Quyền công dân là gì ? Quyền và nghĩa vụ công dân theo Hiến pháp
Quyền công dân là khả năng tự do lựa chọn hành vì của công dân mà nhà nước phải bảo đảm khi công dân yêu cầu. Quyền của công dân liên quan đến nghĩa vụ tương ứng của Nhà nước là phải bảo đảm các điều kiện cần thiết cho công dân thực hiện các quyền đã được pháp luật quy định.
Các quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, điểu chỉnh những quan hệ quan trọng giữa công dân và nhà nước, là cơ sở tồn tại của cá nhân và hoạt động bình thường của xã hội.
Các quyền của công dân bao gồm các quyền về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục và các quyền tự do cá nhân. Muốn được hưởng các quyền công dân của một nhà nước thì phải có quốc tịch của nhà nước đó.
Mục Lục
1. Phân tích chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 là một bước tiến vượt bậc trong việc bảo vệ các quyền con người và quyền công dân. Bên cạnh việc quy định về quyền công dân, quyền con người cũng được quy định một cách chi tiết và đầy đủ. Nếu trong Hiến pháp năm 1992 chương “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” chỉ có 29 điều thì chương “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” trong Hiến pháp năm 2013 có 36 điều (tăng 7 điều so với Hiến pháp năm 1992). Hiến pháp năm 2013 đã dành 21 điều quy định về quyền con người, 15 điều quy định về quyền công dân. Tại khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 đã xác định:
“Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiển pháp và pháp luật”.
Việc quy định cụ thể về quyền con người được thể hiện trên các bình diện: Quyền bình đẳng trước pháp luật (khoản 1 Điều 16), quyền không bị phân biệt đối xử (khoản 2 Điều 16), quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Điều 18), quyền sống, tính mạng được pháp luật bảo hộ (Điều 19), quyền bất khả xâm phạm về thân thể (khoản 1 Điều 20), quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín (Điều 21). Ngoài ra, quyền con người trên các lĩnh vực khác được quy định tại các điều 22, 24, 26, 30, 31, 32, 33, 35, 36, 37, 38, 40, 41, 43, 48, 49. Nhìn chung, quyền con người có phạm vi chủ thể rộng hơn quyền công dân. Trong khi quyền công dân Việt Nam chỉ dành cho người có quốc tịch Việt Nam thì quyền con người có phạm vi chủ thể rộng hơn là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài, người không có quốc tịch (bao gồm cả người nước ngoài và người Việt Nam). Quyền công dân Việt Nam được pháp luật Việt Nam điều chỉnh, trong khi đó quyền con người được pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam điều chỉnh.
Từ những phân tích trên đây có thể khẳng định rằng, Hiến pháp năm 2013 là cột mốc mới đánh dấu sự phát triển, tiến bộ của nền lập hiến Việt Nam về tư tưởng dân chủ, về tổ chức, kiểm soát quyền lực nhà nước, về bảo vệ các quyền con người, quyền công dân và về kĩ thuật lập hiến.
2. Nguyên tắc của luật hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Giống như bất cứ một nước dân chủ nào khác, khi quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Nhà nước ta tuân theo những nguyên tắc nhất định xuất phát từ Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966. Hiến pháp năm 2013 đã xác định các nguyên tắc cơ bản sau đây khi quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Những nguyên tắc cơ bản này là những tư tưởng chính trị – pháp lý chủ đạo, làm cơ sở nền tảng, phương hướng đúng đắn để xây dựng quy chế pháp lý của con người và công dân. Mọi vướng mắc pháp lý cần được tư vấn, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư Tư vấn Pháp luật Miễn phí qua Điện thoại
Theo Hiến pháp năm 2013, Nhà nước ta xây dựng chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân dựa ừên các nguyên tắc cơ bản (các nguyên tắc Hiến pháp) sau đây:
2.1 Nguyên tắc các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật (khoản 1 Điều 14)
Trong khoa học pháp lý, các quyền con người được hiểu đó là những quyền mà pháp luật cần phải thừa nhận đối với tất cả các thể nhân. Đó là các quyền tối thiểu mà các cá nhân phải có, những quyền mà các nhà lập pháp không được xâm hại đến. Các quyền con người lần đầu tiên được trang trọng ghi nhận trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776:
“Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thế xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sổng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Bản Tuyên ngôn nhân quyền và công dân quyền nổi tiếng của Pháp năm 1791 cũng khẳng định:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Quyền con người được pháp luật quốc tế bảo vệ. Ngày 10/12/1948, Đại hội đồng Liên họp quốc đã thông qua và công bố Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (Universal Decralation of Human rights). Ngày 19/12/1966, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua hai công ước quốc tế về các quyền con người. Công ước thứ nhất có hiệu lực từ ngày 23/3/1976 bảo vệ các quyền dân sự và chính trị. Công ước thứ hai có hiệu lực từ ngày 03/01/1976 bảo vệ các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội. Hai công ước trên đây đã được Việt Nam phê chuẩn năm 1982.
Nhà nước ta từ khi thành lập cho đến nay luôn luôn tôn trọng các quyền con người, luôn luôn coi đó là một trong những nguyên tắc xây dựng pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, nguyên tắc này chưa được thể chế hóa trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980. Với Hiến pháp năm 1992, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta, nguyên tắc tôn trọng các quyền con người được thể chế hóa trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Đến Hiến pháp năm 2013, chế định “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” đã được thay đổi thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta các quyền con người được thể chế hóa cụ thể trong 21 điều của Hiến pháp. Đây là bước phát triển quan trọng trong tư duy pháp lý và nhận thức về quyền con người ở Việt Nam.
2.2 Nguyên tắc quyền con người, quyền công dân không tách rời nghĩa vụ (khoản 1 Điều 15, Điều 43, Điều 47, Điều 48)
Quyền và nghĩa vụ là hai mặt của quyền con người và công dân. Con người, công dân muốn được đảm bảo các quyền thì phải thực hiện các nghĩa vụ. Gánh vác, thực hiện nghĩa vụ là điều kiện đảm bảo cho các quyền con người và công dân được thực hiện. Trong xã hội chúng ta, không thể có một số người nào đó chỉ có hưởng quyền mà không gánh vác nghĩa vụ; Ngược lại, cũng không có một tầng lớp nào trong xã hội luôn phải thực hiện nghĩa vụ mà không được hưởng quyền lợi. Quyền lợi và nghĩa vụ luôn phải đi đôi với nhau.
Nhà nước đảm bảo cho con người và công dân những quyền lợi họp pháp nhưng mặt khác cũng đòi hỏi mọi người, mọi công dân phải thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình.
Trong thực tế, ta thường thấy quyền của người này gắn liền với nghĩa vụ của người khác và ngược lại nghĩa vụ của người này chính là quyền lợi của người kia. Vì vậy, khi mỗi người thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ của mình tức là đảm bảo cho người khác thực hiện quyền lợi của họ. Đối với mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân cũng vậy. Nhà nước chỉ có thể đảm bảo cho các cá nhân quyền lợi hợp pháp của họ chừng nào mà các cá nhân và các tổ chức của họ thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2.3 Nguyên tắc mọi người, mọi công dân bình đẳng trước pháp luật (Điều 16, Điều 26)
Nguyên tắc mọi người, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Chủ nghĩa Mác – Lênin quan niệm rằng bản chất của bình đẳng thế hiện ở sự công nhận giá trị bình đẳng của tất cả mọi người trong các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật. Khi giải thích sự bình đẳng trước pháp luật của công dân, V.I. Lênin đã viết:
“Khi những người theo chủ nghĩa xẫ hội nói về bình đẳng họ hiểu đó là bình đẳng mang tính chất xã hội, bình đẳng về địa vị xã hội chứ không phải bình đẳng về khả năng thể chất và tinh thần của các cá nhân”.
Xây dựng một xã hội hưng thịnh và không có giai cấp đối kháng đó chính là cơ sở kinh tế, xã hội bảo đảm cho quyền bình đẳng được thể hiện một cách đầy đủ và hoàn thiện. Theo quan điểm của Mác và Ăngghen, sự bình đẳng phải được hiểu bình đẳng cả về quyền lợi và nghĩa vụ. Ăngghen đã viết:
“Bình đẳng về nghĩa vụ đối với chúng ta là một bổ sung quan trọng vào sự bình đẳng về quyền lợi của nền dân chủ tư sản”.
Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được Hiến pháp năm 2013 của nước ta quy định một cách toàn diện và đầy đủ. Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đổi xử trong đời song chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội
Khoản 1, 2 Điều 26 Hiến pháp năm 2013 cũng quy định về quyền bình đẳng giới:
“1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới. 2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện đế phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội”.
về quyền bình đẳng, Hiến pháp còn quy định:
“Các dân tộc bình đẳng, đoàn kêt, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chìa rẽ dân tộc ” (khoản 2 Điều 5 Hiến pháp năm 2013).
Nhà nước bảo vệ, tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước (các khoản 3, 4 Điều 5). Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là một nguyên tắc cực kì quan trọng. Nguyên tắc này được đảm bảo thì xã hội mới có công bằng, pháp luật mới được thi hành nghiêm chỉnh. Những hiện tượng đặc quyền, đặc lợi và sự tham nhũng của một số cán bộ có chức, có quyền và sự xử lí không nghiêm minh những cán bộ đó là vi phạm nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, gây ra những bất bình trong xã hội. Ngày nay, chúng ta đang đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội để trước pháp luật mọi người đều thực sự bình đẳng, ai có công đều được thưởng, kẻ có tội phải bị trừng trị cho dù đó là những cán bộ cấp cao của Nhà nước. Chừng nào còn có hiện tượng bất bình đẳng trước pháp luật thì chừng đó chúng ta chưa thể xây dựng một trật tự xã hội, trật tự pháp luật.
2.4 Nguyên tắc mọi người, mọi công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội (khoản 3 Điều 15, Điều 43, Điều 47, Điều 48)
Bên cạnh việc đảm bảo các quyền con người, quyền công dân, Hiến pháp xác định trách nhiệm của mọi người, mọi công dân thực hiện một số nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. Theo khoản 3 Điều 15 Hiến pháp năm 2013, công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Theo các điều 43, 47, 48 Hiến pháp năm 2013, mọi người có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế theo luật định, nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
2.5 Nguyên tắc việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích họp pháp của người khác (khoản 4 Điều 15)
Không chỉ riêng ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đã xác lập nguyên tắc tương tự. Ví dụ, Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Đức năm 1949 tại khoản 1 Điều 2 đã quy định:
“Mọi người có quyền phát triển nhân cách của mình tự do chừng nào người ấy không vi phạm quyền của người khác hoặc vi phạm chống lại trật tự Hiến pháp hoặc luân lí”.
Khoản 3 Điều 17 Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 cũng quy định:
“Việc thực hiện các quyền và tự do của con người và công dân không được xâm phạm quyền và tự do của người khác”
Khoản 2 Điều 31 Hiến pháp Ba Lan năm 1997 cũng quy định:
“Mọi người có trách nhiệm tôn trọng tự do và các quyền của người khác”.
Sự xác lập nguyên tắc việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm tới lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích của người khác là hợp lí, nguyên tắc này nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng các quyền con người và công dân làm thiệt hại lợi ích quốc gia, dân tộc hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
2.6 Nguyên tắc quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (khoản 2 Điều 14)
Nguyên tắc trên đây được đặt ra nhằm loại trừ khả năng các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương có thể bằng các loại văn bản quy phạm pháp luật dưới luật làm vô hiệu ,hóa hoặc hạn chế việc thực hiện các quyền con người và công dân. Nguyên tắc này cũng được xác lập trong Hiến pháp của Cộng hoà Liên bang Đức (khoản 2 Điều 2), Hiến pháp của Liên bang Nga (khoản 3 Điều 55) và hiến pháp của nhiều nước khác trên thế giới.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)