Ra mồ hôi tay chân – Hiểu rõ bệnh và cách trị để giảm mồ hôi – Hội Thần Kinh Học Việt Nam

Ra mồ hôi tay chân – Hiểu rõ bệnh và cách trị để giảm mồ hôi

Bệnh ra mồ hôi tay chân là tình trạng rất phổ biến ở những người trẻ, điều này đã gây ra không ít bất tiện và cản trở lớn tới công việc và giao tiếp thường ngày của họ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và những cách trị mồ hôi tay chân tối ưu đang được áp dụng cho hiệu quả cao hiện nay.

Ra mồ hôi tay chân nhiều là bệnh gì?

Ra mồ hôi tay chân quá nhiều, bất kể mọi lúc, mọi thời tiết, nhiệt độ môi trường thì đó đều là dấu hiệu đặc trưng của chứng bệnh tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật, đông y còn gọi đây là bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân.

Bình thường hệ thần kinh thực vật sẽ chỉ huy các tuyến mồ hôi bài tiết ổn định theo nhu cầu của cơ thể. Ở người mắc bệnh ra mồ hôi tay chân, nhánh giao cảm của hệ thần kinh thực vật tăng hoạt động bất thường (tình trạng cường giao cảm), làm cho tuyến mồ hôi bị kích thích liên tục, dẫn đến đổ mồ hôi tay chân không kiểm soát.

Một số ít trường hợp, ra mồ hôi tay chân có thể là triệu chứng của một bệnh khác như nhiễm trùng, cường giáp… và thường kèm theo đổ mồ hôi nhiều toàn thân.

11

Ra mồ hôi tay chân nhiều là bệnh gì?

Biểu hiện của bệnh ra mồ hôi tay chân

Bệnh ra mồ hôi tay chân do rối loạn thần kinh thực vật thường có những đặc điểm sau:

–        Lòng bàn tay, bàn chân ẩm ướt và lạnh, da hay bị bong tróc, nhợt nhạt, chân có mùi hôi, trường hợp bệnh nặng thì mồ hôi thường nhỏ giọt ở tay chân.  

–        Đa số bắt đầu lúc nhỏ hoặc tuổi thiếu niên và kéo dài suốt đời, đến tuổi dậy thì mồ hôi tay chân có xu hướng nặng hơn, có thể đổ mồ hôi ở nhiều nơi khác như nách, đầu, mặt…

–        Có tính chất di truyền, trong gia đình thường có bố hoặc mẹ cũng bị đổ mồ hôi nhiều.

–        Ra mồ hôi tay chân cả trong mùa đông hay khi thời tiết mát mẻ.

–        Mồ hôi tay chân sẽ ra nhiều hơn khi căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, giận dữ.

Bệnh ra mồ hôi tay chân có nguy hiểm không?

Bệnh ra mồ hôi tay chân không nguy hiểm, ít gây hại cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người bệnh như:

–        Gây khó khăn khi cầm nắm đồ vật, viết hay các công việc cần thao tác đôi tay, ảnh hưởng đến cơ hội nghề nghiệp.

–        Tác động tiêu cực về tâm lý, khiến người bệnh ngại tiếp xúc với người khác, luôn trong tâm thế lo lắng, căng thẳng, mất tự tin, làm hạn chế các mối quan hệ xã hội.

–        Dễ gây nhiễm nấm da, ngứa, nổi mụn nước, bong tróc da và mùi khó chịu.

Bệnh ra mồ hôi tay chân có lây không? Có thể trị dứt điểm mồ hôi tay chân không?

Bệnh ra mồ hôi tay chân sẽ không lây từ người này sang người khác khi bắt tay, nói chuyện, đi chung giày dép… Nhưng bệnh ra mồ hôi tay chân cũng không thể chữa trị dứt điểm được vì liên quan đến rối loạn hoạt động thần kinh, tuy nhiên, nếu điều trị tốt thì hoàn toàn có thể giảm được mồ hôi để tự tin giao tiếp và sinh hoạt bình thường.

Tổng hợp cách chữa bệnh ra mồ hôi tay chân

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để chữa bệnh ra mồ hôi tay chân. Mỗi cách sẽ có ưu điểm và hạn chế khác nhau, dưới đây là thông tin chi tiết:

Chất chống mồ hôi tại chỗ

Dạng bột, xịt hoặc dung dịch bôi thoa ngoài da có chứa muối nhôm, thường dùng vào ban đêm giúp làm bít lỗ chân lông nên hạn chế được mồ hôi tại chỗ. Cách sử dụng đơn giản, hiệu quả khá nhanh, nhưng tác dụng ngắn, không thích hợp để dùng thường xuyên vì khiến da bị dày lên hoặc kích ứng.    

1-2

Chất chống mồ hôi chứa muối nhôm làm giảm ra mồ hôi tay chân tại chỗ

Điện di ion

Cũng là một cách trị mồ hôi tay chân tại chỗ nhưng dùng dòng điện để vô hiệu hóa các tuyến mồ hôi tạm thời. Nhược điểm của điện di ion là tốn thời gian, mỗi lần điều trị mất từ 20 – 40 phút, cần lặp lại 3 – 4 lần/tuần rồi giảm xuống 1 lần/tuần duy trì lâu dài. Khi thực hiện điện di có thể bị khô, ngứa, châm chích da, bỏng điện…

Sản phẩm thảo dược trị mồ hôi tay chân

Muốn giảm mồ hôi tay chân lâu dài, cần làm dịu sự hưng phấn của hệ giao cảm và ổn định chức năng thần kinh thực vật. Các nhà khoa học tại Viện Dược liệu – Đại học Bundelkhand, Ấn Độ đã nghiên cứu và chứng minh được tác dụng này của Thiên môn đông – một vị thuốc thường được Đông y sử dụng để chữa mồ hôi nhiều.

Cụ thể là Thiên môn đông giúp điều chỉnh hệ thần kinh thực vật hoạt động ổn định hơn, giảm tính kích thích của hệ giao cảm, đồng thời bổ sung nước và làm mát cơ thể, nhờ đó đem lại hiệu quả giảm mồ hôi rất tốt, ngoài ra còn cải thiện được biểu hiện căng thẳng, hồi hộp, lo lắng do rối loạn thần kinh thực vật gây ra.

Đặc biệt là khi phối hợp cùng các thảo dược có hoạt tính săn se bề mặt da, thu nhỏ lỗ chân lông, ngăn mồ hôi bài tiết qua da như Sơn thù du, Hoàng kỳ thì mồ hôi sẽ được kiểm soát tốt hơn nữa.

Bởi vậy, người bệnh nên sử dụng sản phẩm viên uống chứa các thành phần thảo dược trên, điển hình như viên uống Hòa Hãn Linh để giảm tiết mồ hôi tay chân hiệu quả. Sản phẩm cũng lành tính, an toàn nên không lo về tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

Hòa Hãn Linh đã được các chuyên gia như GS.BS Hoàng Bảo Châu – Nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền Việt Nam, GS.TS Lê Đức Hinh – Nguyên Chủ tịch Hội thần kinh học Việt Nam… đánh giá cao về hiệu quả trong hỗ trợ điều trị chứng ra mồ hôi nhiều ở tay chân, đầu mặt, toàn thân.

Nhờ sử dụng sản phẩm mà rất nhiều người bị ra mồ hôi tay chân lâu năm đã thuyên giảm hẳn bệnh sau vài tháng, nhờ đó mà chất lượng cuộc sống và tinh thần đều được cải thiện tốt lên. Bạn có thể lắng nghe đánh giá của GS.BS Hoàng Bảo Châu và chia sẻ từ người dùng sản phẩm trong video sau:

Chuyên gia, nhà thuốc, người bệnh đánh giá về Hòa Hãn Linh

Để được tư vấn chi tiết về viên uống giảm tiết mồ hôi tay chân từ thảo dược này, bạn hãy liên hệ đến số 0987.45.49.48 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Thuốc trị ra mồ hôi tay chân dạng uống

Giảm mồ hôi khá tốt, thường dùng là thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn beta, tuy nhiên, việc sử dụng những thuốc này cần được bác sỹ theo dõi chặt chẽ vì tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như bí tiểu, táo bón, loạn nhịp tim, mờ mắt, chóng mặt…

Tiêm botox

Độc tố botulinum được tiêm dưới da ở lòng bàn chân, bàn tay sẽ ức chế hoạt động của dây thần kinh giao cảm, từ đó ngăn chặn tuyến mồ hôi bài tiết. Hạn chế của tiêm botox là tốn kém, mỗi lần tiêm có thể lên tới 4 – 10 triệu đồng, nhưng hiệu quả chỉ kéo dài trong khoảng 6 tháng và có thể gây một số tác dụng phụ như nhìn mờ, sụp mí, đau, yếu cơ…

Cắt hạch giao cảm

Trước đây có cắt hạch giao cảm thắt lưng để chữa mồ hôi chân nhưng vì biến chứng nghiêm trọng nên không còn được áp dụng, hiện nay chỉ còn phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực để điều trị mồ hôi tay. Mặc dù ít rủi ro hơn và hiệu quả khá tốt, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nguy cơ như đổ mồ hôi bù trừ, tràn dịch màng phổi, đau ngực, sụp mí mắt… nên cần thận trọng.

Người bệnh ra mồ hôi tay chân cần lưu ý gì?

Với bệnh ra mồ hôi tay chân thì thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị, do đó, để kiểm soát mồ hôi, bạn cần lưu ý:

–        Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin B, canxi, magie và uống nhiều nước, điều này sẽ giúp giảm tiết mồ hôi tốt hơn.

–        Áp dụng kết hợp với một số mẹo chữa mồ hôi tay chân dân gian như ngâm lá lốt, lá chè xanh, muối, ngải cứu… để tăng hiệu quả.

–        Hạn chế những đồ ăn, thức uống có thể kích thích tiết mồ hôi như bia, rượu, đồ ăn cay nóng, cà phê, trà đặc..

–        Tránh những loại kem dưỡng tay dễ gây bí da, bít lỗ chân lông.

–        Nên rửa chân với xà phòng có tính sát khuẩn, tẩy da chất ở lòng bàn chân và cắt ngọn móng chân để tránh mùi hôi.

–        Thay tất mới thường xuyên, sử dụng 2 đôi giày để thay nhau luân phiên hằng ngày, chọn loại giày tất thoáng khí, thấm hút mồ hôi.

Bệnh ra mồ hôi tay chân khó chữa dứt điểm, nhưng hiện đã có những phương pháp điều trị có hiệu quả cao. Nếu biết kết hợp cùng lối sống khoa học thì việc giảm mồ hôi tay chân chỉ còn phụ thuộc vào thời gian và sự kiên trì của chính bạn.

Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://www.aafp.org/afp/2004/0301/p1121.html

https://benhmohoinhieu.com/