Quy trình trồng rau mầm rau muống trong 7 ngày

Đây là chia sẻ của một khách hàng đã mua hạt giống tại website cachtrongraumam.com, sau 7 ngày họ đã đạt được kết quả rất tốt. Bạn hãy xem kinh nghiệm trồng rau mầm rau muống của họ để áp dụng nhé.

Chị này chỉ mới bắt đầu trồng rau mầm thôi, nhưng chỉ sau 7 ngày từ ngày gieo hạt đã đạt được kết quả khá tốt.

Kinh nghiệm trồng rau mầm rau muống của chỉ như sau:

Giai đoạn 1: Ngâm hạt rau muống

– Thời gian thực hiện cho việc ngâm hạt khoảng tầm 12 – 15 tiếng đồng hồ.

– Cách thực hiện: Ngâm hạt vào nước ấm 55 độ C (cách thông thường để đo lường là 2 sôi + 3 nguội).

– Kết quả đạt được: Hạt nở to như hạt đậu xanh. > 85% hạt nở

– Lưu ý: cũng có thể ngâm nước lạnh. Dù muốn ngâm nóng hay lạnh thì rửa hạt rồi mới ngâm.

Giai đoạn 2: Lọc hạt

– Thời gian thực hiện: Tùy lượng hạt gieo nhiều ít

– Cách thực hiện: Dùng ray lược lấy những hạt đã nở to, những hạt chưa nở tiếp tục ngâm cho nở để làm tiếp. Đồng thời bỏ những hạt hư.

– Kết quả đạt được: Tỉ lệ hạt hư không quá 5% lượng hạt ngâm.

– Lưu ý: Hạt hư thường có màu sậm hơn, bóp nhẹ thấy mềm hơn hẳn. Hạt hưa và hạt chưa nở dù ngâm 2 lần thì nên bỏ vào thùng đựng đất để trồng lớn. Tỉ lệ lớn rất ít nhưng vẫn có. Hoặc bỏ hẳn vào thùng giá thể tái xử lý.

Giai đoạn 3: Shock hạt

– Thời gian thực hiện: 8 tiếng

– Cách thực hiện: Sau khi ngâm vớt hạt ra, rửa hạt lại rồi để ráo nước một chút. Tiếp đó cho hạt vào rổ để khô thoáng, tối trong 8h.

– Kết quả đạt được: Hạt nứt nanh, hơi nhú rễ là đạt để gieo.

– Lưu ý: Đây là phương pháp shock hạt. Kích thích hạt nứt nanh ra rễ nhanh hơn.

Giai đoạn 4: Cho giá thể vào khay trồng

– Thời gian thực hiện: 1 tiếng

– Cách thực hiện: Cho hỗn hợp giá thể đã chuẩn bị từ trước vào khay trồng với chiều cao là 5cm.

– Kết quả đạt được: Hỗn hợp tơi xốp, không vón cục.

– Lưu ý: Để hỗn hợp dày khoảng 1 -2 cm đều được. San đều mặt giá thể, không tạo chỗ trũng hay lồi làm mật độ hạt không đồng nhất. Giá thể có thể dùng mãi bằng cách tái ủ với tập đoàn F và EM. Không phải lựa rễ. Rể được ủ hoai mục thành phân hữu cơ an toàn

Giai đoạn 5: Gieo hạt rau muống

– Thời gian thực hiện: Tùy lượng hạt gieo nhiều ít

– Cách thực hiện: Gieo khít, hạt liền hạt, nếu hạt chưa nở thì gieo hạt cách hạt phủ lên bề mặt giá thể. Gieo cách biên của khay gieo 1cm. Phủ 1 lớp hỗn hộp giá thể mỏng lên hạt để che tối & giữ ẩm cho hạt

– Kết quả đạt được: Hạt liền hạt, không nằm chồng lên nhau.

– Lưu ý: Nếu hạt bị chồng lên nhau mầm sẽ bị đội lên nhau khi phát triển cao lên (rễ mầm sẽ không tiếp xúc giá thể) khi phát triển mà cắm rễ vào đầu một hạt mầm khác hoặc nằm chổng trơ trên không.

Giai đoạn 6: Ủ tối

– Thời gian thực hiện: 2 ngày

– Cách thực hiện: Đậy bìa carton lên hạt đã gieo. Sau đó đặt các viên gạch ống lên để chặn lại cho hạt quay rễ cắm vào đất & hạt lên đều. Chặn gạch 1 ngày, sau đó bỏ gạch ra, vẫn tiếp tục để bìa cac tông thêm 1 ngày nữa để che tối.

– Lưu ý: Hạt ra rễ như thế này gieo là chuẩn, rễ không bị hổng lên khỏi mặt giá thể. Khi ủ tối tưới 2 lần 1 ngày (lúc sáng sớm & chiếu tối). Mở bìa cac tông ra tưới rồi đậy lại như cũ.

Giai đoạn 7: Hạt mầm rau phát triển

– Sau 2 ngày ủ tối lấy bìa carton ra & đặt mầm trong nơi râm mát & ánh sáng yếu để mầm phát triển chiều cao (để mầm trong điều kiện ánh sáng này khoảng 2 ngày). Tưới nước mỗi ngày 3 lần (sáng & tối tưới nhiều, buổi còn lại tưới phun sương). Kết quả: Mầm cao khoảng 1.5-2cm

– Tưới nước mỗi ngày 3 lần (sáng & tối tưới nhiều, buổi còn lại tưới phun sương). Giai đoạn này cần chủ động vọt vỏ hạt ra khỏi mầm để cây phát triển tốt & nhanh hơn. Kết quả: Sau 4 ngày mầm cao khoảng 5-6 cm

– Sau 6 ngày để mầm phát triển chiều cao trong điều kiện ánh sáng yếu ta đem mầm ra ngoài ánh sáng chan hòa (không cho nắng chiếu sáng trực tiếp vào mầm). Tưới nước mỗi ngày 3 lần (sáng & tối tưới nhiều, buổi còn lại tưới phun sương). Kết quả: Mầm cao khoảng 11-13cm, lá vàng màu mỡ gà.

– Không để mầm nơi có nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có nhiều gió.

Giai đoạn 8: Thu hoạch – ngày thứ 7 sau gieo

– Trước khi thu hoạch 1 ngày không tưới nước cho mầm.

– Dùng dao bén, dao lam hoặc kéo cắt rau cách gốc 1cm.

– Mầm lúc này cao khoảng 14-15cm & lá xanh hơn.

– Lưu ý: Bảo quản mầm trong điều kiện nhiệt độ 10-15 độ (nên gói mầm trong giấy khăn ăn và cho vào hộp có nắp đậy kín. Cho hộp vào tủ mát hay tủ lạnh. Sẽ bảo quản mầm được trong vòng 5-7 ngày mà chất lượng vẫn tốt). Không được rửa mầm rồi cho vào hộp bảo quản, ăn tới đâu ta lấy ra rửa tới đó.

Trên là toàn bộ kinh nghiệm của chị về quy trình trồng rau mầm rau muống. Hy vọng giúp được bạn phần nào trong việc trồng rau mầm. Chúc bạn thành công.