Rau mầm là gì? sử dụng rau mầm có tốt không? Các loại rau mầm ngon
Trải qua nhiều cuộc nghiên cứu thực tế, sử dụng rau mầm đã chứng minh được những công dụng tuyệt với như: kiểm soát đường huyết, kích thích mọc tóc, cải thiện tiêu hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư, tốt cho da và cơ bắp…
SẢN PHẨM TÂM SẠCH CUNG CẤP – CÓ THỂ LÀ GIẢI PHÁP CHO GIA ĐÌNH BẠN
XEM THÊM: Kênh youtube Tâm Sạch với nhiều videos hướng dẫn trồng rau sạch cho nhà phố tiện lợi và hiệu quả.
I/ Rau mầm là gì? Ăn rau mầm có tốt không?
1/ Rau mầm dùng để làm gì?
Rau mầm English là Cress dùng để chỉ các loại rau non đang trong quá trình lên mầm, có thời gian gieo trồng và thu hoạch từ 4 – 15 ngày tuổi tùy loại, rau mầm có hàm lượng dinh dưỡng cao gấp khoảng 5 lần so với rau thông thường nên rất được ưa chuộng.
2/ Vậy ăn rau mầm có tốt không?
Trải qua nhiều cuộc nghiên cứu thực tế, rau mầm đã chứng minh được những công dụng tuyệt với như: kiểm soát đường huyết, kích thích mọc tóc, cải thiện tiêu hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa ung thư, tốt cho da và cơ bắp…
3/ Rau mầm giá bao nhiêu?
Tùy vào từng loại mà rau mầm thường dao động từ 40.000đ – 65.000đ/kg.
4/ Rau mầm mua ở đâu?
Bạn có thể mua rau mầm tại các chuỗi siêu thị như Bách Hóa Xanh, Vinmart, Coop Food… hoặc mua trực tiếp tại các cơ sở sản xuất rau mầm.
5/ Cách ăn rau mầm đúng cách.
Đã có nhiều trường hợp ghi nhận ăn rau mầm bị ngộ độc do sử dụng rau mầm ăn sống, bị nhiễm vi khuẩn từ môi trường.
Tác hại của ăn rau mầm bị nấm mốc, thối, đắng… có thể gây tiêu chảy hoặc một số bệnh về đường tiêu hóa…
6/ Rau mầm cho bé ăn dặm – Rau mầm nào tốt nhất cho bé.
Rau mầm có chứa nhiều dưỡng chất dinh dưỡng rất tốt cho trẻ nhỏ như: Carbohydrate, Protein, Vitamin, chất béo không bão hòa, chất chống oxy hóa, Polyphenol, Phytonutrients và các khoáng chất… nên rất nhiều bà mẹ đã lựa chọn rau mầm nấu cháo cho bé.
Những công dụng tuyệt với khi sử dụng rau mầm cho bé như: bảo vệ bé khỏi nguy cơ béo phì, huyết áp cao, ngăn ngừa mất nước, thúc đẩy cơ xương phát triển, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho trẻ vui chơi suốt ngày và nhất là các Enzyme trong rau mầm rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giải quyết các vấn đề như: đầy hơi, khó tiêu, táo bón…
Khi cho trẻ ăn dặm rau mầm, các mẹ cần lưu ý những điểm sau nhé:
- Lựa chọn rau mầm nào không cay để bé ăn được như: rau mầm hướng dương, rau mầm rau muống, rau mầm giá đỗ, rau mầm đậu hà lan, rau mầm cải ngọt…
- Khi mua rau mầm về nên ngâm nước muối và rửa thật sạch dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ vi khuẩn và các chất bẩn bám vào.
- Không nên để quá 1 ngày và phải bảo quản đúng cách để tránh rau mầm bị nhiễm khuẩn.
- Tuyệt đối đừng cho trẻ ăn rau mầm sống.
Các mẹ cũng có thể tham khảo cách trồng rau mầm cho bé do Tâm Sạch hướng dẫn bên dưới để kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng của rau mầm nhé.
II/ Rau mầm làm món gì ăn ngon? Những món ăn rau mầm đơn giản, dễ ăn đỉnh nhất.
Chúng ta đều biết, rau mầm không nên ăn sống, vậy rau mầm ăn với gì và ăn như thế nào thơm ngon, bổ dương mà ai trong gia đình cũng thích thì chưa hẳn ai cũng biết.
Có thể dùng cách trộn rau mầm chay hoặc trộn với các thực phẩm khác chế biến, các món ăn từ rau mầm rất quan trọng nêm nếm nước trộn, chúng ta có thể dùng:
- Rau mầm trộn sốt Mayonnaise.
- Rau mầm trộn dầu giấm chua ngọt.
- Rau mầm trộn sốt mè rang.
- Rau mầm trộn sốt cà chua.
Rau mầm chế biến món gì nhanh gọn? Hay rau mầm nấu món gì bỗ dưỡng? là thắc mắc của rất nhiều bà nội trợ. Tâm Sạch xin gửi đến mọi người những gợi ý rất hấp dẫn, hãy tham khảo và xắn tay áo lên trổ tài nhé.
1/ Làm salad rau mầm trộn thịt bò thơm ngon:
Cách làm rau mầm ( rau muống mầm, rau cải mầm…) trộn thịt bò ăn salad khá đơn giản:
- Rửa sạch thịt bò, dùng dao thái lát mỏng, ướp đợi thấm gia vị sau đó bắc lên chảo xào cho chín tới.
- Pha dầu giấm trộn đều với rau mầm đã rửa sạch.
- Cuối cùng, rải đều rau mầm lên dĩa, trải thịt bò lên trên và có thể trang trí thêm bằng những lát cà chua.
Salab bắp bò trộn rau mầm là món ăn tròng đó thịt bò chứa nhiều Protein, rau mầm chứa nhiều vitamin nên đây chính là món ăn giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe.
2/ Rau mầm xào tỏi, thịt bò, trứng, tôm.
3/ Làm gỏi bò rau mầm (gỏi rau mầm trộn thịt bò).
4/ Rau mầm trộn trứng.
5/ Rau mầm trộn thịt gà.
6/ Rau mầm trộn cá hộp.
7/ Rau mầm nấu canh.
III/ Rau mầm loại nào ngon nhất? Các loại hạt giống trồng rau mầm phổ biến.
1/ Các loại hạt giống rau mầm củ cải:
Hai loại thông dụng là hạt giống rau mầm củ cải đỏ và hạt giống rau mầm củ cải trắng. Rau mầm củ cải ăn giòn, có vị hơi hăng, giàu vitamin E, chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu hỗ trợ quá trình tiêu hóa, bài tiết, ngăn ngừa ung thư…
Mời các bạn xem thêm hướng dẫn rất hay về cách trồng rau mầm củ cải trắng, củ cải đỏ bên dưới nhé.
2/ Các loại rau mầm cải:
- Hạt giống rau mầm cải ngọt.
- Rau mầm bông cải xanh.
- Hạt giống rau mầm cải bẹ xanh.
- Hạt giống rau mầm cải xoong.
- Hạt giống rau mầm cải xanh.
- Hạt giống rau mầm cải thìa.
- Hạt giống rau mầm cái tím.
- Hạt giống rau mầm cải bó xôi.
- Hạt giống rau mầm cải cay.
Rau mầm họ cải dễ trồng, dễ chăm sóc và rất nhanh thu hoạch, thành phần của rau mầm họ cải có chứa các thành phần nổi trội như: hợp chất Phenolic, Glucosinolates và Glucosinolates Indole…
Vậy rau mầm cải có tác dụng gì? Rau mầm cải kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng, giảm căng thẳng, mệt mỏi, ngăn ngừa ung thư, tiểu đường tuýt 2…
Trong bài viết đã cung cấp chi tiết cách làm rau cải mầm đảm bảo cho sức khỏe, rau cải mầm làm món gì ngon? Và hướng dẫn cách trồng hạt giống rau cải mầm không cần đất tại nhà hiệu quả hoặc các trồng rau cải mầm bằng cát.
3/ Các loại rau mầm họ đậu ( giá đỗ )
- Hạt giống rau mầm đậu xanh.
- Hạt giống rau mầm đậu hà lan.
- Hạt giống rau mầm đậu nành.
- Hạt giống rau mầm đậu phộng ( lạc ).
- Hạt giống rau mầm đậu đen.
- Hạt giống rau mầm đậu gà.
- Hạt giống rau mầm đậu đỏ.
Rau mầm họ đậu có hạt to, khỏe, dễ chăm sóc, phát triển nhanh và ít sâu bệnh.
Rau mầm họ đậu có những công dụng tuyệt vời như:
- Rau mầm đậu xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa như Riboflavin, Isovitexin và Vitexin, Protein và chất xơ… giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, ngăn ngừa lão hóa, cao huyết áp, tim mạch và các bệnh về đường răng miệng, đặc biệt tốt đối với những người muốn giảm cân.
- Rau mầm đậu đen, đậu đỏ chứa dồi dào chất xơ, canxi, chất đạm, Vitamin E và các chất chống oxy hóa sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, ngăn ngừa tình trạng lão hóa và giúp đẹp da.
- Rau mầm đậu nành có hàm lượng Canxi cao và các loại Vitamin B, C, E giúp xương khớp chắc khỏe, bảo vệ tim mạch, phòng chống cao huyết áp, làm chậm quá trình lão hóa.
Trong bài viết có hướng dẫn chi tiết cách trồng hạt giống rau mầm các loại đậu và làm rau mầm từ đậu thơm ngon, bổ dưỡng.
4/ Hạt giống rau mầm rau muống:
Rau mầm rau muống tính hàn, có vị ngọt có công dụng giải độc, giải nhiệt rất hiệu quả, giúp bổ sung chất sắt cho những người thiếu máu, ngoài ra còn giúp đẹp da, chậm lão hóa.
Bài viết có hướng dẫn cách trồng rau mầm rau muống hiệu quả, cách làm rau mầm rau muống vệ sinh, rau muống mầm làm món gì bổ dưỡng.
5/ Hạt giống rau mầm hạt chia:
Rau mầm hạt chia được mệnh danh là nữ hoàng rau mầm vì có thành phần dinh dưỡng rất quý giá như: Hàm lượng Vitamin B1 và B3 rất cao, các chất chống oxy hóa, hàm lượng cao axit béo Omega 3, kẽm, sắt, magie, canxi và các chất xơ… làm tăng sức đề kháng giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh.
Bài viết có hướng dẫn cụ thể cách trồng và cách làm rau mầm hạt chia hiệu quả.
6/ Hạt giống rau mầm hướng dương:
Rau mầm hạt hướng dương có giá trị dinh dưỡng cao nhưng do giá hạt hướng dương khá cao và khó chăm sóc nên rau mầm hướng dương không phổ biến như những loại khác.
Rau mầm hướng dương có những công dụng tuyệt vời như: cân bằng huyết áp, giúp sáng mắt, hỗ trợ hệ tiêu hóa và đặc biệt là chữa đau dạ dày rất tốt.
Rau mầm hạt hướng dương nấu gì?
Rau mầm hướng dương có thể chế biến nhiều món ăn như xào, nấu, gỏi, trộn salad…
Bài viết có hướng dẫn cách trồng rau mầm hạt hướng dương hiệu quả, cụ thể .
7/ Hạt giống rau mầm súp lơ xanh:
Rau mầm súp lơ xanh có hàm lượng Glucosinolate rất cao giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, giảm đau dạ dày nhờ hợp chất Sulforaphane, Vitamin A, C, E, Beta – Caroten tốt cho mắt, giúp duy trì trái tim khỏe mạnh…
8/ Hạt giống rau mầm hạt mè ( hạt vừng đen).
9/ Hạt giống rau mầm rau dền.
10/ Hạt giống rau mầm xà lách xoong.
11/ Hạt giống rau mầm dưa hấu.
12/ Hạt giống rau mầm lúa mì.
13/ Hạt giống rau mầm hạt bí đỏ.
Trên đây là tổng hợp các loại rau mầm trồng tại nhà phổ biến thường gặp.
IV/ Mô hình khởi nghiệp và kỹ thuật, cách trồng rau mầm kinh doanh làm giàu.
Việc chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng từ rau mầm ngày càng phổ biến mạnh mẽ và được ưa chuộng kéo theo sự ra đời mô hình kinh doanh rau mầm do những người nông dân thành thị khởi xướng với những ưu điểm sau:
- Dễ dàng sản xuất rau mầm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao.
- Không gian trồng rau mầm nhỏ gọn, không tốn nhiều diện tích, có thể áp dụng mô hình giàn trồng rau mầm để tận dụng và tiết kiệm diện tích.
- Thời gian quay vòng vốn nhanh vì thời gian thu hoạch của rau mầm chỉ sau 7-10 ngày trồng.
- Số vốn đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao.
Những kinh nghiệm trồng rau mầm căn bản bạn cần nắm vững và tìm hiểu thêm những nơi dạy trồng rau mầm như:
Trồng rau mầm có cần ánh sáng?
Rau mầm không được đặt ngoài ánh nắng nhưng cần lượng ánh sáng vừa đủ để rau phát triển tốt và đậm màu.
Trồng rau mầm bao lâu thu hoạch? Trồng rau mầm mấy ngày thu hoạch?
Rau mầm trồng bao lâu còn tùy thuộc vào loại hạt giống rau mầm, thường dao động từ 7-10 ngày là có thể thu hoạch.
Cách thu hoạch rau mầm: dùng dao hoặc kéo cắt sát gốc, bỏ phần rễ.
V/ Hướng dẫn các kỹ thuật trồng rau mầm tại nhà không cần đất.
Tâm Sạch sẽ chia sẻ với các bạn rất nhiều cách gieo trồng, làm rau mầm tại nhà không cần đất rất hữu ích, hãy lưu lại sử dụng khi cần thiết nhé.
1/ Cách trồng rau mầm thủy canh tại nhà.
Đây chính là cách trồng rau mầm bằng nước công nghệ cao ko cần đất, cho năng suất cao, dễ dàng thực hiện so với phương pháp truyền thống.
Cách ươm rau mầm thủy canh khá đơn giản với những bước căn bản sau:
- Ngâm hạt giống trong nước sạch để loại bỏ bụi bẩn bám vào.
- Ngâm hạt giống rau mầm trong nước ấm theo công thức 2 sôi – 3 lạnh trong khoảng 4-8h.
- Pha dung dịch thủy canh cho rau mầm ( Tâm Sạch khuyến khích sử dụng dung dịch thủy canh hữu cơ).
- Gieo hạt: cho hạt giống vào khay trồng rau mầm thủy canh, thùng xốp, thau nhựa… Đổ dung dịch thủy canh ngập ½ hạt, thường xuyên xịt phun sương để giữ ẩm cho hạt giống.
- Sau đó quan sát sự nãy mầm và thu hoạch sau khoảng 1 tuần.
2/ Cách trồng rau mầm bằng giấy ăn.
Cách trồng rau mầm bằng khăn giấy cực kỳ vệ sinh, sử dụng các nguyên vật liệu đơn giản mà hiệu quả lại cao.
Kỹ thuật trồng, làm rau mầm bằng giấy ăn rất đơn giản, bạn có thể làm như sau:
- Ngâm hạt rau mầm vào nước sạch, khuấy đều để loại bỏ bụi bẩn.
- Ngâm hạt giống rau mầm trong nước ấm theo tỷ lệ 2 sôi – 3 lạnh trong 4-8h.
- Xếp giấy ăn vào các dụng cụ như rổ, khay nhựa, sau đó thấm ướt đều giấy ăn.
- Gieo hạt rau mầm lên giấy ăn với mật độ hợp lý.
- Hàng ngày tưới phun sương từ 3-4 lần để đảm bảo đủ độ ẩm cho hạt nảy mầm và đủ lượng nước cho rau mầm phát triển.
- Theo dõi và thu hoạch sau khoảng 1 tuần gieo trồng.
Cách trồng rau mầm trên giấy ăn phù hợp với những loại hạt có kích thước lớn như: rau muống, củ cải đỏ, củ cải trắng…
3/ Cách trồng rau mầm bằng cát:
Không phải ai cũng biết, cát ( cát trắng hoặc cát đen, thường dùng trong xây dựng) chính là loại giá thể tuyệt vời để trồng rau mầm với những ưu điểm vượt trội so với trồng bằng đất như: lưu thông nước nhanh, giữ ẩm tốt, rất sạch sẽ và khả năng tái sử dụng nhiều lần.
Trước khi trồng rau mầm trên cát, bạn nên ngâm cát trong nước sạch, lâu lâu đảo đều và thay nước vài lần để loại bỏ các tạp chất, nếu siêng hơn thì phơi qua vài lần nắng lớn sẽ rất tốt.
Kỹ thuật trồng rau mầm bằng cát cũng rất đơn giản với các bước sau:
- Ngâm hạt giống trong nước ấm từ 4-8h.
- Rải một lớp cát dày từ 3-5cm trong các dụng cụ như thùng xốp, khay nhựa, sau đó tưới cho cát ẩm.
- Gieo hạt với mật độ hợp lý trên bề mặt cát.
- Hàng ngày tưới phun sương để đảm bảo độ ẩm cho hạt nảy mầm và lượng nước cho rau mầm phát triển.
- Khoảng 7 ngày sau đã có thể thu hoạch.
4/ Cách trồng rau mầm bằng rổ nhựa:
Cách trồng rau mầm trong rổ cũng không quá phức tạp, nên chọn loại rỗ nhựa có lỗ nhỏ và có thể kết hợp với khăn giấy hoặc các loại giá thể khác như đất, cát, xơ dừa…
5/ Cách trồng rau mầm trong chai nhựa:
Trồng rau mầm bằng chai nhựa chính là giải pháp tận dụng đồ tái chế rất thân thiện với môi trường rất nên sử dụng.
6/ Cách trồng rau mầm bằng vải mùng.
7/ Cách trồng rau mầm bằng bông gòn.
8/ Cách trồng rau mầm trong lọ thủy tinh.
Trên đây là những kiến thức cực kỳ hữu ích về các cách trồng rau mầm sạch tại nhà đơn giản, dễ trồng và hiệu quả nhất do Tâm Sạch tổng hợp, hi vọng sẽ phần nào giúp ích cho mọi người có giải pháp cải thiện bữa ăn bổ dưỡng tốt cho sức khỏe các gia đình Việt.