Quyền lực nhà nước là gì? Bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị?

Quyền lực nhà nước là gì? Quyền lực nhà nước có phải là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị không?

    Đối với pháp luật và chính trị thì cụm từ quyền lực nhà nước đã không xa lạ gì. Đây là một loại quyền lực quan trọng, được quy định trong Hiến pháp ở tất cả các thời kỳ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc, chưa nắm được.

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568

    * Căn cứ pháp lý

    – Hiến pháp năm 1946;

    – Hiến pháp năm 1959;

    – Hiến pháp năm 1980;

    – Hiến pháp năm 1992;

    – Hiến pháp năm 2013.

    1. Quyền lực nhà nước là gì?

    Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị được thực hiện bằng bộ máy nhà nước là cơ quan, là công cụ của quyền lực chính trị. Nhà nước thể hiện một cách tập trung quyền lực chính trị.

    Tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nguyên tắc này cũng là quan điểm trong chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ở thời kỳ đẩy mạnh đổi mới kinh tế chính trị.

    Quyền lực nhà nước tiếng Anh có nghĩa là: State power.

    State power is unified, with assignment, coordination and control among state agencies in the exercise of legislative, executive and judicial powers.

    Xem thêm: Quyền lực là gì? Nội dung của quyền lực xã hội và quyền lực nhà nước?

    2. Quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị:

    Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Nhà nước là phương tiện quan trọng nhất của nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Nhà nước trong hệ thống chính trị có chức năng thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng thành các quy định pháp luật trong Hiến pháp và các quy định pháp luật khác và thực hiện quyền quản lý đất nước. Hoạt động của nhà nước nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng nhưng có tính độc lập tương đối, với các công cụ và phương thức quản lý riêng của mình.

    Hiến pháp chỉ rõ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; Nhà nước là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân; thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc. Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Dây là những cơ quan do nhân dân bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

    Hiến pháp trao cho mọi công dân (dù là nam hay nữ) quyền bình đẳng như nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; quyền tự do đi lại và cư trú ở trên đất nước Việt Nam; quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về theo quy định của pháp luật.

    Quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước có mối quan hệ qua lại chặt chẽ. Quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị. Việc chuyển quyền lực nhà nước từ tay giai cấp này sang tay giai cấp khác sẽ làm thay đổi bản chất của chế độ chính trị. Mọi dạng quyền lực nhà nước đều mang tính chính trị nhưng không phải mọi quyền lực chính trị đều có tính chất của quyền lực nhà nước. So với quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị rộng hơn, đa dạng hơn về phương pháp thực hiện cũng như hình thức biểu hiện. Quyền lực nhà nước trong xã hội hiện đại bao gồm 3 nhánh chủ yếu là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp:

    – Quyền lập pháp là quyền làm ra Hiến pháp và Luật, do cơ quan lập pháp thực hiện. Cơ quan lập pháp ở các nước khác nhau có tên gọi khác nhau và cách thức tổ chức cũng khác nhau. Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), ở nước ta, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.

    – Quyền hành pháp là một bộ phận cấu thành của quyền lực nhà nước, có nhiệm vụ thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào tổ chức xã hội và quản lý xã hội. Quyền hành pháp do một bộ máy hành chính nhà nước phức tạp trải rộng từ trung ương tới địa phương thực hiện.

    – Quyền tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật do cơ quan tư pháp thực hiện. Ở Việt Nam, hệ thống cơ quan tư pháp bao gồm Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân các cấp.

    Trong đó, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là trung tâm của quyền lực chính trị:

    – Nhà nước CHXHCNVN là đại diện chính thức cho mọi giai cấp và các tầng lớp nhân dân trong xã hội.

    – Nhà nước CHXHCNVN là tổ chức công quyền, là chủ thể của quyền lực chính trị. Nhà nước quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội và có những phương diện và công cụ để duy trì trật tự xã hội ổn định.

    – Nhà nước CHXHCNVN sử dụng pháp luật và thông qua pháp luật để quản lý xã hội, thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước.

    – Nhà nước CHXHCNVN là tổ chức chính trị mang chủ quyền quốc gia; là tổ chức duy nhất được coi là chủ thể của công pháp quốc tế.

    – Nhà nước CHXHCNVN là chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất quan trọng của xã hội, thông qua đó nhà nước điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế.

    Tất cả những điểm trên là ưu thế riêng của nhà nước, không có tổ chức nào trong hệ thống chính trị có được. Quyền lực Nhà nước là một bộ phận quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước có đầy đủ đặc trưng của quyền lực chính trị. Được thực hiện bằng hệ thống bộ máy nhà nước (cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, kiểm sát). Khả năng sử dụng các công cụ, phương tiện, lực lượng Nhà nước để buộc các giai cấp, tầng lớp xã hội khác phải phục tùng ý chí của giai cấp, tầng lớp thống trị; thực hiện các chức năng xã hội khác. Là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị, tạo nên sự thay đổi của quyền lực Nhà nước sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản tính chất của quyền lực chính trị, phương thức cầm quyền và chế độ chính trị.

    Nhà nước CHXHCNVN là tổ chức trung tâm và là trụ cột của hệ thống chính trị, thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội và thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại.

    Theo đó, với quan điểm Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội.

    Theo đó, với quan điểm Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội. Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị hợp tác, bình đẳng và phát triển với các nước láng giềng, các nhà nước và các dân tộc khác trên thế giới; tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn.

    Vì vậy, có thể nói, trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, Nhà nước đóng vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Vì đó là thiết chế biểu hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân và là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện quyền lực ấy.

    Không những đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống chính trị mà Nhà nước còn là người đại diện chính thức cho các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Điều đó làm cho Nhà nước có một cơ sở xã hội rộng rãi để có thể triển khai nhanh chóng và thực hiện tốt những quyết định, chính sách của mình. Nhà nước cũng là chủ thể của quyền lực chính trị, là tổ chức chính trị thể hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân; có sức mạnh cưỡng chế toàn diện, ban hành và sử dụng pháp luật để quản lý các quá trình xã hội. Nhờ có pháp luật, mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước được triển khai một cách rộng rãi và thống nhất trên quy mô toàn xã hội.

    Nhà nước cũng có đầy đủ các phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện vai trò của mình. Nhà nước còn là chủ sở hữu tối cao đối với những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Bằng việc nắm giữ các tư liệu sản xuất đó, Nhà nước thực hiện việc điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế, đảm bảo cho nó phát triển vì lợi ích của nhân dân.

    Nhà nước nắm giữ nguồn tài chính và cơ sở vật chất to lớn, bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà nước và của các tổ chức chính trị xã hội khác. Nhà nước có quyền tối cao trong việc quyết định những vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước. Những quan hệ quốc tế trong lĩnh vực chính trị và kinh tế càng làm cho Nhà nước có vai trò nổi bật hơn trong các quan hệ đối nội, giúp Nhà nước củng cố và phát triển các quan hệ đó trong một thể thống nhất.

    Tất cả các điều kiện trên là ưu thế riêng có của Nhà nước XHCN so với các tổ chức chính trị, xã hội khác, chúng quy định vị trí, vai trò trung tâm của Nhà nước trong hệ thống chính trị ở nước ta. Hiện nay, việc tiếp tục phát huy dân chủ, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là phương hướng và mục tiêu bao trùm trong hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta. Do đó, cùng với việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước cũng đang tập trung đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, cải cách nền hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, thực sự là của dân, do dân, vì dân.