Quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm bao gồm những gì 2023
Các ví dụ về quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm trong các ngành công nghiệp khác nhau
Ngày nay kiểm định sản phẩm là bước vô cùng quan trọng, được các tổ chức doanh nghiệp chú trọng. Vậy quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm này ra sao? Các bước như thế nào? Các yếu tố để đánh giá trong quy trình kiểm định? Đọc ngay các thông tin trong bài viết này để biết ngay nhé.
Mục Lục
Giới thiệu về quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm
Quy trình kiểm định chất lượng chính là một hoạt động dùng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm. Thông qua quy trình này bao gồm đo lường, cùng xem xét và thử nghiệm một hay nhiều các đặc tính của đối tượng sản phẩm. Từ đó mà có thể so sánh kết quả với yêu cầu, xác định xem có phù hợp hay không.
Đây được đánh giá là một trong những phương pháp kiểm tra giúp đảm bảo chất lượng của các sản phẩm hay dịch vụ cung ứng ra thị trường. Với quy trình này còn có thể giúp loại bỏ đi các sản phẩm dịch vụ không đạt tiêu chuẩn. Được đánh giá là một trong những phương pháp phổ biến để đảm bảo chất lượng.
Tại sao quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm quan trọng
Quy trình kiểm định chất lượng được đánh giá rất quan trọng bởi:
- Giúp giảm thiểu rủi ro đáng kể: Khi tìm nguồn cung ứng hay chuẩn bị tung ra thị trường thì có rất nhiều rủi ro về sản phẩm, nguyên liệu sẽ không đạt chuẩn. Việc kiểm định giúp công ty có cái nhìn khách quan và thực tế hơn. Từ đó đảm bảo sản phẩm dịch vụ đến tay người tiêu dùng là chất lượng nhất.
- Giúp tiết kiệm ngân sách: Khi kiểm định chất lượng sản phẩm kỹ thì sẽ giảm thiểu việc sản phẩm bị thu hồi do kém chất lượng. Sử dụng một nguồn tiền để kiểm định nhằm đảm bảo chất lượng và giảm thiểu các thiệt hại sau này.
- Giúp tiết kiệm được thời gian: Kiểm định chất lượng thông qua một đơn vị nào đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian.
- Giúp giám sát nhà cung ứng hiệu quả: Khi có các kiểm định viên giám sát sẽ giúp các nhà cung cấp chú tâm hơn trong việc sản xuất sản phẩm. Từ đó giúp giảm tỷ lệ các sản phẩm bị lỗi hay sự cẩu thả trong quá trình.
- Giúp đảm bảo hình ảnh của thương hiệu: Khi các sản phẩm dịch vụ đã qua quá trình kiểm định sẽ đảm bảo được chất lượng khi đến tay người tiêu dùng. Từ đó có thể giúp nâng cao hình ảnh của thương hiệu.
Từ những điều trên, có thể nhận thấy rằng, việc kiểm định chất lượng đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Giới thiệu về quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm
Các bước trong quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm
Dưới đây sẽ chỉ ra 4 bước cơ bản trong quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm:
Lựa chọn mẫu sản phẩm
Đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm là lựa chọn mẫu sản phẩm. Các công ty tổ chức nên lựa chọn các mẫu sản phẩm cần phải kiểm định.
Chuẩn bị các công cụ và thiết bị kiểm định
Bước tiếp theo trong quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm là chuẩn bị các công cụ cùng các thiết bị kiểm định. Tại đây thì tổ chức, công ty cũng có thể lựa chọn một số tiêu chuẩn chất lượng kiểm định theo mong muốn, yêu cầu.
Các tiêu chuẩn kiểm định thông thường sẽ phụ thuộc vào mỗi bộ phận kinh doanh. Đồng thời, các cá nhân, tổ chức cũng nên xác định các tiêu chuẩn trọng tâm. Nên tập trung vào các tiêu chuẩn quan trọng đầu tiên, ảnh hưởng trực tiếp lên lợi nhuận cùng trải nghiệm của khách hàng.
Thực hiện các thử nghiệm cần thiết
Ở bước này trong quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm, các tổ chức công ty sẽ tiến hành thử nghiệm các bước cần thiết. Tùy thuộc vào sản phẩm cũng như yêu cầu mà sẽ có các thử nghiệm khác nhau.
Đánh giá kết quả kiểm định
Sau khi đã thực hiện thử nghiệm, bước cuối cùng trong quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm là đánh giá kết quả. Ở bước này, có thể tiến hành đánh giá thông qua phần mềm kinh doanh hay các ứng dụng. Hoặc các công cụ để thu thập thông tin dữ liệu.
Dựa trên các kết quả thực nghiệm, sẽ đưa ra kết luận và đối chiếu với những yêu cầu ban đầu.
Các bước trong quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm
Quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng và thiết yếu cho các tổ chức, doanh nghiệp ngày này. Đối với quy trình này sẽ có 4 yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu quả của quy trình.
Tổ chức và quản lý quy trình
Đầu tiên, việc tổ chức và quản lý quy trình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu việc tổ chức, quản lý không được cụ thể rõ ràng ngay từ ban đầu thì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm. Việc tổ chức và quản lý phải được hoạch định cụ thể.
Lựa chọn các chỉ tiêu kiểm định
Lựa chọn các tiêu chí để kiểm định cũng ảnh hưởng đến hiệu quả quy trình kiểm định chất lượng. Các tổ chức, công ty cần phải nghiên cứu kỹ các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm dịch vụ cần kiểm định. Nên nghiên cứu sự kỳ vọng từ người tiêu dùng để đưa ra chính xác nhất.
Đánh giá kết quả kiểm định
Tại bước này cần phải tiến hành so sánh với các tiêu chuẩn đã đặt ra từ đầu, từ đó sẽ có sự đánh giá kết quả kiểm định đúng hơn. Qua đó sẽ đảm bảo được hiệu quả của quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm.
Xử lý các sản phẩm không đạt yêu cầu
Sau khi đã đánh giá kết quả thì sẽ biết được những sản phẩm không đạt theo yêu cầu mong muốn. Từ đó chúng ta sẽ có đầy đủ các thông tin để đánh giá một sản phẩm hay dịch vụ nào đó hơn.
Đối với các sản phẩm không đạt, bạn cần phải tiến hành thu hồi để có biện pháp xử lý triệt để.
Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm
Các công cụ và thiết bị thông dụng trong quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm
Quy trình sản phẩm chất lượng dịch vụ là một trong những quy trình cần thiết. Tuy nhiên để đảm bảo quá trình này diễn ra có kết quả tốt và hiệu quả thì sẽ cần một số công cụ cùng thiết bị thông dụng. Hãy cùng điểm qua một số công cụ hỗ trợ trong quá trình này ngay nhé.
Phiếu để kiểm soát
Một trong những công cụ đầu tiên không thể thiếu là phiếu kiểm tra. Đây được xem là một trong những phương tiện để hỗ trợ quá trình thống kê dữ liệu cần thiết cho các doanh nghiệp. Từ đó giúp tổ chức, công ty có thể xác định được thứ tự ưu tiên.
Đối với phiếu này thì sẽ có dạng như một hồ sơ hoạt động trong quá khứ. Đây cũng là phương tiện giúp các tổ chức, công ty có thể thấy được xu hướng cũng như những hình mẫu khác quan hơn.
Phiếu này thường được dùng để:
- Giúp kiểm tra sự phân bố của số liệu với một chỉ tiêu trong quá trình sản xuất.
- Giúp xác nhận được công việc.
- Kiểm tra được nguyên nhân gây ra lỗi của sản phẩm.
- Kiểm tra được các vị trí của lỗi.
Biểu đồ
Công cụ tiếp theo dùng để hỗ trợ trong quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm là biểu đồ. Đây là một trong những công cụ giúp thể hiện được mối quan hệ giữa các đối tượng hay tiêu chí. Theo đánh giá thì biểu đồ này khá trực quan nên giúp người xem có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin.
Có khá nhiều dạng biểu đồ như biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, …
Biểu đồ về nhân quả
Công cụ tiếp theo hỗ trợ trong quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm là biểu đồ nhân quả. Với biểu đồ này thì sẽ có dạng hình xương cá để có thể giúp thống kê được danh sách các nguyên nhân cùng kết quả. Công cụ này theo tìm hiểu được xây dựng vào năm 1963. tại Đại học Tokyo.
Với biểu đồ này sẽ giúp chúng ta có thể dễ dàng tìm ra được nguyên nhất nhanh nhất. Từ đó hỗ trợ người quản lý có thể đưa ra một số biện pháp khắc phục để đảm bảo chất lượng.
Công cụ này cũng được dùng để nghiên cứu và phòng ngừa các mối nguy hiểm tiềm ẩn. Đặc biệt, biểu đồ này còn được dùng để lên danh sách và sắp xếp các nguyên nhân tiềm ẩn.
Biểu đồ Pareto
Đây được xem là một trong những biểu đồ giúp hỗ trợ các nhà quản trị tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm. Việc sử dụng công cụ này giúp các nhà quản lý có thể tìm ra được nguyên nhân cần phải tập trung để xử lý.
Khi sử dụng biểu đồ này sẽ giúp các nhà quản trị tìm đúng được nguyên nhân. Đồng thời cũng giúp đánh giá được hiệu quả từ việc cải tiến.
Dụng cụ để đo kích thước
Thiết bị dùng trong quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm đó là dụng cụ đo lường kích thước. Đối với dụng cụ này sẽ giúp đảm bảo kích thước sản phẩm giống như mong muốn. Đây được xem là một trong những công cụ tuyệt vời để đo kích thước các sản phẩm có đặc điểm theo đúng tiêu chuẩn hay không. Đồng thời đây cũng được xem là một trong những công cụ không thể thiếu trong quy trình kiểm định chất lượng của sản phẩm.
Dụng cụ đo nhiệt và điện
Thiết bị tiếp theo trong quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm đó là dụng cụ đo nhiệt và điện. Đây là một trong những dụng cụ giúp các nhân viên kiểm định có thể kiểm tra được sản phẩm về nhiệt độ, độ ẩm hay các thành phần có đạt tiêu chuẩn hay không. Từ đó giúp mang lại hiệu quả trong quá trình kiểm định
Các loại thiết bị khác
Bên cạnh các thiết bị công cụ như trên thì còn có nhiều các loại thiết bị khác được sử dụng trong quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm. Ví dụ như các thiết bị để đo độ cứng tốc độ quay hay đồ nghiêng, …
Các công cụ và thiết bị thông dụng trong quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm
Các ví dụ về quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm trong các ngành công nghiệp khác nhau
Dưới đây sẽ là một số quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm trong các ngành công nghiệp khác nhau.
Ví dụ đối với quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm dịch vụ như trong du lịch thì sẽ tiến hành kiểm định rằng các giá trị của dịch vụ đó vềchất lượng sản phẩm. Hay chính quy trình tiếp đón của doanh nghiệp, tiếp đón tư vấn hay thái độ các chính sách bảo hành sau khi mua.
Đồng thời cũng tiến hành kiểm định suy nghĩ sự quan tâm của khách hàng về dịch vụ. Qua các quy trình kiểm định trên sẽ giúp doanh nghiệp nhận thấy được những điều chưa làm tốt để có thể có biện pháp khắc phục. Và giúp mang đến những trải nghiệm dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
Ví dụ tiếp theo trong quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm đó là trong sản xuất về dạy. Đối với quy trình này sẽ tiến hành kiểm định về chất liệu của giày kiểu dáng mẫu mã. Đồng thời cũng tiến hành khảo sát sự quan tâm cũng như những suy nghĩ của khách hàng về sản phẩm. Từ đó mà nhà sản xuất doanh nghiệp có thể thấy được các lỗi còn trong sản phẩm và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.
Một ví dụ tiếp theo là Six Sigma được thực hiện vào năm 1986. Đối với các phương pháp này sẽ giúp giảm thiểu được các rủi ro. Đồng thời quy trình kiểm tra này cũng giúp tập trung vào cải tiến chu kỳ thời gian để giảm thiểu các phe sót trong quá trình sản xuất.
Phương pháp này sẽ ghi lại tất cả các quá trình sản xuất để giảm thiểu các sai xót về sản phẩm. Đồng thời phương pháp này cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty ở nước ngoài chủ yếu là sự thành công trên thị trường sản xuất tại Nhật Bản. Sau khi tiến hành thực hiện kiểm định chất lượng sản phẩm thì công ty đã có những bước cải thiện đáng kể.
Trên đây là những chua sẻ về quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ vô cùng cụ thể và thiết thực trên đã giúp ích ch mọi người. Quy trình kiểm định được đánh giá là một trong những quy trình không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp.
Đánh giá post