Quy trình kỹ thuật thu hoạch và bảo quản chè

Trong sản xuất chè, thu hoạch chè có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Hái là khâu cuối cùng của các biện pháp kỹ thuật trồng trọt nhưng lại là khâu đầu tiên của quá trình chế biến. Hái không những có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, phẩm chất chè trong năm đó, mà còn có ảnh hưởng đến sản lượng phẩm chất, sự sinh trưởng và phát dục của cây về sau.Thực tiễn cho thấy hái chè một cách hợp lý là biện pháp để tăng sản lượng phẩm chất chè đồng thời cũng là một nhân tố đảm bảo cho chè hàng năm có sản lượng cao, phẩm chất tốt.

>>> Có thể bạn quan tâm

Cơ sở của việc hái chè – thu hoạch chè

Cơ sở của việc hái chè - thu hoạch chèCơ sở của việc hái chè - thu hoạch chè

Hái chè ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây:

  • Hái chè làm giảm diện tích quang hợp trên cây
  • Hái chè phá vỡ ưu thế sinh trưởng đỉnh tạo điều kiện cho mầm nách phát triển tăng cường sinh trưởng, tăng sản lượng búp
  • Hái để lại nhiều lá, phát sinh nhiều mầm nách ảnh hưởng đến STSD và STST, cần chừa lại số lượng lá thích hợp
  • Hái đúng lứa tỷ lệ búp mù thấp, quá lứa tăng tỷ lệ búp mù
  • Hái búp có quan hệ rất lớn đến sự ra hoa kết quả.
  • Hái chừa càng nhiều lá thì tỷ lệ ra hoa kết quả càng cao.

Hái chè ảnh hưởng đến năng suất:

  • Hái lấy đi nhiều lá, khối lượng búp tăng, NS tăng và ngược lại
  • Số lần hái nhiều năng suất tăng và ngược lại

Hái chè ảnh hưởng đến chất lượng chè:

  • Số lá lấy đi càng ít chất lượng búp càng tăng và ngược lại.
  • Thời gian giữa 2 lứa dài, tổng hợp chất hữu cơ nhiều, chất hoà tan nhiều, chất lượng nguyên liệu càng tốt và ngược lại
  • Hái càng non phẩm chất chè càng tốt. Nguyên liệu chế biến chè đen cần hái non hơn chè xanh.

Yêu cầu của hái chè – thu hoạch chè

  • Hái đảm bảo năng suất: hái đủ búp, hái đủ lá
  • Hái đảm bảo phẩm chất: hái đúng lứa, hái đúng tiêu chuẩn (1 tôm + 2-3 lá non)
  • Hái đảm bảo cho sự sinh trưởng của chè, yêu cầu phải chừa lại đủ số lá để đảm bảo cho sinh trưởng phát triển
  • Hái đảm bảo năng suất lao động: hái thủ công bằng cả 2 tay, hoặc sử dụng kéo, máy hái chè
  • Hái sạch búp mù
  • Hái định kỳ 7-10 ngày /lần (28-32 lần /năm)

Quy cách hái – thu hoạch chè

Những quy định về phần lấy đi và chừa lại trên cành chè. Tùy theo điều kiện thời tiết khí hậu, tình hình sinh trưởng của cây mà ở các thời vụ khác nhau có công thức hái khác nhau

  • Công thức hái:    Phần lấy đi  =Tôm chè T + các lá non
  • Phần chừa lại               Lá cá C+ lá bánh tẻ

Hái đau: hái lấy đi nhiều lá và để lại ít lá non

Hái nhẹ: hái lấy đi ít lá và để lại nhiều lá

Quy trình hái chè

Quy trình hái chèQuy trình hái chè

Hái san trật: Hái 7-10 ngày /lần, khi tán có 30% búp đủ tiêu chuẩn. Số lần hái 28-32 lứa /năm

  • Ưu điểm: Số lần hái lớn, năng suất cao, búp non ra nhiều
  • Nhược điểm: Hiệu suất thấp, nhiều lao động, sâu bệnh phát triển, nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn tồn dư trên búp

Hái lứa: Thời gian hái giữa hai lứa cách nhau 28-45 ngày (8-9 lứa hái /năm), hái sạch, đốn sửa bằng sau mỗi lần hái

  • Ưu điểm: Chất lượng tăng, hiệu suất hái chè cao
  • Nhược điểm: Năng suất giảm

Đốn phớt: chè vụ Xuân, nuôi tán 10-15 cm, búp chè nằm dưới 10-15 cm không hái. Hái sửa tán những búp chè cao trên quy định

Đốn sửa bằng: Tiến hành đốn bằng sau 1-2 lần hái nuôi

Lưu ý: Sau mỗi lần hái kết hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Vụ chè
Số lứa
Định kỳ

(ngày)

Công thức hái
Mức độ hái
Xuân

(T3-T4)

3-5
10-15
(T + (2-3))/C
Chè xấu hái nhẹ

Chè tốt hái vừa

(T5-T10)

15-20
7-10
(T + (2-3))/C +(1)
Hái vừa

Cuối vụ

(cuối T10)

3-4
10-20
(T + (2-3))/C + (1-2)
Hái đau

Kỹ thuật bảo quản chè đúng cách

Kỹ thuật bảo quản chè đúng cáchKỹ thuật bảo quản chè đúng cách

  • Búp chè sau khi thu xong dễ bị giảm chất lượng các quá trình sinh hoá xảy ra trong búp. Vì vậy cần phải vận chuyển nhanh về khu vực chế biến không để chậm quá 15 giờ.
  • Nếu chưa kịp chế biến ngay cần để bảo quản nơi thoáng mát
  • Trải chè thành từng lớp mỏng, vảy nước thường xuyên cho lá chè tươi lâu;
  • Không ủ đống hay nén chặt nhất là khi vận chuyển, tránh làm dập nát chè.

Với những chia sẻ trên, đặc sản Nam Định hy vọng có kiến thức đúng về kỹ thuật thu hoạch chè và bảo quản chè đúng cách cho bà con nông dân vận dụng.

Nguồn tài liệu: Sách cây công nghiệp – Học viện nông nghiệp Việt Nam

0/5

(0 Reviews)