QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Trong các loại phương tiện vận chuyển hàng hóa quốc tế ngoài đường bộ, đường biển, tàu hỏa, đường ống thì đường hàng không quan trọng không kém và được khai thác rất nhiều chỉ sau đường biển. Về khối lượng, hơn 90% hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển, nhưng xét về mặt chi phí, 30% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không. Ngoài ra, chi phí vận chuyển hàng air cao hơn nhiều lần so với hàng sea nhưng nó có nhiều lợi thế như thời gian nhanh chóng giúp hàng hóa kịp tiến độ cung ứng cho thị trường, cung cấp một môi trường thích hợp cho hàng thực phẩm tươi sống, các thiết bị y tế, mặt hàng dễ vỡ, nhạy cảm,…

 

Qui trình vận chuyển hàng air có thể tóm gọn như sau

 

Nhà sản xuất trước tiên cần quyết định lịch trình vận chuyển sao cho kịp thời gian giao hàng cho khách hàng ở nước ngoài, tìm kiếm dịch vụ forwarder để handle hàng giúp mình. Người xuất khẩu cần phải cung cấp cho forwarder các thông tin về hàng hóa như nơi đi nơi đến, ngày hàng ready để book chuyến bay sớm nhất, tên hàng, trọng lượng hàng. Bạn cần lưu ý đối với hàng air phải có kích thước và số lượng thùng carton, kiện hàng để forwarder tính chi phí chính xác cho lô hàng của bạn. Ngoài ra, bên xuất khẩu cần cung cấp invoice, packing list, SI cho fwd làm HAWB. Sau đó hàng hóa sẽ được chuyển đến kho của công ty fwd hàng hóa hoặc công ty đóng gói, thường là kho hàng tại sân bay luôn.

 

Tại HCM, có 2 kho hàng air TCS và SCSC

Tại HN, có các kho ALSC, ACSV, NTCS.

 

Cách tính cước vận chuyển hàng không:

 

Cước phí trong vận tải hàng không được quy định trong các biểu cước thống nhất. Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA (International Air Transport Association) đã có quy định về quy tắc, cách thức tính cước và cho phát hành trong biểu cước hàng không TACT (The Air Cargo Tariff).

 

Mức cước có sự thay đổi tùy theo khối lượng hàng, được chia thành các khoảng như sau:

Dưới 45kg: -45

Từ 45 đến dưới 100kg: +45

Từ 100 đến dưới 250kg: +100

Từ 250 đến dưới 500kg: +250

Từ 500 đến dưới 1000kg: +500

 

 

Cước phí sẽ được tính theo số lượng nào lớn hơn của:

+ Khối lượng thực tế của hàng (Actual Weight)

+ Khối lượng thể tích, hay còn gọi là khối lượng kích cỡ (Dimensional Weight) là loại quy đổi từ thể tích của lô hàng theo một công thức được Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA quy định.

 

Cách qui đổi: dài x rộng x cao x số kiện / 6000

 

Vì khả năng chuyển chở của máy bay có hạn, và bị khống chế bởi khối lượng và dung tích sử dụng để chở hàng. Hãng hàng không sẽ tìm cách để tối đa lợi ích thu về, nên sẽ tính cước theo khối lượng hoặc khối lượng quy đổi, tùy theo loại hàng nặng hay nhẹ. Khối lượng quy đổi từ thể tích là nhắm tới những loại hàng cồng kềnh, có thể tích lớn. Thường thì hàng sẽ được vận chuyển cùng máy bay chở khách (boong dưới), nếu mặt hàng nào quá cao (giới hạn chiều cao 160cm) sẽ phải chuyển sang máy bay chuyên chở hàng (boong chính), chi phí sẽ cao hơn.

 

Sau khi hàng hóa được chuyển đến kho, một số quy trình cần được hoàn thành để xuất lô hàng qua đường hàng không như sau: packing hàng thêm nếu cần, kiểm hóa, cân hàng, gắn nhãn hàng hóa AWB, và soi Xray.

Nhãn dán AWB được dán vào lô hàng để hãng hàng không nhận biết hàng hóa đó cần được xếp lên tàu bay nào. Nhãn được tạo dựa trên thông tin như số AWB và điểm đến, và thêm tem hàng nguy hiểm nếu là hàng nguy hiểm. Về qui cách đóng gói, hàng hóa sẽ được đóng gói bằng thùng carton, pallet hoặc thùng gỗ,…hợp chuẩn qui tắc hàng không và tiết kiệm chi phí.

 

Việc thông quan hàng hóa xuất khẩu được thực hiện sau khi hàng hóa được chuyển đến kho hải quan. Kho hải quan là địa điểm nội địa được ủy quyền dùng để lưu giữ hàng hóa ở nước ngoài. Việc thông quan được thực hiện tại kho hải quan, vì sau khi giấy phép thông quan xuất khẩu đã được thông quan, hàng hóa sẽ được coi là hàng hóa ở nước ngoài thay vì hàng hóa trong nước. Thông quan xuất khẩu được khai báo cho hải quan dựa trên thông tin trên invoice và packing list do nhà xuất khẩu cung cấp bằng hệ thống EDI, ở đây là khai Manifest.

 

Hàng hóa không thể xếp nguyên trạng của nó lên máy bay. Trước khi được chất lên máy bay, hàng sẽ được dồn vào một pallet lớn hoặc container gọi là “ULD” hoặc đặt trên các pallet gỗ và bao chằng lại.

 

Hàng vận chuyển nguyên mâm (ULD – Unit Load Devices): Trước hết phải khẳng định, phương thức đóng gói này chỉ được thực hiện bởi các hãng hàng không. Khi sử dụng ULD, các hãng hàng không thường có những lợi ích thật cụ thể.  Họ có thể khuyến khích chất các kiện hàng có kích thước lớn, cồng kềnh. Bên cạnh đó, các kiện hàng nhỏ cũng có thể được gộp thành những khối hàng lớn. Vì vậy, ULD là phương tiện giúp các nhà vận chuyển khai thác được tối đa thể tích chất hàng trong hầm hàng. Ngoài các sự thuận tiện cho việc vận chuyển, chất và dỡ hàng, ULD còn mang lại tiện ích trong công tác đóng gói. Các thiết bị này sẽ bảo vệ được hàng hóa chất bên trong nhằm tránh hư hỏng và mất mát trong quá trình vận chuyển.

 

 

 

 

Sau khi hoàn tất các thủ tục thông quan và hàng đã được load vào máy bay, tùy theo chuyến bay thẳng hoặc chuyến bay quá cảnh đến nước nhập khẩu và hàng hóa được dỡ xuống kho nước nhập khẩu. Sau khi người nhập khẩu khai báo hải quan, hàng hóa sẽ được kiểm tra để đảm bảo rằng hàng hóa không bị hư hại trong quá trình vận chuyển và số lượng hàng hóa phải chính xác, người nhập khẩu có thể đem hàng về kho của mình.

 

Lưu ý đối với hàng nhập air: ngoài trả cước phí hàng không, chủ hàng còn phải trả một số khoản phí khác như: DO, handling, lệ phí sân bay cho hàng nặng, hàng nguy hiểm,… Bạn có thể vào website của mỗi kho hàng để xem bảng giá dịch vụ.

 

Bạn có thể tracking hàng air tại web https://www.track-trace.com/aircargo bằng cách nhập số AWB

 

Tóm lại, do đặc điểm của vận chuyển hàng không, tốc độ và sự chính xác là 2 yếu tố quan trọng nhất trong quá trình vận chuyển nên cả người xuất khẩu và nhập khẩu cần phối hợp chặt chẽ, tránh sai sót trên bill vì phí chỉnh sửa rất cao.

  • Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển

  • Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không

  • Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS

  • Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu

  • Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng

  • Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng

  • Cho thuê kho bãi, kho ngoại quan….

 

Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty logistics đáng tin cậy tại Việt Nam, hãy liên hệ với công ty logistics chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

#L