Quyền và uy của người lãnh đạo
Người được giữ chức vụ là người có quyền uy được đảm bảo bằng sức mạnh của tổ chức (theo Điều lệ Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước). Quyền uy là tất yếu cần thiết của lãnh đạo và quản lý. Nhưng sức mạnh của quyền uy không chỉ do tổ chức, mặc dầu đó là yếu tố quan trọng, nhất thiết phải có để duy trì và phát triển tổ chức, để hiện thực hoá mục tiêu của tổ chức.
Người được giữ chức vụ là người có quyền uy được đảm bảo bằng
sức mạnh của tổ chức (theo Điều lệ Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước).
Quyền uy là tất yếu cần thiết của lãnh đạo và quản lý. Nhưng sức mạnh của quyền
uy không chỉ do tổ chức, mặc dầu đó là yếu tố quan trọng, nhất thiết phải có để
duy trì và phát triển tổ chức, để hiện thực hoá mục tiêu của tổ chức. Quyền uy
còn phải có sức mạnh do chính bản thân người được nắm giữ quyền lực. Đó là trí
tuệ, là năng lực thực tế, là khả năng giải quyết các công việc cả ở tầm chiến
lược lẫn những công việc thường ngày. Đó là bản lĩnh và dũng khí cách mạng khi
giải quyết các tình huống cụ thể, không né tránh, nể nang, không cầu an, dao
động… Đó là tư cách người cán bộ cách mạng, người công bộc của dân, biết sống
liêm, chính, kiệm, cần, công khai và công minh, trung thực, không gian giảo vun
vén cá nhân, tham nhũng, bao che, không ăn chơi sa đoạ, truỵ lạc. Và, quan trọng
hơn là phải làm người chiến sĩ kiên cường chống lại các tệ nạn, tội lỗi nói trên
để làm trong sạch đội ngũ, giữ gìn và đắp bồi uy tín của Đảng và Nhà nước. Đó là
nói phải đi đôi với làm và làm có kết quả, không ba hoa, dối trá, nguỵ biện, du
đẩy trách nhiệm cho người khác…
Lời dạy của Bác Hồ: “Quần chúng chỉ quý mến những người có
tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta
bắt chước”
Sức mạnh cá nhân của từng nhà lãnh đạo, quản lý tạo ra và
nhân lên niềm tin của người dân đối với họ.
Sức mạnh của tổ chức là điều kiện cần
Sức mạnh của cá nhân là điều kiện đủ.
Đó là nội hàm của khái niệm uy tín.
(Uy là oai: oai quyền; tín là tin, niềm tin)
Người ở trong bộ máy hành chính nhà nước, theo Bác Hồ, là
người đại diện cho oai tín của Chính phủ.
Người giữ chức vụ có uy tín có sức mạnh buộc người khác phải
phục tùng. Người ta phục tùng không những chỉ vì tuân thủ kỷ luật Đảng và pháp
luật mà còn do niềm tin nơi đồng chí.
Người có chức quyền phải có phương pháp khoa học và thói quen
biết lắng nghe, nhất là nghe những lời nói trái với suy nghĩ của mình để biết
rằng cấp dưới, quần chúng có đang phục tùng bằng cả trái tim và khối óc – tức là
phục tùng một cách tự do, tự nguyện – một sự phục tùng chân lý hay chỉ là phục
tùng một cách cưỡng bức, ấm ức, sợ sệt không dám nói ra. Bác Hồ đã dạy: “Người
lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của mình, muốn biết công tác của
mình tốt hay xấu, không gì bằng khuyên cán bộ mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê
bình…
Nếu cán bộ không nói năng, không đề ý kiến, không phê bình,
thậm chí lại tâng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì không phải họ
không có gì nói, nhưng vì họ không dám nói, họ sợ. Thế là mất dân chủ trong Đảng.
Thế là nội bộ của Đảng âm u, cán bộ trở nên những cái máy, trong lòng uất ức
không dám nói ra, do uất ức mà hoá ra oán ghét, chán nản”(1).
Nhà lãnh đạo, nhà quản lý phải theo gương Bác Hồ và các vị
tiên liệt: Ngày đêm vỗ gối, vò võ suy tư để trả lời câu hỏi “Ta phải như thế
nào?” để xứng đáng với “Cơm dân, lộc nước”, để cùng tập thể làm tròn sứ mệnh:
“Chúng mình nặng nợ quốc gia. Quyết làm rạng rỡ nước nhà Việt Nam” như Chủ tịch
nước Nguyễn Minh Triết bày tỏ lời tâm huyết trước Quốc hội, trước quốc dân khi
nhậm chức.
Nhà lãnh đạo, quản lý không phải là người làm được tất cả, mà
là người hướng dẫn, người chèo lái, người nêu gương, dẫn dắt quần chúng làm cách
mạng.
Cả nước, quốc dân đồng bào, tin cậy, quý mến những người được
giao trách nhiệm lãnh đạo, quản lý có tài năng, có tâm trong sáng, vì nước, vì
dân. Chúng ta tin tưởng vững chắc rằng, để trả “nợ quốc gia”, làm “rạng rỡ nước
nhà”, các đồng chí được giao nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý ở tất cả các cấp, các
ngành sẽ không quên lời dạy của Bác Hồ: “Quần chúng chỉ quý mến những người có
tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta
bắt chước”.
Muốn làm cách mạng phải cải cách tính nết mình trước tiên”(2)
PGS. Trần Đình Huỳnh
Viện trưởng Viện Công nghệ Quản trị Nhân sự Châu Á
(Nguồn: Tạp chí Xây dựng Đảng)
———————————–
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 5, tr.280.
(2) Sđd, tr.552.