải quyết những tình huống mà trong thực tế trẻ sẽ gặp
phải.
6/20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
Do đó, việc tạo những tình huống hấp dẫn, mang tính có vấn đề là một
biện pháp có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục kỹ năng cho
trẻ. Những vốn kinh nghiệm này sẽ là “vật liệu” để trẻ ứng dụng giải quyết
những tình huống trong thực tế có thể trẻ sẽ gặp phải.
Thông qua các tình huống và cách xử lý trong từng tình huống trẻ sẽ có biểu
tượng về các hành vi và chuẩn mực, làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm
của trẻ giúp trẻ biết lựa chọn những hành vi tích cực để vận dụng vào trong
cuộc sống của mình.
Việc lựa chọn và xây dựng những tình huống có vấn đề gần gũi, thực tế,
dễ hiểu phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú và
duy trì được hứng thú trong suốt quá trình hoạt động góp phần kích thích sự
tò mò ham hiểu biết và là cơ hội để trẻ trải nghiệm những kinh nghiệm của
bản thân.
b. Nội dung và cách tiến hành
Trước hết tôi cung cấp cho trẻ những tình huống mà trẻ thường gặp phải
trong cuộc sống liên quan đến kỹ năng tự bảo vệ bản thân như tình huống trẻ
bị lạc, trẻ bị người lạ dụ dỗ, bị người khác tấn công….
Tôi gợi ý để khai thác kinh nghiệm sống của trẻ và khuyến khích trẻ tự chia
sẻ những tình huống mà trẻ đã gặp phải hoặc quan sát thấy.
Tận dụng những tình huống mà trẻ gặp phải trong thực tế để xây dựng các
hoạt động phù hợp nhằm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
Khi xây dựng tình huống tôi không đưa ra cách giải quyết cụ thể mà tạo
điều kiện để cho trẻ tự tìm cách giải quyết theo khả năng của mình. Trong
quá trình trẻ giải quyết một tình huống nào đó, tùy từng nhóm trẻ mà có thể
nâng cao yêu cầu với trẻ cho phù hợp.
Khi trẻ giải quyết các tình huống tôi theo dõi cách giải quyết của trẻ để kịp
thời đưa ra những gợi ý cần thiết nhằm hướng dẫn trẻ. Khi trẻ làm tốt tôi kịp
thời khích lệ cũng như tuyên dương những biểu hiện kỹ năng tốt của trẻ.
Và cuối cùng tôi chốt lại cách giải quyết của các tình huống đó.
Và sau đây là một vài ví dụ về các tình huống mà tôi đưa ra để trẻ giải
quyết.
VD1: Với tình huống: Con ở nhà một mình, khi có người lạ gõ cửa nói:
“Chú đến kiểm tra bình ga, hãy mở cửa cho chú, chú vào rồi ra ngay” Lúc
này, con nên làm thế nào?
Sau khi trẻ đã đưa ra các ý kiến của mình, tôi đưa ra cách giải quyết tình
huống đó như sau: Người không tốt đến gõ cửa có thể sẽ nghĩ ra rất nhiều
chuyện giả dối, các con nhất định không được nhẹ dạ cả tin, trong trường
7/20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
hợp nào cũng không được mở cửa lúc này các con nên giả vờ trong nhà có
người, lớn tiếng gọi bố mẹ, nói có người gọi cửa để đuổi người lạ đi. Nếu
người lạ nói là kiểm tra đồng hồ nước, điện… có thể nói với họ: “Bố mẹ
cháu đã khóa cửa mang chìa khóa đi rồi, chốc lát quay lại ngay. Hiện tại
cháu không thể mở được cửa”.
VD2: Con đi một mình trên một con đường nhỏ, phát hiện phía sau có
người theo dõi. Lúc này sẽ phải làm gì?
Tôi dạy trẻ cần giữ bình tĩnh, nhanh chóng về nhà. Không nên la cà trên
đường, càng không nên chạy trốn hoặc cầu cứu. Nếu không có thể gây ra
hậu quả nghiêm trọng. Trẻ cần đi ngay về chỗ đông đúc có nhiều người đi
lại. Khi nhìn thấy cảnh sát, chú bảo vệ có thể nhờ cứu giúp hoặc cầu cứu
người bán hàng bên đường gọi điện thoại cho bố mẹ.
VD3: Khi có người lạ theo đuôi và dụ dỗ bé: Bác đang tìm nhà…. cháu
có thể đi tìm với bác không? Bác đang tìm chó lạc cháu có thể tìm với bác?
Bác biết chỗ này nhiều đồ chơi lắm. Ở nhà mẹ đang gọi cháu, cháu lên đi
với bác, bác chở về cho nhanh…và đi theo bé.
Trong những tình huống này tôi dạy trẻ la thật to lên là không được theo
tôi nữa, tôi không cần, không muốn, từ chối tất cả để đánh tiếng cho họ biết
là trẻ thấy họ bất bình thường để họ bỏ đi hoặc đánh động cho những người
xung quanh biết về việc bé đang bị người lạ theo đuôi để nhận được sự giúp
đỡ. Khi có dấu hiệu người lạ theo dõi phía sau bé cần hô lớn để xua đuổi
người lạ cũng như báo động cho mọi người.
VD4: Khi con đi công viên với mẹ và bị lác con phải làm gì?
Với tình huống này tôi dạy trẻ phải bình tĩnh, nhìn xung quanh xem có
bác bảo vệ, cô bán hàng nhờ giúp đỡ, không được chạy đi linh tinh, hay ở
quanh khu vực mình bị lác, bố mẹ sẽ đến tìm.
Và rất nhiều các tình huống có thể gây nguy hiểm đối với trẻ tôi đều đưa
ra để trẻ giải quyết. Tôi thấy rằng sau khi áp dụng biện pháp này trẻ được
tiếp cận, được giải quyết các tình huống, từ đó biết cách giải quyết, xử lý
tình huống trong cuộc sống.
8/20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
Hình ảnh: Cô đưa ra những tính huống và cho trẻ giải quyết tình huống
2. Sử dụng trò chơi học tập hoặc đóng vai để trẻ thực hành các kỹ
năng tự bảo vệ bản thân.
a. Tác dụng
A.X.Macarencô đã viết: “Trò chơi có một ý nghĩa rất quan trọng đối vơi
trẻ. Đứa trẻ thể hiện như thế nào trong trò chơi thì sau này trong phần lớn
trường hợp nó cũng thể hiện như thế trong công việc. Toàn bộ lịch sử của
mỗi con người là một quá trình phát triển của trò chơi, một sự chuyển dịch
dần từ sự tham gia vào trò chơi sang sự thực hiện các công việc. Cũng vì
vậy ta có quyền gọi trò chơi là trường học của cuộc sống”
Sử dụng biện pháp trò chơi là tổ chức cho người học chơi một trò chơi
nào đó để thông qua đó tìm hiểu một vấn đề, biểu hiện thái độ hay thực hiện
hành động, việc làm. Trong đó trò chơi học tập và đóng vai của trẻ mẫu giáo
rất thích hợp để giúp trẻ rèn luyện nhận thức và thực hành kỹ n ăng tự bảo vệ
bản thân.
9/20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
b. Nội dung và cách tiến hành
* Trò chơi học tập:
Hình thức trò chơi này giúp trẻ nhận biết được kỹ năng tự bảo vệ qua
việc tiến hành các hành động nhận thức để phân loại các hành vi đúng và
sai, nên và không nên. Qua trò chơi học tập trẻ sẽ có kinh nghiệm thực tế để
có thể giải quyết trong tình huống cụ thể.
Tôi chọn những trò chơi phù hợp, có độ khó vừa . Để trò chơi hấp dẫn trẻ tôi
đã chuẩn bị đồ dùng phong phú, bắt mắt, đẹp đẽ, dễ sử dụng, hiệu quả để thu
hút sự chú ý của các trẻ.
Một số trò chơi học tập tôi đã tổ chức cho trẻ chơi đó là: Bù chỗ khuyết;
Hãy xếp theo thứ tự; Kể theo yêu cầu của cô; Ai đúng ai sai; Ghép lại cho
Đúng; Bé hãy chọn đúng; Hành vi đúng, hành vi sai; Nên và không nên…..
– Khi xây dựng trò chơi học tập tôi chú ý đến nguyên tắc của trò chơi
như:
+ Phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện và thời gian mỗi giờ học.
+ Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục.
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý trẻ, khả năng của người hướng dẫn và
cơ sở vật chất của nhà trường.
+ Trò chơi phải tạo được hứng thú với trẻ.
+ Trò chơi phải có mục đích rõ ràng: nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức,
kỹ năng nào hay giới thiệu kiến thức nào.
+ Trò chơi phải có luật.
+ Dự trù đồ dùng đồ chơi, số lượng người tham gia chơi và những tình
huống có thể xảy ra.
+ Chuẩn bị phần thưởng cho người thắng cuộc, đây là một yếu tố quyết
định sự hứng thú của trẻ đối với trò chơi.
– Cách tiến hành trò chơi:
+ Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi.
+ Bước 2: Nêu cách chơi và luật chơi
+ Bước 3: Trẻ thực hiện trò chơi dưới sự giám sát của GV.
+Bước 4: Nhận xét, đánh giá sau khi chơi.
* Trò chơi đóng vai:
Đóng vai là hình thức tổ chức cho trẻ thực hành, làm thử một số cách
ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là biện pháp giúp trẻ suy
nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà
trẻ quan sát được. Đồng thời tạo hứng thú cho trẻ và điều đặc biệt là trẻ có
thể cảm nhận thấy những tác động của lời nói và việc làm của các nhân vật
10/20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
mà trẻ đóng vai, từ đó dẫn đến thay đổi thái độ hoặc hành vi của mình trước
một tình huống bất kỳ. Ví dụ: tình huống đóng vai “Đi siêu thị mà bị lạc thì
trẻ sẽ làm gì?”; “Trẻ làm gì khi một người lạ mặt cho kẹo?”; “Có người lạ gõ
cửa và muốn vào nhà”; “Người lạ nhờ giúp đỡ”…
– Cách tiến hành:
+ Tôi nêu chủ đề, giao tình huống.
+ Trẻ thảo luận, phân vai chơi với nhau
+ Trẻ chơi.
+ Cô nhận xét
Trước khi tổ chức thực hiện các trò chơi, tôi chuẩn bị đầy đủ các phương
tiện cần thiết cho trò chơi học tập hoặc đóng vai: các bài tập chơi, đồ dùng
số lượng đủ cho các trẻ hoặc các tình huống đóng vai phù hợp chủ đề, nội
dung, mục tiêu mong muốn.
Để trò chơi đóng vai hấp dẫn, lôi cuốn trẻ hơn tôi đã chuẩn bị những đạo cụ,
hóa trang cho các vai diễn.
Khi tổ chức các trò chơi cho trẻ tôi thấy rằng trẻ rất hứng thú, bị lôi cuốn
vào các trò chơi, ngoài ra trẻ được rèn luyện các kỹ năng qua trải nghiệm và
thực hành.
Hình ảnh trẻ tham gia chơi trò chơi “Đúng hay sai”
11/20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
3. Tạo môi trường hoạt động tích cực
a. Tác dụng
Việc tổ chức các hoạt động đòi hỏi phải có một không gian đa dạng, mới
lạ và bầu không khí thân thiện cởi mở, có như vậy mới kích thích hứng thú
chơi của trẻ và thúc đẩy trẻ rèn luyện kỹ năng theo khả năng của mình.
Tạo môi trường hoạt động là tạo nên một không gian chơi rộng rãi, thoáng
mát, với các đồ chơi đa dạng, phong phú, mới lạ, hấp dẫn cũng như tạo bầu
không khí thân thiện, bình đẳng là một việc làm quan trọng trong việc tổ
chức các hoạt động giáo dục kỹ năng. Đặc biệt là trong các trò chơi phân
vai, mô phỏng lại các tình huống trong cuộc sống thì việc có các đồ dùng
phù hợp để trẻ có thể thao tác sẽ hỗ trợ việc giáo dục kỹ năng phù hợp.
Tổ chức môi trường hoạt động gợi mở, hấp dẫn phù hợp với sự phát triển
của trẻ. Những góc chơi được sắp xếp hợp lý, thuận tiện sẽ kích thích trẻ
tích cực thể hiện, tích cực trải nghiệm các kỹ năng. Việc tạo môi trường giáo
dục cho trẻ hoạt động có tác dụng hỗ trợ sự lựa chọn các hoạt động của trẻ,
tạo điều kiện cho hoạt động của cô và trẻ đa dạng, hấp dẫn.
Bên cạnh môi trường vật chất thì môi trường tâm lý cởi mở, quan hệ giữa
cô và trẻ thân thiện, sự khuyến khích có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc
kích thích tạo hứng thú và tính tích cực của trẻ trong khi tham gia các hoạt
động giáo dục kỹ năng nó sẽ tạo cho trẻ nhiều cơ hội nảy sinh ý tưởng chơi,
dự định chơi.
b. Nội dung và cách tiến hành
* Tạo môi trường vật chất thuận lợi:
Để có môi trường vật chất thuận lợi cho hoạt động của trẻ, tôi đã chuẩn
bị không gian chơi cho trẻ bằng việc tạo ra các góc chơi, khu vực chơi để trẻ
tham gia vào hoạt động chơi. Tôi lựa chọn vị trí để tổ chức hoạt động đảm
bảo rộng rãi, thoáng mát, thuận tiện, an toàn, vệ sinh phù hợp với các hoạt
động. Đặc biệt trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ.
Với mỗi kỹ năng khác nhau, tôi tận dụng các góc chơi khác nhau và thay
đổi cách trang trí làm cho các góc này trở nên sinh động và phù hợp với nội
dung hoạt động. Luôn luôn đảm bảo cho trẻ có một không gian hoạt động tự
do, thoải mái có như vậy mới kích thích trẻ bộc lộ và rèn luyện các kỹ năng.
Tôi sắp xếp đồ dùng, đồ chơi và không gian hoạt động để cho trẻ dễ dàng
quan sát, di chuyển. Tôi bố trí các nhóm hoạt động tĩnh xa nhóm động và đủ
khoảng cách giữa các nhóm.
Khi bố trí các đồ dùng, đồ chơi vào các góc chơi tôi bố trí đa dạng và
mang tính mở. Và bổ sung, luân chuyển, đổi mới tạo cho trẻ sự mới lạ, hấp
12/20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
dẫn, khích thích trẻ hoạt động tích cực.
* Tạo môi trường tâm lý thân thiện, hợp tác, chia sẻ và gợi mở:
Môi trường hoạt động hấp dẫn bao gồm cả việc tạo dựng mối quan hệ
thân thiện, cởi mở, gần gũi giữa trẻ với trẻ, trẻ với cô giáo. Sự chân tình, cởi
mở gần gũi của cô sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, an toàn, dễ chịu nơi lớp
học và tạo điều kiện để trẻ là chính mình.
Đó là cơ sở để cho mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn
giúp trẻ luôn tự tin, mạnh dạn, chủ động và tích cực khi tham gia vào các
hoạt động. Đây cũng là chất xúc tác quan trọng để nuôi dưỡng và phát triển
các kỹ năng của trẻ.
Khi trẻ duy trì được mối quan hệ tốt với các bạn cùng lớp, với giáo viên
thì đó sẽ là điều kiện thuận lợi để trẻ có thể chơi cùng nhau, hợp tác gắn bó
cùng nhau.
Để làm được điều này, tôi luôn nhẹ nhàng, gần gũi với trẻ để tạo cho trẻ
một cảm giác cô chính là bạn của trẻ. Từ đó trẻ sẽ tự tin bộc lộ bản thân,
mạnh dạn hợp tác với cô và bạn, mạnh dạn hỏi những điều chưa biết.
Bên cạnh đó tôi luôn khuyến khích, động viên những nỗ lực và thành quả
của trẻ trong việc thực hiện nhiệm vụ chơi.
Tôi luôn có những biện pháp hướng các trẻ khác trong nhóm chơi cùng
lắng nghe bạn nói, ủng hộ ý tưởng và dự định của bạn nếu hợp lý. Nhưng
không quên thường xuyên tạo cho trẻ cơ hội được khẳng định mình, được
trao đổi, được bàn bạc với nhau. Điều này sẽ giúp trẻ tích cực thể hiện mình
với giáo viên và các bạn.
4. Tạo cơ hội để trẻ được thực hành, luyện tập, tương tác với người
lớn, với bạn ở mọi lúc mọi nơi.
a. Tác dụng
Để giáo dục và phát triển các kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ thì điều quan
trọng nhất là phải luôn tạo cơ hội để trẻ được thực hành, luyện tập các hành
vi thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi có như vậy trẻ mới hình thành nên các kỹ
năng một cách bền vững.
Kỹ năng của trẻ không thể được hình thành qua việc nghe giảng. Việc
nghe giảng chỉ mới giúp trẻ có nhận thức về một vấn đề nào đó. Trẻ chỉ hình
thành kỹ năng khi trẻ được cùng tham gia làm chứ không chỉ nói về một kỹ
năng nào đó. Việc hình thành kỹ năng được hình thành thông qua tương tác
với người lớn, với bạn cùng học. Trong khi tương tác trẻ được thể hiện các ý
tưởng của mình, được trải nghiệm, được đánh giá, xem xét về những kinh
nghiệm mà mình đã có trước đây. Hơn nữa, việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm
13/20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
những tình huống thực tế sẽ vừa tạo hứng thú cho trẻ đồng thời nhiều kinh
nghiệm quý báu được hình thành, kể cả khi trẻ chưa thực hiện đúng trong
quá trình thao tác.
b. Cách tiến hành
Để tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm tôi đã xây dựng các tình huống và tổ
chức các hoạt động phù hợp, hay cho trẻ trực tiếp quan sát trong thực tế.
Trong cuốn sách Học qua trải nghiệm, David Kolb đã mô tả việc học là một
quá trình gồm bốn bước. Các bước này là:
(1) Quan sát,
(2) Suy nghĩ (tâm trí),
(3) Cảm nhận (cảm xúc),
(4) Hành động (cơ bắp).
Tôi đã tổ chức các hoạt động, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, thực
hành mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động ở trường như: giờ học, hoạt động
vui chơi, hoạt động chiều, tham quan, dã ngoại ngoài trời…
VD như ở hoạt động học: khám phá khoa học tôi đưa bài dạy “Khi bé bị
lạc”; “Khi bé ở nhà một mình”.
VD: Hoạt động vui chơi tôi tổ chức các trò chơi học tập hay đóng vai,
diễn kịch…
VD: Hoạt động tham quan, dã ngoại: Tôi cho trẻ được xem trực tiếp các
tình huống mà trẻ nhìn thấy và cho trẻ nói lên cách giải quyết khi gặp phải
tình huống đó…
Hình ảnh trẻ thực hành xử lý tình huống trong giờ hoạt động ngoài trời
14/20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
5. Đánh giá trẻ và khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và tự
đánh giá bản thân
a. Tác dụng
Việc tiến hành đánh giá kết quả hoạt động của trẻ có vai trò quan trọng
trong quá trình giáo dục. Nó vừa là khâu cuối nhưng đồng thời lại là sự mở
đầu cho một quá trình giáo dục tiếp theo. Dựa trên kết quả đánh giá, có thể
xác định chất lượng và hiệu quả của những tác động giáo dục của mình.
Những ưu điểm và hạn chế của từng hoạt động cũng được bộc lộ, từ đó có
sự điều chỉnh phù hợp để cho quá trình tổ chức sau được hoàn thiện.
Đánh giá trẻ có ý nghĩa thiết thực trong việc điều chỉnh nhận thức, thái
độ và các biểu hiện hành vi của trẻ. Chính nội dung đánh giá sẽ góp phần
định hướng cho các kỹ năng của trẻ vì sự đánh giá bên ngoài thường sẽ được
chuyển vào đánh giá bên trong thành quá trình tự đánh giá. Tự đánh giá là
yếu tố bên trong của sự tự điều chỉnh- điều khiển hành vi và đó cũng là yếu
tố của tự giáo dục.
Thông qua việc nhận xét sẽ giúp trẻ củng cố thêm kinh nghiệm sống của
mình và biết điều chỉnh hành vi theo những chuẩn mực yêu cầu chung. Từ
đó hình thành và phát triển các kỹ năng cho trẻ một cách hiệu quả.
Từ kết quả nhận xét, đánh giá bạn, trẻ đối chiếu với khả năng của bản
thân, từ đó xác định được khả năng của mình, từ đó có thái độ đúng đắn để
tự điều chỉnh hành vi và cách ứng xử của mình cho phù hợp.
b. Nội dung và cách tiến hành
Tôi thực hiện đánh giá trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập
và hoạt động vui chơi, hay hoạt động nêu gương cuối tuần…Sự đánh giá
nhận xét của cô ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của trẻ vì vậy tôi khéo léo
trong khi nhận xét trẻ, dù trẻ chưa thể hiện tốt tôi cũng động viên khích lệ
trẻ, chứ không mắng mỏ hay chê bai. Đối với những trẻ thực hiện tốt tôi kịp
thời khen ngơi, lời khen kịp thời sẽ làm trẻ tự tin hơn, và lần sau sẽ cố gắng
làm tốt hơn.
Ngoài đánh giá, nhận xét trẻ trong quá trình trẻ hoạt động, tôi còn dựa
vào các chỉ số để đánh giá trẻ như chỉ số (20, 21, 23, 24, 25, 26), ghi chép rõ
ràng để kịp thời điều chỉnh biện pháp sao cho phù hợp. Để thực hiện điều
này, tôi đã đưa ra các yêu cầu một cách cụ thể. Đặc biệt trong quá trình tổ
chức cho trẻ tham gia các trò chơi phân vai, giải quyết các bài tập tình
huống.
Tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào quá trình nhận xét và tự
đánh giá, đánh giá lẫn nhau trong nhóm bạn.
15/20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
Để trẻ có thể đánh giá bạn và tự đánh giá về bản thân mình tôi đã cung
cấp cho trẻ những tiêu chuẩn, thang đánh giá. Trên cơ sở này trẻ sẽ đánh giá
một cách công bằng, khách quan.
Khuyến khích trẻ tự đánh giá bản thân bằng cách tôi cho trẻ nhìn nhận lại
việc thể hiện các vai mà mình tham gia, việc tham gia các hoạt động của trẻ
đã tốt hay chưa. Tôi cho trẻ so sánh kết quả của bản thân với yêu cầu của
hoạt động, so sánh hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ hiện tại so với
những buổi trước như thế nào, so sánh trẻ với các bạn cùng lớp…
Tôi luôn tạo không khí vui vẻ, thoải mái khi tiến hành đánh giá, nhận xét,
khuyến khích trẻ trình bày ý kiến của mình để xem trẻ đã hiểu vấn đề đến
đâu, các cách giải quyết của trẻ đã phù hợp hay chưa.
6. Đưa nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ tích hợp với các
hoạt động dạy, hoạt động vui chơi và các hoạt động khác.
a. Tác dụng
Việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ theo hướng tích hợp với các hoạt
động dạy, vui chơi và các hoạt động khác là quan điểm hiện đại, không
những phù hợp với tâm lý trẻ mà còn phù hợp với xu hướng giáo dục của thế
giới hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục kỹ năng này.
b. Cách tiến hành
Trước tiên tôi rà soát toàn bộ chương trình giáo dục mầm non và xem
xét nội dung nào có thể lồng ghép nội dung kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Tuỳ
vào những chủ đề theo tuần, tháng, học kỳ mà tôi lựa chọn những kỹ năng
phù hợp để giáo dục cho trẻ.
VD trong kế hoạch tháng 10 gắn với chủ đề “Bản thân” tôi giáo dục giới
tính và kỹ năng tránh bị xâm hại tình dục cho trẻ.
Hay kế hoạch tháng 11 tôi giáo dục những kỹ năng biết xử lý tình huống
khi ở nhà, nhận biết người lạ và người thân.
Kế hoạch giáo dục tháng 4 tôi đưa giáo dục kỹ năng biết xử lý tình huống
khi bị lạc cho trẻ…
Tôi xây dựng mục tiêu của từng nội dung và của kỹ năng tự bảo vệ cần
đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Sau đó xác định các mức độ cần đạt
được dựa vào các tiêu chí và mức độ của từng kỹ năng.
Sau đó xây dựng kế hoạch bài học theo hướng lồng ghép giáo dục kỹ năng
tự bảo vệ.
+ Xây dựng nội dung bài học.
+ Xác định phương pháp.
+ Thiết kế các hoạt động phù hợp.
16/20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
Hình ảnh trẻ xem tình huống trong tiết học khám phá
7. Phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho
trẻ
a. Tác dụng
Giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng cho trẻ
là việc hết sức quan trọng đòi hỏi sự tham gia của cả gia đình, nhà trường và
xã hội. Bởi như Dorothy Holte đã nói. “Cây giáo dục chỉ đơm hoa thơm và
kết trái ngọt khi có sự chăm sóc và vun xới của nhà trường, gia đình và xã
hội”. Và ông bà, cha mẹ, thầy cô, anh chị hãy là tấm gương sáng để các em
noi theo. Hãy gần gũi, chia sẻ, tâm sự, động viên và cùng các em tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống và tuyệt nhiên không được so sánh
hay áp đặt ý nghĩ chủ quan của mình. Việc hình thành kỹ năng tự bảo vệ cho
trẻ không chỉ được thực hiện tại trường mầm non, mà việc rèn luyện kỹ năng
cần thực hiện đều đặn ở nhà. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu có sự
hỗ trợ của phụ huynh.
Để thực hiện phương pháp này trước tiên:
– Làm bảng tuyên truyền với phụ huynh về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
bản thân cho trẻ
17/20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
– Qua những buổi họp phụ huynh, những buổi tổ chức sinh nhật cho các
cháu (1 tháng tổ chức sinh nhật 1 lần và mời phụ huynh tham dự), giờ đón
trả trẻ. Tận dụng những thời gian ấy tôi tuyên truyền với phụ huynh về tầm
quan trọng của giáo dục kỹ năng sống tự bảo vệ bản thân cho trẻ trong giai
đoạn hiện nay và đưa ra những biện pháp, hướng đi mới mà phụ huynh cần
thay đổi trong cách giáo dục trẻ để phối hợp tôt với giáo viên trong việc giáo
dục và rèn luyện những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.
– Tôi tận dụng những câu chuyện có thật trong cuộc sống, các sự kiện nổi
bật của xã hội như tình trạng trẻ bị bắt cóc, bị xâm hại tình dục, bị lạc… để
tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh về vai trò và sự cần thiết
trang bị những tri thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ trong cuộc sống hiện nay.
– Tôi trao đổi những phương pháp, nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
mà trẻ được dạy trên lớp, từ đó phụ huynh áp dụng để dạy trẻ khi ở nhà.
Sau khi nhận thức được tầm quan trong của việc giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ bản thân đối với trẻ, phụ huynh đã có sự phối hợp nhiệt tình với cô
giáo, phu huynh luôn có những trao đổi với giáo viên về những biểu hiện
của trẻ, những khó khăn khi thực hiện các biện pháp và kêt quả của trẻ như
thế nào.
Sự quan tâm của phụ huynh đối với tình hình của trẻ là động lực giúp
tôi tìm tòi những biện pháp phù hợp, hình thức tổ chức mới để mong rằng sẽ
mang lại cho trẻ những hiệu quả tích cực nhất.
Hình ảnh tuyên tryền với phụ huynh dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trẻ
trong buổi họp phụ huynh
18/20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết quả thực hiện.
Những biện pháp nêu trên đã giúp cho chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo
vệ bản thân của trẻ đạt kết quả khả quan. Hình thành ở trẻ những kỹ năng nhất
định. Cụ thể hoá những hành động của trẻ thành kỹ năng.
– Trẻ rễ ràng nhận ra tình huống nghuy hiểm đối với bản thân, luôn biết đề
phòng cảnh giác với các tình huống.
– Tất cả các tình huống cô đưa ra trẻ đều có thể giải quyết thành thạo, không
những thế khi gặp những tình huống trong cuộc sống hằng ngày trẻ có thể xủ lý
kịp thời, như không đi theo người lạ, biết tìm đúng người để nhờ giúp đỡ khi bị
lạc, khi gặp nguy hiểm….
– Trẻ đã có kỹ năng để tự bảo vệ bản thân
Kết quả đánh giá 47 trẻ cụ thể như sau:
Yếu
Tốt
Khá
TB
STT
SL
Nội dung
1 Nhận ra tình huống nguy
28
hiểm
2 Biết xử lý tình huống
26
Có kỹ năng tự bảo vệ
22
3 bản thân
So với đầu năm
Nội Nhận ra tình huống
dung
nguy hiểm
Tăng
Giảm
SL
TL
SL
TL
Tỉ lệ
%
SL
Tỉ lệ
%
59,5
12
25,5
7
15
0
0
55
13
28
8
17
0
0
47
16
34
9
19
0
0
Biết xử lý tình huống
Tăng
SL
TL
Mức
độ
Tốt
Khá
TB
Yếu
Giảm
SL
TL
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
%
%
Có kỹ năng tự bảo vệ
bản thân
Tăng
Giảm
SL
TL
SL
TL
25 53
0
0 24 51
0
0
21 45
0
0
5
11
0
0
7
15
0
0
11 23
0
0
0
0
9
19
0
0
7
15
0
0
4
8
0
0
21 47
0
0
24 51
0
0
28
59
– Đối với Phụ huynh : Có sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, không chỉ
hiểu hơn về việc cần thiết của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ, nhiều
19/20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
phụ huynh còn đưa ra những phương pháp, đóng góp ý kiến để giáo dục kỹ năng
tự bảo vệ bản thân cho trẻ được tốt hơn. Phu huynh không ngừng cung cấp
thông tin của trẻ với cô giáo.
2. Khuyến nghị.
Trong nhiều năm qua có rất nhiều các sáng kiến kinh nghiệm của giáo
viên được giải B cấp TP, những sáng kiến đó đều có những biện pháp thiết thực
đối với trẻ. Vì vậy kính mong Ban giám hiệu nhà trường, Phòng giáo dục và đào
tạo, lãnh đạo cấp trên phổ biến những sáng kiến đó đến toàn thể giáo viên, và có
những kế hoạch để áp dụng những biện pháp đó vào trong quá trình giảng dạy
cho trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã thực hiện với đề tài “Một số
biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong trường mầm
non”. Tuy những kinh nghiệm còn hạn chế nhưng được tôi rút ra từ thực tế trong
quá trình giảng dạy của mình. Tôi rất kính mong được sự quan tâm, giúp đỡ,
đóng góp ý kiến xây dựng của tổ chuyên môn, ban giám hiệu, hội đồng khoa học
các câp, bạn bè đồng nghiệp gần xa, để tôi có những kiến thức, phương pháp tốt
hơn trong việc giảng dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ để phù hợp với yêu
cầu giáo dục hiện nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
20/20
“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân
trong trường mầm non”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non. Phó GS.TS Nguyễn Thị Ánh
Tuyết. Tiến sỹ Nguyễn Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa – NXB Đại học sư phạm;
2. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Phó GS. TS
Nguyễn Thị Mỹ Lộc – TS. Đinh Thị Kim Thoa – Thạc sĩ Phạm Thị Thảo Hường
NXB: Đại học quốc gia Hà Nội
3. Chương trình giáo dục mầm non – Bộ Giáo dục và Đào tao – NXB
Giáo dục Việt Nam.
4. Bạch Băng, Tuyển tập“Những câu chuyện vàng về khả năng tự bảo
vệ mình” NXB Kim Đồng
5. 45 cách dạy trẻ tự bảo vệ mình, NXB Thông tin và truyền
Thông.
6. Tạp chí Giáo dục mầm non;
7. WWW mamnon.edu.vn.
21/20
2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài3. Đặc điểm phát triển của trẻ 5 – 6 tuổiII. Thực trạng công tác thực hiện biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi có kỹnăng tự bản vệ bản thân ở trường mầm non1. Thuận lợi2. Khó khănIII. Các biện pháp thực hiện:1. Sử dụng tình huống: tận dụng những tình huống nảy sinh trong cuộcsống hàng ngày, hoặc tình huống hấp dẫn mang tính có vấn đề để tổ chứcgiáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ2. Sử dụng trò chơi học tập hoặc đóng vai để trẻ thực hành các kỹ năng tự bảovệ bản thân3. Tạo môi trường hoạt động tích cực4. Tạo cơ hội để trẻ được thực hành, luyện tập, tương tác với người lớn, vớibạn ở mọi lúc mọi nơi5. Đánh giá trẻ và khuyến khích trẻ nhận xét , đánh giá bạn và tự đánh giábản thân6. Đưa nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ tích hợp với các hoạtđộng dạy, hoạt động vui chơi và các hoạt động khác7. Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kỹnăng tự bảo vệ cho trẻPHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. Kết quả thực hiện2 Khuyến nghịTài liệu tham khảo0/201213151617191920“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ1. Lý do chọn đề tài.1.1. Cơ sở lý luậnGiáo dục mầm non là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành vàphát triển nhân cách trẻ em, thời kỳ mầm non còn được gọi là thời kỳ vàng củacuộc đời. Sự phát triển của trẻ em trong thời kỳ này rất đặc biệt, chúng hôn nhiênnon nớt, buồn vui, khóc cười theo ý thích. Những gì trẻ được học, được trạng bị ởtrường mầm non có thể sẽ là những dấu ấn theo trẻ suốt cuộc đời.Theo như nhà giáo dục lỗi lạc Nga đã nói “ Những cơ sở căn bản của việc giáodục trẻ, đã hình thành trước tuổi lên năm, những điều dạy cho trẻ trong thời kỳ đóchiếm tới 90% tiến trình giáo dục trẻ. Về sau giáo dục con người vẫn còn tiếp tục,nhưng đó chỉ là bước đầu đếm quả, còn những nụ hoa thì được trồng năm năm đầutiên. Vậy khi đứa trẻ lớn lên sẽ trở thành người như thế nào phần lớn phụ thuộc vàotuổi thơ của các bé được diễn ra ra sao, bàn tay nào dẫn dắt các bé trong nhữngnăm tháng ấu thơ, dẫn dắt như thế nào? Điều này phần lớn phụ thuộc vào cha mẹvà đặc biệt là giáo dục mầm non”.Hiểu được tầm quan trọng của giáo dục mầm non đối với sự phát triển củatrẻ như vậy. Nên hiện nay ngành giáo dục đang hết sức quan tâm đến sự pháttriển của thế hệ trẻ, luôn đổi mới, sáng tạo trong giáo dục và đặc biết là quantâm đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non.Giáo dục kỹ năng sống là một phần quan trọng của cuộc sống cá nhân trongxã hội hiện đại “Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho tađiều gì mà ở chỗ ta có thái độ với nó ra sao, không phải ở chỗ điều gì xảy ra vớita, mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào” theo (lewis.L.Dunmington).Ngày nay xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiệních, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại, đặc biệt là đối với trẻ .Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệchính bản thân mình. Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trườngan toàn cho trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạtđộng của mình như chạy nhảy, chơi đùa.. việc hướng cho trẻ những việc an toànvà không an toàn bắt đầu hình thành.Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ.Đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mốinguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bảnthân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muônmàu.1/20“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”Việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng đòi hỏimột quá trình rèn luyện, giáo dục lâu dài. Hơn nữa, lứa tuổi mầm non – đặc biệt làgiai đoạn cuối tuổi mẫu giáo (5-6 tuổi) là giai đoạn học hỏi, tiếp thu, lĩnh hộinhững giá trị sống để phát triển nhân cách do đó cần sớm giáo dục các kỹ năngsống đặc biệt là kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành viứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non.Trẻ có thể hòa nhập nhanh với cuộcsống xung quanh, phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đóhọc hỏi và làm giàu thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân. Khiđược trang bị kỹ năng tự bảo vệ phù hợp đứa trẻ được đảm bảo về nhu cầu antoàn, ổn định về mặt tâm lý có cơ hội để phát triển nhân cách đầy đủ và đúnghướng.Trang bị cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân như nào là vấn đề cấpthiết, hữu ích là hành trang bổ ích giúp trẻ bước vào đời. Bản thân là một giáo viênmầm non là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ tôi nhận thấy cần đưa ra nhữngbiện pháp thiết thực, hiệu quả để giáo dục trẻ có những kỹ năng tự bảo vệ bản thân.1.2. Cơ sở thực tế.Có rất nhiều các kỹ năng để bảo vệ bản thân trẻ tránh khỏi những mối nguyhại trong cuộc sống như: không chơi với những đồ vật nguy hiểm, hay kỹ nănggiúp trẻ tránh không bị đuối nước, kỹ năng an toàn giao thông… tất cả các kỹnăng đó là cần thiết cho trẻ, nhưng thực tế hiện nay cho thấy tình trạng trẻ bị bắtcóc, bị xâm hại ngày càng nhiều, trẻ lại chưa có nhiều những kỹ năng đối phóvới những vấn đề đó, chính vì vậy trong bài viết này tôi tập trung nghiên cứunhững biện pháp dạy trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân, cách sử lý các tìnhhuống khi bị lạc, khi bị rụ rỗ, bị theo dõi, bị xâm hại….Thực tế hiện nay tình trạng trẻ em thụ động, không biết ứng phó trongnhững hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách bảo vệ bản thân trước các tìnhhuống nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ… để lại những hậu quả thật thương tâmvà đáng tiếc ngày càng nhiều trong xã hội.Mới đây nhất ngày 24/3 vừa rồi là vụ cháu Lê Thị Nhật Linh 9 tuổi là côngdân Việt Nam sinh sống cùng bố mẹ ở Nhật bị sát hại để lại nỗi ân hận, đau xóttột cùng cho gia đình và người thân.Hay vụ cháu bé 8 tuổi ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mại bị xâm hại vàongày 8/1/ 2017.Và còn rất rất nhiều những vụ án trẻ bị xâm hại, bị rụ rỗ, bị mất tích .Do đâu? Do xã hội ngày càng phát triển kéo theo những tệ nạn xã hội. Do trẻkhông có những kỹ năng xử lý tình huống khi gặp nguy hiểm. Do cha mẹ, người2/20“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”lớn chủ quan chưa có những biện pháp giáo dục những kỹ năng tự bảo vệ bảnthân cho trẻ.Thực tế này khiến cho xã hội, các nhà tâm lý giáo dục, đặc biệt là bậc họcgiáo dục mầm non phải suy nghĩ.Bên cạnh đó, thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi ở các trường mầm non chưa được khái quát thành bức tranh toàn cảnh vàchưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống các biện pháp giáo dục kỹnăng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Xuất phát từ những lý do trên nên tôichọn đề tài:“ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong trườngmầm non”.2. Mục đích nghiện cứuTrên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất biện pháp giáo dụckỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .Tăng cường rèn luyện vàtạo cơ hội cho trẻ được thực hành trải nghiệm thông qua các hoạt động nhằmgiúp trẻ có những kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân.3. Đối tượng nghiên cứu – Phạm vi và thời gian thực hiện đềtài- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi.- Phạm vi: 47 trẻ mẫu giáo lớp A2- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 09/ 2016 đến tháng 4/2017.4. Phương pháp nghiên cứu:4.1. Nghiên cứu lý luận: Sưu tầm tài liệu, đọc, hệ thống, phân tích giảithích, đánh giá để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.4.2. Nghiên cứu thực trạng:- Phương pháp quan sát: Quan sát các biểu hiện, hành vi của trẻ thông quangôn ngữ và hoạt động hằng ngày.- Phương pháp đàm thoại.- Phương pháp trực quan.- Phương pháp thực hành.- Phương pháp thống kê toán học.5. Khảo sát thực tế( số liệu điều tra trước khi thực hiện)Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát tình hình của trẻ quaquan sát, trò chuyện, hỏi ý kiến của phụ huynh. Và tôi nhận thấy vốn kỹ năng tựbảo vệ bản thân của trẻ như sau:3/20“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”- Nhận ra những tình huống nguy hiểm với bản thân: Trẻ còn non nớt, chủquan, không biết những mối nguy hại luôn rình rập quanh trẻ, vô tư hồn nhiên,ai cho gì cũng nhận, người lạ rụ rỗ đều tin luôn…- Biết xử lý tình huống: Hầu như tất cả trẻ đều bị động trong tất cả các tìnhhuống, không biết phải xử lý như thế nào.- Có kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ còn rấthạn chế.Qua khảo sát, đánh giá 47 trẻ kết quả như sau:TốtSTTNội dungNhận ra tình huống nguy1 hiểm2 Biết xử lý tình huốngCó kỹ năng bảo vệ bản3 thânKháTBYếuSLTỉ lệSLTỉ lệSL Tỉ lệ SL Tỉ lệ1516342145131532245110132828 59,1Dựa vào kết quả khảo sát này tôi đã nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp phùhợp, nhằm giáo dục những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ hiệu quả nhất.PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚIĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. CƠ SỞ LÝ LUẬN4/20“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”1. Những chủ trương về giáo dục kỹ năng sống trong trường mầmnon.Trong năm học 2016 – 2017 Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội,Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện và nhà trường nơi tôi công tác, đã có nhữngcông văn chỉ đạo việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm chỉ đạo chonhà trường, giáo viên xây dựng kế hoạch và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.- Công văn số 656/ KH- PGD&ĐT, Mỹ Đức ngày 14 tháng 9 năm 2016về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2016 –2017. Trong đó có nội dung: Đẩy mạnh việc tích hợp, lồng ghép giáo dục kỹnăng sống phù hợp với trẻ từng độ tuổi.- Công văn số 49/KH- TMN, Đồng Tâm, ngày 16 tháng 9 năm 2016 về kếhoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm 2016- 2017 của nhà trường cónhiệm vụ như sau: Đẩy mạnh việc tích hợp, lồng ghép giáo dục kỹ năng sốngphù hợp với trẻ từng độ tuổi. Tổ chức cho trẻ được trải nghiệm, tham quan thựctế…, giáo dục kỹ năng tự phục vụ theo độ tuổi.+ Tăng cường giáo dục kỹ năng tự phục vụ, tự bảo vệ bản thân, tự tin bàytỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, mạnh dạn trong giao tiếp, thân thiện, chia sẻ, hợptác với bạn bè, tích cực trong hoạt động…2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài.* Kỹ năng: Là khả năng vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn để thựchiện có kết quả một hành động nào đó.* Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về nhữngsự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sựvật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xanhững mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn.3. Đặc điểm phát triển của trẻ 5-6 tuổi.* Đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổiSự phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về thể loại, biết thiết lậpnhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, thông tin giữa mớivà cũ, gần và xa. Tư duy của trẻ dần dần mất đi tính duy kỷ tiến dần đến kháchquan hiện thực hơn. Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè, các sắc tháixúc cảm con người trong quan hệ với các loại lứa tuổi khác nhau, vị trí xã hộikhác nhau được hình thành. Tình cảm mẹ con, ông bà, anh chị em, tình cảm vớicô giáo, với người thân, người lạ. Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ con dễdao động mang tính chất tình huống.5/20“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”II- THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC THỰC HIỆN “BIỆN PHÁPGIÚP TRẺ 5-6 TUỔI CÓ KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN ỞTRƯỜNG MẦM NON”.1. Thuận lợi:- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ và bồi dưỡng vềchuyên môn, đặc biệt chú trọng nâng cao các điều kiện về tài liệu chuyênmôn, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục. Tạo điều kiện cho giáoviên an tâm sáng tạo và nâng cao trình độ chuyên môn.- Phòng học thoáng mãi, đủ ánh sáng, đủ trang thiết bị phục vụ cho việcgiảng dạy.- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình sáng tạo, nhanh nhậy trong tiếp thunhững điều mới mẻ.2. Khó khăn:- Giáo viên có tuổi nghề trẻ, thâm niên ít nên kinh nghiệm giảng dạy cònchưa nhiều.- Trình độ của giáo viên chưa đồng đều nên hiệu quả của giáo dục kỹ năngtự bảo vệ bản thân cho trẻ không giống nhau.- Trường ở nông thôn, nằm ở khu vực đông dân cư và phức tạp, trình độdân chí không đồng đều, nhiều bậc phụ huynh chưa dành thời gian phối hợp vớigiáo viên trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.- Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, trẻ thiếu tự tin, nhút nháttrong hoạt động, do đó cùng một biện pháp và hình thức tổ chức nhưng kết quảtrên trẻ đạt được không giống nhau.- Phụ huynh chưa hiểu được giá trị, vai trò của việc giáo dục kỹ năng tựbảo vệ bản thân cho trẻ.III – CÁC BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI CÓ KỸ NĂNG TỰ BẢOVỆ BẢN THÂN TRONG TRƯỜNG MẦM NON1. Sử dụng tình huống: Tận dụng những tình huống nảy sinhtrong cuộc sống hàng ngày; Hoặc tạo tình huống hấp dẫn mang tính cóvấn đề để tổ chức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.a. Tác dụngViệc giáo dục kỹ năng của trẻ ít có cơ hội được trải nghiệm bằng thựctế sinh động mà chỉ có thể thông qua những tình huống giả định. Và với việcgiải quyết một cách thuần thục những tình huống giả định này trẻ sẽ khôngbị lúng túng khi giải quyết những tình huống mà trong thực tế trẻ sẽ gặpphải.6/20“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”Do đó, việc tạo những tình huống hấp dẫn, mang tính có vấn đề là mộtbiện pháp có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục kỹ năng chotrẻ. Những vốn kinh nghiệm này sẽ là “vật liệu” để trẻ ứng dụng giải quyếtnhững tình huống trong thực tế có thể trẻ sẽ gặp phải.Thông qua các tình huống và cách xử lý trong từng tình huống trẻ sẽ có biểutượng về các hành vi và chuẩn mực, làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệmcủa trẻ giúp trẻ biết lựa chọn những hành vi tích cực để vận dụng vào trongcuộc sống của mình.Việc lựa chọn và xây dựng những tình huống có vấn đề gần gũi, thực tế,dễ hiểu phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú vàduy trì được hứng thú trong suốt quá trình hoạt động góp phần kích thích sựtò mò ham hiểu biết và là cơ hội để trẻ trải nghiệm những kinh nghiệm củabản thân.b. Nội dung và cách tiến hànhTrước hết tôi cung cấp cho trẻ những tình huống mà trẻ thường gặp phảitrong cuộc sống liên quan đến kỹ năng tự bảo vệ bản thân như tình huống trẻbị lạc, trẻ bị người lạ dụ dỗ, bị người khác tấn công….Tôi gợi ý để khai thác kinh nghiệm sống của trẻ và khuyến khích trẻ tự chiasẻ những tình huống mà trẻ đã gặp phải hoặc quan sát thấy.Tận dụng những tình huống mà trẻ gặp phải trong thực tế để xây dựng cáchoạt động phù hợp nhằm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.Khi xây dựng tình huống tôi không đưa ra cách giải quyết cụ thể mà tạođiều kiện để cho trẻ tự tìm cách giải quyết theo khả năng của mình. Trongquá trình trẻ giải quyết một tình huống nào đó, tùy từng nhóm trẻ mà có thểnâng cao yêu cầu với trẻ cho phù hợp.Khi trẻ giải quyết các tình huống tôi theo dõi cách giải quyết của trẻ để kịpthời đưa ra những gợi ý cần thiết nhằm hướng dẫn trẻ. Khi trẻ làm tốt tôi kịpthời khích lệ cũng như tuyên dương những biểu hiện kỹ năng tốt của trẻ.Và cuối cùng tôi chốt lại cách giải quyết của các tình huống đó.Và sau đây là một vài ví dụ về các tình huống mà tôi đưa ra để trẻ giảiquyết.VD1: Với tình huống: Con ở nhà một mình, khi có người lạ gõ cửa nói:“Chú đến kiểm tra bình ga, hãy mở cửa cho chú, chú vào rồi ra ngay” Lúcnày, con nên làm thế nào?Sau khi trẻ đã đưa ra các ý kiến của mình, tôi đưa ra cách giải quyết tìnhhuống đó như sau: Người không tốt đến gõ cửa có thể sẽ nghĩ ra rất nhiềuchuyện giả dối, các con nhất định không được nhẹ dạ cả tin, trong trường7/20“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”hợp nào cũng không được mở cửa lúc này các con nên giả vờ trong nhà cóngười, lớn tiếng gọi bố mẹ, nói có người gọi cửa để đuổi người lạ đi. Nếungười lạ nói là kiểm tra đồng hồ nước, điện… có thể nói với họ: “Bố mẹcháu đã khóa cửa mang chìa khóa đi rồi, chốc lát quay lại ngay. Hiện tạicháu không thể mở được cửa”.VD2: Con đi một mình trên một con đường nhỏ, phát hiện phía sau cóngười theo dõi. Lúc này sẽ phải làm gì?Tôi dạy trẻ cần giữ bình tĩnh, nhanh chóng về nhà. Không nên la cà trênđường, càng không nên chạy trốn hoặc cầu cứu. Nếu không có thể gây rahậu quả nghiêm trọng. Trẻ cần đi ngay về chỗ đông đúc có nhiều người đilại. Khi nhìn thấy cảnh sát, chú bảo vệ có thể nhờ cứu giúp hoặc cầu cứungười bán hàng bên đường gọi điện thoại cho bố mẹ.VD3: Khi có người lạ theo đuôi và dụ dỗ bé: Bác đang tìm nhà…. cháucó thể đi tìm với bác không? Bác đang tìm chó lạc cháu có thể tìm với bác?Bác biết chỗ này nhiều đồ chơi lắm. Ở nhà mẹ đang gọi cháu, cháu lên đivới bác, bác chở về cho nhanh…và đi theo bé.Trong những tình huống này tôi dạy trẻ la thật to lên là không được theotôi nữa, tôi không cần, không muốn, từ chối tất cả để đánh tiếng cho họ biếtlà trẻ thấy họ bất bình thường để họ bỏ đi hoặc đánh động cho những ngườixung quanh biết về việc bé đang bị người lạ theo đuôi để nhận được sự giúpđỡ. Khi có dấu hiệu người lạ theo dõi phía sau bé cần hô lớn để xua đuổingười lạ cũng như báo động cho mọi người.VD4: Khi con đi công viên với mẹ và bị lác con phải làm gì?Với tình huống này tôi dạy trẻ phải bình tĩnh, nhìn xung quanh xem cóbác bảo vệ, cô bán hàng nhờ giúp đỡ, không được chạy đi linh tinh, hay ởquanh khu vực mình bị lác, bố mẹ sẽ đến tìm.Và rất nhiều các tình huống có thể gây nguy hiểm đối với trẻ tôi đều đưara để trẻ giải quyết. Tôi thấy rằng sau khi áp dụng biện pháp này trẻ đượctiếp cận, được giải quyết các tình huống, từ đó biết cách giải quyết, xử lýtình huống trong cuộc sống.8/20“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”Hình ảnh: Cô đưa ra những tính huống và cho trẻ giải quyết tình huống2. Sử dụng trò chơi học tập hoặc đóng vai để trẻ thực hành các kỹnăng tự bảo vệ bản thân.a. Tác dụngA.X.Macarencô đã viết: “Trò chơi có một ý nghĩa rất quan trọng đối vơitrẻ. Đứa trẻ thể hiện như thế nào trong trò chơi thì sau này trong phần lớntrường hợp nó cũng thể hiện như thế trong công việc. Toàn bộ lịch sử củamỗi con người là một quá trình phát triển của trò chơi, một sự chuyển dịchdần từ sự tham gia vào trò chơi sang sự thực hiện các công việc. Cũng vìvậy ta có quyền gọi trò chơi là trường học của cuộc sống”Sử dụng biện pháp trò chơi là tổ chức cho người học chơi một trò chơinào đó để thông qua đó tìm hiểu một vấn đề, biểu hiện thái độ hay thực hiệnhành động, việc làm. Trong đó trò chơi học tập và đóng vai của trẻ mẫu giáorất thích hợp để giúp trẻ rèn luyện nhận thức và thực hành kỹ n ăng tự bảo vệbản thân.9/20“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”b. Nội dung và cách tiến hành* Trò chơi học tập:Hình thức trò chơi này giúp trẻ nhận biết được kỹ năng tự bảo vệ quaviệc tiến hành các hành động nhận thức để phân loại các hành vi đúng vàsai, nên và không nên. Qua trò chơi học tập trẻ sẽ có kinh nghiệm thực tế đểcó thể giải quyết trong tình huống cụ thể.Tôi chọn những trò chơi phù hợp, có độ khó vừa . Để trò chơi hấp dẫn trẻ tôiđã chuẩn bị đồ dùng phong phú, bắt mắt, đẹp đẽ, dễ sử dụng, hiệu quả để thuhút sự chú ý của các trẻ.Một số trò chơi học tập tôi đã tổ chức cho trẻ chơi đó là: Bù chỗ khuyết;Hãy xếp theo thứ tự; Kể theo yêu cầu của cô; Ai đúng ai sai; Ghép lại choĐúng; Bé hãy chọn đúng; Hành vi đúng, hành vi sai; Nên và không nên…..- Khi xây dựng trò chơi học tập tôi chú ý đến nguyên tắc của trò chơinhư:+ Phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện và thời gian mỗi giờ học.+ Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục.+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý trẻ, khả năng của người hướng dẫn vàcơ sở vật chất của nhà trường.+ Trò chơi phải tạo được hứng thú với trẻ.+ Trò chơi phải có mục đích rõ ràng: nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức,kỹ năng nào hay giới thiệu kiến thức nào.+ Trò chơi phải có luật.+ Dự trù đồ dùng đồ chơi, số lượng người tham gia chơi và những tìnhhuống có thể xảy ra.+ Chuẩn bị phần thưởng cho người thắng cuộc, đây là một yếu tố quyếtđịnh sự hứng thú của trẻ đối với trò chơi.- Cách tiến hành trò chơi:+ Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi.+ Bước 2: Nêu cách chơi và luật chơi+ Bước 3: Trẻ thực hiện trò chơi dưới sự giám sát của GV.+Bước 4: Nhận xét, đánh giá sau khi chơi.* Trò chơi đóng vai:Đóng vai là hình thức tổ chức cho trẻ thực hành, làm thử một số cáchứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là biện pháp giúp trẻ suynghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể màtrẻ quan sát được. Đồng thời tạo hứng thú cho trẻ và điều đặc biệt là trẻ cóthể cảm nhận thấy những tác động của lời nói và việc làm của các nhân vật10/20“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”mà trẻ đóng vai, từ đó dẫn đến thay đổi thái độ hoặc hành vi của mình trướcmột tình huống bất kỳ. Ví dụ: tình huống đóng vai “Đi siêu thị mà bị lạc thìtrẻ sẽ làm gì?”; “Trẻ làm gì khi một người lạ mặt cho kẹo?”; “Có người lạ gõcửa và muốn vào nhà”; “Người lạ nhờ giúp đỡ”…- Cách tiến hành:+ Tôi nêu chủ đề, giao tình huống.+ Trẻ thảo luận, phân vai chơi với nhau+ Trẻ chơi.+ Cô nhận xétTrước khi tổ chức thực hiện các trò chơi, tôi chuẩn bị đầy đủ các phươngtiện cần thiết cho trò chơi học tập hoặc đóng vai: các bài tập chơi, đồ dùngsố lượng đủ cho các trẻ hoặc các tình huống đóng vai phù hợp chủ đề, nộidung, mục tiêu mong muốn.Để trò chơi đóng vai hấp dẫn, lôi cuốn trẻ hơn tôi đã chuẩn bị những đạo cụ,hóa trang cho các vai diễn.Khi tổ chức các trò chơi cho trẻ tôi thấy rằng trẻ rất hứng thú, bị lôi cuốnvào các trò chơi, ngoài ra trẻ được rèn luyện các kỹ năng qua trải nghiệm vàthực hành.Hình ảnh trẻ tham gia chơi trò chơi “Đúng hay sai”11/20“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”3. Tạo môi trường hoạt động tích cựca. Tác dụngViệc tổ chức các hoạt động đòi hỏi phải có một không gian đa dạng, mớilạ và bầu không khí thân thiện cởi mở, có như vậy mới kích thích hứng thúchơi của trẻ và thúc đẩy trẻ rèn luyện kỹ năng theo khả năng của mình.Tạo môi trường hoạt động là tạo nên một không gian chơi rộng rãi, thoángmát, với các đồ chơi đa dạng, phong phú, mới lạ, hấp dẫn cũng như tạo bầukhông khí thân thiện, bình đẳng là một việc làm quan trọng trong việc tổchức các hoạt động giáo dục kỹ năng. Đặc biệt là trong các trò chơi phânvai, mô phỏng lại các tình huống trong cuộc sống thì việc có các đồ dùngphù hợp để trẻ có thể thao tác sẽ hỗ trợ việc giáo dục kỹ năng phù hợp.Tổ chức môi trường hoạt động gợi mở, hấp dẫn phù hợp với sự phát triểncủa trẻ. Những góc chơi được sắp xếp hợp lý, thuận tiện sẽ kích thích trẻtích cực thể hiện, tích cực trải nghiệm các kỹ năng. Việc tạo môi trường giáodục cho trẻ hoạt động có tác dụng hỗ trợ sự lựa chọn các hoạt động của trẻ,tạo điều kiện cho hoạt động của cô và trẻ đa dạng, hấp dẫn.Bên cạnh môi trường vật chất thì môi trường tâm lý cởi mở, quan hệ giữacô và trẻ thân thiện, sự khuyến khích có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việckích thích tạo hứng thú và tính tích cực của trẻ trong khi tham gia các hoạtđộng giáo dục kỹ năng nó sẽ tạo cho trẻ nhiều cơ hội nảy sinh ý tưởng chơi,dự định chơi.b. Nội dung và cách tiến hành* Tạo môi trường vật chất thuận lợi:Để có môi trường vật chất thuận lợi cho hoạt động của trẻ, tôi đã chuẩnbị không gian chơi cho trẻ bằng việc tạo ra các góc chơi, khu vực chơi để trẻtham gia vào hoạt động chơi. Tôi lựa chọn vị trí để tổ chức hoạt động đảmbảo rộng rãi, thoáng mát, thuận tiện, an toàn, vệ sinh phù hợp với các hoạtđộng. Đặc biệt trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ.Với mỗi kỹ năng khác nhau, tôi tận dụng các góc chơi khác nhau và thayđổi cách trang trí làm cho các góc này trở nên sinh động và phù hợp với nộidung hoạt động. Luôn luôn đảm bảo cho trẻ có một không gian hoạt động tựdo, thoải mái có như vậy mới kích thích trẻ bộc lộ và rèn luyện các kỹ năng.Tôi sắp xếp đồ dùng, đồ chơi và không gian hoạt động để cho trẻ dễ dàngquan sát, di chuyển. Tôi bố trí các nhóm hoạt động tĩnh xa nhóm động và đủkhoảng cách giữa các nhóm.Khi bố trí các đồ dùng, đồ chơi vào các góc chơi tôi bố trí đa dạng vàmang tính mở. Và bổ sung, luân chuyển, đổi mới tạo cho trẻ sự mới lạ, hấp12/20“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”dẫn, khích thích trẻ hoạt động tích cực.* Tạo môi trường tâm lý thân thiện, hợp tác, chia sẻ và gợi mở:Môi trường hoạt động hấp dẫn bao gồm cả việc tạo dựng mối quan hệthân thiện, cởi mở, gần gũi giữa trẻ với trẻ, trẻ với cô giáo. Sự chân tình, cởimở gần gũi của cô sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, an toàn, dễ chịu nơi lớphọc và tạo điều kiện để trẻ là chính mình.Đó là cơ sở để cho mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫngiúp trẻ luôn tự tin, mạnh dạn, chủ động và tích cực khi tham gia vào cáchoạt động. Đây cũng là chất xúc tác quan trọng để nuôi dưỡng và phát triểncác kỹ năng của trẻ.Khi trẻ duy trì được mối quan hệ tốt với các bạn cùng lớp, với giáo viênthì đó sẽ là điều kiện thuận lợi để trẻ có thể chơi cùng nhau, hợp tác gắn bócùng nhau.Để làm được điều này, tôi luôn nhẹ nhàng, gần gũi với trẻ để tạo cho trẻmột cảm giác cô chính là bạn của trẻ. Từ đó trẻ sẽ tự tin bộc lộ bản thân,mạnh dạn hợp tác với cô và bạn, mạnh dạn hỏi những điều chưa biết.Bên cạnh đó tôi luôn khuyến khích, động viên những nỗ lực và thành quảcủa trẻ trong việc thực hiện nhiệm vụ chơi.Tôi luôn có những biện pháp hướng các trẻ khác trong nhóm chơi cùnglắng nghe bạn nói, ủng hộ ý tưởng và dự định của bạn nếu hợp lý. Nhưngkhông quên thường xuyên tạo cho trẻ cơ hội được khẳng định mình, đượctrao đổi, được bàn bạc với nhau. Điều này sẽ giúp trẻ tích cực thể hiện mìnhvới giáo viên và các bạn.4. Tạo cơ hội để trẻ được thực hành, luyện tập, tương tác với ngườilớn, với bạn ở mọi lúc mọi nơi.a. Tác dụngĐể giáo dục và phát triển các kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ thì điều quantrọng nhất là phải luôn tạo cơ hội để trẻ được thực hành, luyện tập các hànhvi thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi có như vậy trẻ mới hình thành nên các kỹnăng một cách bền vững.Kỹ năng của trẻ không thể được hình thành qua việc nghe giảng. Việcnghe giảng chỉ mới giúp trẻ có nhận thức về một vấn đề nào đó. Trẻ chỉ hìnhthành kỹ năng khi trẻ được cùng tham gia làm chứ không chỉ nói về một kỹnăng nào đó. Việc hình thành kỹ năng được hình thành thông qua tương tácvới người lớn, với bạn cùng học. Trong khi tương tác trẻ được thể hiện các ýtưởng của mình, được trải nghiệm, được đánh giá, xem xét về những kinhnghiệm mà mình đã có trước đây. Hơn nữa, việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm13/20“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”những tình huống thực tế sẽ vừa tạo hứng thú cho trẻ đồng thời nhiều kinhnghiệm quý báu được hình thành, kể cả khi trẻ chưa thực hiện đúng trongquá trình thao tác.b. Cách tiến hànhĐể tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm tôi đã xây dựng các tình huống và tổchức các hoạt động phù hợp, hay cho trẻ trực tiếp quan sát trong thực tế.Trong cuốn sách Học qua trải nghiệm, David Kolb đã mô tả việc học là mộtquá trình gồm bốn bước. Các bước này là:(1) Quan sát,(2) Suy nghĩ (tâm trí),(3) Cảm nhận (cảm xúc),(4) Hành động (cơ bắp).Tôi đã tổ chức các hoạt động, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, thựchành mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động ở trường như: giờ học, hoạt độngvui chơi, hoạt động chiều, tham quan, dã ngoại ngoài trời…VD như ở hoạt động học: khám phá khoa học tôi đưa bài dạy “Khi bé bịlạc”; “Khi bé ở nhà một mình”.VD: Hoạt động vui chơi tôi tổ chức các trò chơi học tập hay đóng vai,diễn kịch…VD: Hoạt động tham quan, dã ngoại: Tôi cho trẻ được xem trực tiếp cáctình huống mà trẻ nhìn thấy và cho trẻ nói lên cách giải quyết khi gặp phảitình huống đó…Hình ảnh trẻ thực hành xử lý tình huống trong giờ hoạt động ngoài trời14/20“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”5. Đánh giá trẻ và khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và tựđánh giá bản thâna. Tác dụngViệc tiến hành đánh giá kết quả hoạt động của trẻ có vai trò quan trọngtrong quá trình giáo dục. Nó vừa là khâu cuối nhưng đồng thời lại là sự mởđầu cho một quá trình giáo dục tiếp theo. Dựa trên kết quả đánh giá, có thểxác định chất lượng và hiệu quả của những tác động giáo dục của mình.Những ưu điểm và hạn chế của từng hoạt động cũng được bộc lộ, từ đó cósự điều chỉnh phù hợp để cho quá trình tổ chức sau được hoàn thiện.Đánh giá trẻ có ý nghĩa thiết thực trong việc điều chỉnh nhận thức, tháiđộ và các biểu hiện hành vi của trẻ. Chính nội dung đánh giá sẽ góp phầnđịnh hướng cho các kỹ năng của trẻ vì sự đánh giá bên ngoài thường sẽ đượcchuyển vào đánh giá bên trong thành quá trình tự đánh giá. Tự đánh giá làyếu tố bên trong của sự tự điều chỉnh- điều khiển hành vi và đó cũng là yếutố của tự giáo dục.Thông qua việc nhận xét sẽ giúp trẻ củng cố thêm kinh nghiệm sống củamình và biết điều chỉnh hành vi theo những chuẩn mực yêu cầu chung. Từđó hình thành và phát triển các kỹ năng cho trẻ một cách hiệu quả.Từ kết quả nhận xét, đánh giá bạn, trẻ đối chiếu với khả năng của bảnthân, từ đó xác định được khả năng của mình, từ đó có thái độ đúng đắn đểtự điều chỉnh hành vi và cách ứng xử của mình cho phù hợp.b. Nội dung và cách tiến hànhTôi thực hiện đánh giá trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động học tậpvà hoạt động vui chơi, hay hoạt động nêu gương cuối tuần…Sự đánh giánhận xét của cô ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của trẻ vì vậy tôi khéo léotrong khi nhận xét trẻ, dù trẻ chưa thể hiện tốt tôi cũng động viên khích lệtrẻ, chứ không mắng mỏ hay chê bai. Đối với những trẻ thực hiện tốt tôi kịpthời khen ngơi, lời khen kịp thời sẽ làm trẻ tự tin hơn, và lần sau sẽ cố gắnglàm tốt hơn.Ngoài đánh giá, nhận xét trẻ trong quá trình trẻ hoạt động, tôi còn dựavào các chỉ số để đánh giá trẻ như chỉ số (20, 21, 23, 24, 25, 26), ghi chép rõràng để kịp thời điều chỉnh biện pháp sao cho phù hợp. Để thực hiện điềunày, tôi đã đưa ra các yêu cầu một cách cụ thể. Đặc biệt trong quá trình tổchức cho trẻ tham gia các trò chơi phân vai, giải quyết các bài tập tìnhhuống.Tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào quá trình nhận xét và tựđánh giá, đánh giá lẫn nhau trong nhóm bạn.15/20“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”Để trẻ có thể đánh giá bạn và tự đánh giá về bản thân mình tôi đã cungcấp cho trẻ những tiêu chuẩn, thang đánh giá. Trên cơ sở này trẻ sẽ đánh giámột cách công bằng, khách quan.Khuyến khích trẻ tự đánh giá bản thân bằng cách tôi cho trẻ nhìn nhận lạiviệc thể hiện các vai mà mình tham gia, việc tham gia các hoạt động của trẻđã tốt hay chưa. Tôi cho trẻ so sánh kết quả của bản thân với yêu cầu củahoạt động, so sánh hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ hiện tại so vớinhững buổi trước như thế nào, so sánh trẻ với các bạn cùng lớp…Tôi luôn tạo không khí vui vẻ, thoải mái khi tiến hành đánh giá, nhận xét,khuyến khích trẻ trình bày ý kiến của mình để xem trẻ đã hiểu vấn đề đếnđâu, các cách giải quyết của trẻ đã phù hợp hay chưa.6. Đưa nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ tích hợp với cáchoạt động dạy, hoạt động vui chơi và các hoạt động khác.a. Tác dụngViệc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ theo hướng tích hợp với các hoạtđộng dạy, vui chơi và các hoạt động khác là quan điểm hiện đại, khôngnhững phù hợp với tâm lý trẻ mà còn phù hợp với xu hướng giáo dục của thếgiới hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục kỹ năng này.b. Cách tiến hànhTrước tiên tôi rà soát toàn bộ chương trình giáo dục mầm non và xemxét nội dung nào có thể lồng ghép nội dung kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Tuỳvào những chủ đề theo tuần, tháng, học kỳ mà tôi lựa chọn những kỹ năngphù hợp để giáo dục cho trẻ.VD trong kế hoạch tháng 10 gắn với chủ đề “Bản thân” tôi giáo dục giớitính và kỹ năng tránh bị xâm hại tình dục cho trẻ.Hay kế hoạch tháng 11 tôi giáo dục những kỹ năng biết xử lý tình huốngkhi ở nhà, nhận biết người lạ và người thân.Kế hoạch giáo dục tháng 4 tôi đưa giáo dục kỹ năng biết xử lý tình huốngkhi bị lạc cho trẻ…Tôi xây dựng mục tiêu của từng nội dung và của kỹ năng tự bảo vệ cầnđạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Sau đó xác định các mức độ cần đạtđược dựa vào các tiêu chí và mức độ của từng kỹ năng.Sau đó xây dựng kế hoạch bài học theo hướng lồng ghép giáo dục kỹ năngtự bảo vệ.+ Xây dựng nội dung bài học.+ Xác định phương pháp.+ Thiết kế các hoạt động phù hợp.16/20“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”Hình ảnh trẻ xem tình huống trong tiết học khám phá7. Phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ chotrẻa. Tác dụngGiáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng cho trẻlà việc hết sức quan trọng đòi hỏi sự tham gia của cả gia đình, nhà trường vàxã hội. Bởi như Dorothy Holte đã nói. “Cây giáo dục chỉ đơm hoa thơm vàkết trái ngọt khi có sự chăm sóc và vun xới của nhà trường, gia đình và xãhội”. Và ông bà, cha mẹ, thầy cô, anh chị hãy là tấm gương sáng để các emnoi theo. Hãy gần gũi, chia sẻ, tâm sự, động viên và cùng các em tháo gỡkhó khăn, vướng mắc trong cuộc sống và tuyệt nhiên không được so sánhhay áp đặt ý nghĩ chủ quan của mình. Việc hình thành kỹ năng tự bảo vệ chotrẻ không chỉ được thực hiện tại trường mầm non, mà việc rèn luyện kỹ năngcần thực hiện đều đặn ở nhà. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu có sựhỗ trợ của phụ huynh.Để thực hiện phương pháp này trước tiên:- Làm bảng tuyên truyền với phụ huynh về giáo dục kỹ năng tự bảo vệbản thân cho trẻ17/20“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”- Qua những buổi họp phụ huynh, những buổi tổ chức sinh nhật cho cáccháu (1 tháng tổ chức sinh nhật 1 lần và mời phụ huynh tham dự), giờ đóntrả trẻ. Tận dụng những thời gian ấy tôi tuyên truyền với phụ huynh về tầmquan trọng của giáo dục kỹ năng sống tự bảo vệ bản thân cho trẻ trong giaiđoạn hiện nay và đưa ra những biện pháp, hướng đi mới mà phụ huynh cầnthay đổi trong cách giáo dục trẻ để phối hợp tôt với giáo viên trong việc giáodục và rèn luyện những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.- Tôi tận dụng những câu chuyện có thật trong cuộc sống, các sự kiện nổibật của xã hội như tình trạng trẻ bị bắt cóc, bị xâm hại tình dục, bị lạc… đểtuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh về vai trò và sự cần thiếttrang bị những tri thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ trong cuộc sống hiện nay.- Tôi trao đổi những phương pháp, nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệmà trẻ được dạy trên lớp, từ đó phụ huynh áp dụng để dạy trẻ khi ở nhà.Sau khi nhận thức được tầm quan trong của việc giáo dục kỹ năng tựbảo vệ bản thân đối với trẻ, phụ huynh đã có sự phối hợp nhiệt tình với côgiáo, phu huynh luôn có những trao đổi với giáo viên về những biểu hiệncủa trẻ, những khó khăn khi thực hiện các biện pháp và kêt quả của trẻ nhưthế nào.Sự quan tâm của phụ huynh đối với tình hình của trẻ là động lực giúptôi tìm tòi những biện pháp phù hợp, hình thức tổ chức mới để mong rằng sẽmang lại cho trẻ những hiệu quả tích cực nhất.Hình ảnh tuyên tryền với phụ huynh dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trẻtrong buổi họp phụ huynh18/20“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. Kết quả thực hiện.Những biện pháp nêu trên đã giúp cho chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảovệ bản thân của trẻ đạt kết quả khả quan. Hình thành ở trẻ những kỹ năng nhấtđịnh. Cụ thể hoá những hành động của trẻ thành kỹ năng.- Trẻ rễ ràng nhận ra tình huống nghuy hiểm đối với bản thân, luôn biết đềphòng cảnh giác với các tình huống.- Tất cả các tình huống cô đưa ra trẻ đều có thể giải quyết thành thạo, khôngnhững thế khi gặp những tình huống trong cuộc sống hằng ngày trẻ có thể xủ lýkịp thời, như không đi theo người lạ, biết tìm đúng người để nhờ giúp đỡ khi bịlạc, khi gặp nguy hiểm….- Trẻ đã có kỹ năng để tự bảo vệ bản thânKết quả đánh giá 47 trẻ cụ thể như sau:YếuTốtKháTBSTTSLNội dung1 Nhận ra tình huống nguy28hiểm2 Biết xử lý tình huống26Có kỹ năng tự bảo vệ223 bản thânSo với đầu nămNội Nhận ra tình huốngdungnguy hiểmTăngGiảmSLTLSLTLTỉ lệSLTỉ lệ59,51225,5155513281747163419Biết xử lý tình huốngTăngSLTLMứcđộTốtKháTBYếuGiảmSLTLSL Tỉ lệ SL Tỉ lệCó kỹ năng tự bảo vệbản thânTăngGiảmSLTLSLTL25 530 24 5121 45111511 23191521 4724 512859- Đối với Phụ huynh : Có sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, không chỉhiểu hơn về việc cần thiết của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ, nhiều19/20“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”phụ huynh còn đưa ra những phương pháp, đóng góp ý kiến để giáo dục kỹ năngtự bảo vệ bản thân cho trẻ được tốt hơn. Phu huynh không ngừng cung cấpthông tin của trẻ với cô giáo.2. Khuyến nghị.Trong nhiều năm qua có rất nhiều các sáng kiến kinh nghiệm của giáoviên được giải B cấp TP, những sáng kiến đó đều có những biện pháp thiết thựcđối với trẻ. Vì vậy kính mong Ban giám hiệu nhà trường, Phòng giáo dục và đàotạo, lãnh đạo cấp trên phổ biến những sáng kiến đó đến toàn thể giáo viên, và cónhững kế hoạch để áp dụng những biện pháp đó vào trong quá trình giảng dạycho trẻ.Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã thực hiện với đề tài “Một sốbiện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong trường mầmnon”. Tuy những kinh nghiệm còn hạn chế nhưng được tôi rút ra từ thực tế trongquá trình giảng dạy của mình. Tôi rất kính mong được sự quan tâm, giúp đỡ,đóng góp ý kiến xây dựng của tổ chuyên môn, ban giám hiệu, hội đồng khoa họccác câp, bạn bè đồng nghiệp gần xa, để tôi có những kiến thức, phương pháp tốthơn trong việc giảng dạy kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ để phù hợp với yêucầu giáo dục hiện nay.Tôi xin chân thành cảm ơn!20/20“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi có kỹ năng tự bảo vệ bản thântrong trường mầm non”TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non. Phó GS.TS Nguyễn Thị ÁnhTuyết. Tiến sỹ Nguyễn Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa – NXB Đại học sư phạm;2. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Phó GS. TSNguyễn Thị Mỹ Lộc – TS. Đinh Thị Kim Thoa – Thạc sĩ Phạm Thị Thảo HườngNXB: Đại học quốc gia Hà Nội3. Chương trình giáo dục mầm non – Bộ Giáo dục và Đào tao – NXBGiáo dục Việt Nam.4. Bạch Băng, Tuyển tập“Những câu chuyện vàng về khả năng tự bảovệ mình” NXB Kim Đồng5. 45 cách dạy trẻ tự bảo vệ mình, NXB Thông tin và truyềnThông.6. Tạp chí Giáo dục mầm non;7. WWW mamnon.edu.vn.21/20