Quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền mới nhất

Bạn muốn đăng ký thương hiệu nhưng chưa biết thủ tục đăng ký như thế nào và chi phí bao nhiêu? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với các luật sư của Luật Trí Nam để được tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc mà bạn đang gặp phải.

Đăng ký thương hiệu là gì?

Đăng ký thương hiệu bao gồm các thủ tục hành chính được chủ sở hữu thương hiệu (có thể là cá nhân hoặc một tổ chức) nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ. Đơn đăng ký thương hiệu sau khi nộp sẽ được qua 4 bước thẩm định (1) về hình thức (2) công bố đơn (3) về nội dung và (4) cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu.

 

Đăng ký thương hiệu là gì

Đăng ký thương hiệu là công đoạn cần thiết để chủ sở hữu có thể bảo vệ độc quyền thương hiệu của mình trên lãnh thổ Việt Nam. Hãy cùng điểm qua một số lý do mà bạn nên đăng ký bảo hộ thương hiệu.

  • Việc đăng ký thương hiệu sẽ là bằng chứng về quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu với bên khác.

  • Việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ phát sinh khi thương hiệu đã tiến hành đăng ký thương hiệu tại cơ quan đăng ký.

  • Trong thời gian giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu có hiệu lực, thương hiệu của bạn sẽ được bảo hộ và độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

  • Giúp khách hàng dễ dàng nhận biết được sản phẩm của thương hiệu cũng như có lợi thế trong việc cạnh tranh với các sản phẩm có thương hiệu khác.

  • Với các thương hiệu đã có tiếng trên thị trường, chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng thương hiệu cho các bên khác để thu lợi nhuận.

Tại sao doanh nghiệp cần phải đăng ký thương hiệu ?

Mỗi sản phẩm khi ra mắt thị trường đều có tên gọi riêng hay còn gọi là thương hiệu. Điều này sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt sản phẩm nào của công ty nào.

Một tình trạng phổ biến đối với những sản phẩm khi được biết đến rộng rãi chính là việc xuất hiện các sản phẩm có chức năng và thiết kế tương tự. Do đó, nếu không đăng ký thương hiệu thì sẽ có rất nhiều sản phẩm làm giả, làm nhái theo với thủ đoạn cực kỳ tinh vi, khiến cho người tiêu dùng khó lòng phân biệt đâu là hàng chính hãng, gây tâm lý hoang mang khi khách hàng tìm đến sản phẩm và ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.

 

Lý do cần phải đăng ký thương hiệu

Tư vấn đăng ký độc quyền thương hiệu 0904.588.557

Chính vì thế, đăng ký thương hiệu là điều cần làm và quan trọng đối với một sản phẩm hay một thương hiệu. Sau khi đăng ký, thương hiệu sẽ được pháp luật bảo hộ độc quyền trong 10 năm và chủ sở hữu cũng có thể dễ dàng gia hạn sau đó.

>>> Xem thêm: Thành lập công ty tphcm chỉ trong vòng 3 ngày, được hỗ trợ miễn phí

Quy trình các bước đăng ký thương hiệu mới nhất

Bước 1 – Xây dựng thương hiệu cần đăng ký thương hiệu

Trước hết, hãy tiến hành thiết kế thương hiệu dựa trên các ý tưởng gắn liền với sản phẩm của thương hiệu. Tuy nhiên trước khi tiến hành thiết kế cách điệu cho thương hiệu, lời khuyên cho bạn là nên thực hiện bước 2 trước.

Ví dụ cụ thể: Bạn muốn đăng ký thương hiệu CHITA cho sản phẩm máy lọc nước thì điều cần làm trước khi tiến hành thiết kế cách điệu chữ CHITA chính là tra cứu xem tên thương hiệu có bị trùng với thương hiệu nào đã đăng ký trước đó chưa. Nếu không thì lúc này mới bắt đầu tiến hành thiết kế.

Bước 2 – Đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu bằng cách tra cứu thương hiệu

Sau đó, tiến hành tra cứu và đánh giá tính khả thi của thương hiệu xem có bị trừng không  rồi sau đó mới tiến hành nộp đơn đăng ký.

Bước 3 – Nộp đơn đăng ký thương hiệu cho Cục sở hữu trí tuệ

Tiếp theo tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ sau khi đã xác nhận thương hiệu có khả năng đăng ký.

Bước 4 – Theo dõi quá trình thẩm định đơn đăng ký thương hiệu

Theo dõi sát sao quá trình thẩm định để nhanh chóng xử lý các sai sót trong quá trình đăng ký thương hiệu. Thời gian trung bình cho bước này thường kéo dài từ 16 đến 20 tháng..

Bước 5 – Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu

Sau bước thẩm định đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ có thông báo về kết quả của đơn đăng ký thương hiệu. Nếu đáp ứng được yêu cầu bảo hộ, bạn sẽ phải nộp 1 khoản chi phí khi nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sản phẩm. Hoặc trường hợp đơn đăng ký không được chấp nhận thì bạn có thể khiếu nại về quyết định này.

Bước 6 – Sử dụng thương hiệu và gia hạn giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu

Thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký là 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Và sau đó nếu hết hiệu lực, bạn có thể gia hạn thêm mà không giới hạn số lần gia hạn.

Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền hết bao nhiêu ?

Chi phí cho việc đăng ký thương hiệu sẽ tùy thuộc vào nhóm sản phẩm hay dịch vụ mà bạn muốn đăng ký độc quyền thương hiệu. Các mức chi phí bạn có thể tham khảo theo gợi ý dưới đây:

Chi phí dành cho tra cứu thương hiệu

Đây là chi phí cho việc tra cứu chính thức để có thể đưa ra kết luận về khả năng đăng ký quyền thương hiệu, thường dao động từ 700.000 ~ 900.000 đồng/nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc tra cứu này không giống như khâu tra cứu miễn phí của các công ty khác chỉ mang tính chất sơ bộ, thường không đi đến kết luận cụ thể.

Chi phí cho việc nộp đơn đăng ký thương hiệu

Chi phí cho khâu nộp đơn đăng ký thương hiệu thường rơi vào tầm 2.500.000/nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ, trong đó mỗi nhóm chỉ được tối đa 6 sản phẩm.

Chi phí để cấp giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu

Để được cấp giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu, bạn sẽ phải nộp khoản phí 700.000 đồng cho 1 nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ trong đó không quá 6 sản phẩm cho 1 nhóm dịch vụ.

Chi phí cho dịch vụ nộp đơn đăng ký thương hiệu

Đây là khoản phí cho công ty dịch vụ khi được khách hàng trao quyền nộp đơn đăng ký. Khoản chi phí được nêu ở phía trên đã bao gồm cả phí dịch vụ nộp đơn đăng ký thương hiệu.

Trên đây là các mức phí trong quá trình đăng ký quyền thương hiệu mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, nếu muốn biết thêm chi tiết bạn hãy liên hệ với Luật Trí Nam để được tư vấn.

Vì sao nhiều đơn vị báo giá đăng ký thương hiệu giá rẻ?

Nhiều khách hàng thắc mắc tại sao mức giá mà bên công ty Luật Trí Nam đưa ra thường cao hơn so với báo giá của nhiều công ty khác. Để giải thích cho điều này, chúng tôi đưa ra một số lý do sau để quý khách có thể hiểu rõ hơn.

  • Thứ nhất, nhiều công ty công khai bảng báo giá chưa bao gồm các chi phí về việc tra cứu, cấp văn bằng mà chỉ báo chi phí nộp đơn. Hoặc có một số trường hợp sẽ miễn phí phí tra cứu, tuy nhiên khách hàng cần lưu ý hình thức tra cứu miễn phí thường chỉ mang tính chất sơ bộ và kết quả tra cứu không có giá trị .

  • Thứ hai, một số công ty chỉ thông báo phí cấp văn bằng sau khi có thông báo về việc cấp văn bằng mà không đính kèm trong bảng báo giá ban đầu.

  • Thứ ba, các bên có báo giá thấp thường không được cục SHTT cấp phép hoạt động trong lĩnh vực SHTT và không có đủ tư cách pháp lý để có thể đứng ra đại diện cho khách hàng đăng ký thương hiệu từ đầu đến cuối.

Lý do cá nhân, tổ chức cần phải đăng ký thương hiệu độc quyền

Khẳng định thương hiệu để người tiêu dùng dễ dàng nhận diện sản phẩm, dịch vụ

Bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào nếu muốn chiếm được lòng tin của khách hàng đều phải có thương hiệu. Thương hiệu là yếu tố giúp người tiêu dùng nhanh chóng tiếp cận, dễ dàng nhận biết được sản phẩm, dịch vụ đồng thời khi kết hợp với quá trình quảng bá thương hiệu thì sẽ có thể gia tăng sức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.

Tránh tranh chấp về sản phẩm, dịch vụ

Trong quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu, cụ thể hơn là nhờ vào quy trình tra cứu về khả năng bảo hộ nhãn hiệu cũng như kết quả thẩm định của Cục SHTT, bạn có thể xác định được thương hiệu mình đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng có thể gây nhầm lẫn với thương hiệu nào khác không. Từ đó, tránh được việc tranh chấp hoặc vi phạm quyền sở hữu thương hiệu của các bên khác.

Bảo vệ cho thương hiệu của mình

Thương trường luôn phức tạp, nhiều rủi ro, vì thế chỉ cần một chút chủ quan cũng có thể đánh mất cả một thương hiệu mà mình đã dày công tạo lập. Đăng ký thương hiệu thành công sẽ đồng nghĩa với việc thương hiệu của bạn được pháp luật bảo hộ, mọi hành vi xâm phạm hay sao chép thương hiệu đều được xem là vi phạm pháp luật.

Thể hiện sự chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng của thương hiệu

Đăng ký thương hiệu chính là cách hiệu quả để tăng độ tin cậy của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp  đối với khách hàng. Khi đã có được niềm tin của người tiêu dùng thì việc tăng doanh thu từ sản phẩm sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, bạn sẽ có quyền sử dụng độc quyền thương hiệu, tự do chuyển nhượng thương hiệu, được pháp luật bảo vệ khi quyền và lợi ích bị xâm phạm.

Tôn trọng đối với các doanh nghiệp khác

Đăng ký thương hiệu thành công được xem như là bước khẳng định vị trí độc nhất của thương hiệu, không bị trùng lặp hay xâm phạm với bất cứ thương hiệu nào khác cùng lĩnh vực. Nhờ vậy, bạn cũng dễ dàng quảng bá và tận dụng được hết khả năng của thương hiệu trong kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu cần chuẩn bị những gì?

Để tiến hành đăng ký thương hiệu, bộ hồ sơ chung cần được chuẩn bị gồm có:

  • 5 mẫu thương hiệu có kích thước 8x8cm

  • Danh mục hàng hóa và dịch vụ mà bạn muốn đăng ký thương hiệu

  • 2 bản tờ khai về việc đăng ký thương hiệu. Trong trường hợp khách hàng ủy quyền cho công ty Luật Trí Nam thì tờ khai sẽ được công ty chúng tôi thay mặt ký nhận.

  • Các giấy tờ liên quan đến ủy quyền (với trường hợp có ủy quyền)

  • Các tài liệu liên quan đến quyền ưu tiên, thừa kế, tặng cho (nếu có)

  • Chứng từ về việc nộp chi phí đăng ký thương hiệu

  • Một số giấy tờ khác liên quan theo yêu cầu (nếu có)

Ngoài ra, có một số điểm cần lưu ý về hồ sơ đăng ký thương hiệu:

  • Hồ sơ phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt kể cả các tài liệu được viết bằng tiếng nước ngoài đều bắt buộc phải dịch hết sang tiếng Việt.

  • Ngôn ngữ tiếng Việt trong hồ sơ đăng ký là ngôn ngữ phổ thông, không sử dụng từ địa phương.

  • Có đánh số thứ tự tang 1-2-3 nếu hồ sơ có 2 trang trở lên.

  • Bố cục hồ sơ theo chiều dọc trên xuống, từ trái sang phải.

  • Mỗi bộ hồ sơ đăng ký sẽ chỉ được cấp 1 giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu.

 

Hồ sơ đăng ký thương hiệu

Những điều cần lưu ý trong việc đăng ký thương hiệu

Khi đăng ký thương hiệu, bạn cần nắm một số điều sau đây để quá trình xét duyệt quyền sở hữu thương hiệu diễn ra nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí.

  • Tìm hiểu kỹ về các danh mục đối tượng không được bảo hộ dưới dạng thương hiệu như có sử dụng quốc kỳ, quốc huy của Việt Nam để tránh vi phạm, mất thời gian, công sức, tiền bạc để chuẩn bị.

  • Nên thiết kế thương hiệu đảm bảo tiêu chí dễ nhận diện, dễ nhớ và không nằm trong danh sách các trường hợp được quy định tại khoản 2 điều 74 Luật sở hữu trí tuệ.

  • Nắm chắc các quy định về hồ sơ, phương thức khai báo, yêu cầu riêng của từng loại giấy tờ để đảm bảo hồ sơ đúng, không sai sót và được chấp thuận ngay lần đầu tiên nộp.

  • Tìm hiểu về thời gian của các bước trong quy trình xử lý đơn đăng ký của Cục sở hữu trí tuệ để kịp thời bổ sung, phúc đáp nếu có yêu cầu từ phía cơ quan Nhà nước.

 

lưu ý khi đăng ký thương hiệu

Địa chỉ đăng ký thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam

Sau đây là một vài kinh nghiệm mà bạn có thể áp dụng trong quá trình lựa chọn đơn vị hỗ trợ thực hiện đăng ký thương hiệu:

  • Lựa chọn đơn vị có đội ngũ nhân sự dày dặn kinh nghiệm, đầy đủ các bộ phận đảm nhận hỗ trợ khách hàng từ khâu thiết kế, tư vấn đến đăng ký.

  • Cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn, thoải mái chọn các gói dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng, chứ không bó buộc khách hàng vào một gói dịch vụ cụ thể nào.

  • Công đoạn tư vấn của một đơn vị uy tín sẽ đảm bảo tuyệt đối trung thực, khách quan, chi tiết và toàn diện, không gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ cho khách hàng.

  • Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý hồ sơ, linh hoạt, nhanh nhạy trong quá trình trao đổi hồ sơ với cơ quan Nhà Nước, tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng.

  • Phải có bảng báo giá đầy đủ, cụ thể và hợp lý với các dịch vụ, minh bạch ngay từ đầu, không thêm bớt các danh mục để trục lợi từ khách hàng. Vì thế, bạn cần đặc biệt lưu ý điều này, đừng thấy giá dịch vụ rẻ mà nhanh chóng đưa ra quyết định lựa chọn.

  • Phải đảm bảo rằng đơn vị bạn lựa chọn đã được Cục SHTT cấp phép hoạt động và có quyền thay mặt khách hàng thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại cơ quan nào?

Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam là cơ quan có quyền tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và quyết định cấp văn bằng bảo hộ cho các đơn đăng ký thương hiệu. Để nộp hồ sơ, quý khách có thể đến trực tiếp tại 3 địa chỉ dưới đây:

  • Trụ sở chính tại Hà Nội: Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam – 384-386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

  • Văn phòng đại diện TP Hồ Chí Minh: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM.

  • Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 26 Nguyễn Chí Thanh, Quận Hải Châu. TP. Đà Nẵng.

Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại cơ quan nào

Dịch vụ đăng ký thương hiệu uy tín tại Luật Trí Nam

Luật Trí Nam cam kết cung cấp cho khách hàng dịch vụ đăng ký thương hiệu uy tín, chất lượng, tư vấn kỹ lưỡng, trung thực với mức giá hợp lý. Ngoài ra, chúng tôi còn giúp khách hàng tìm kiếm và lường trước các rủi ro có thể phát sinh trước – trong và sau quá trình đăng ký thương hiệu, giúp doanh nghiệp tận dụng và phát huy tối đa được tiềm lực của mình.

Ngoài ra, Luật Trí Nam còn hỗ trợ thêm các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Và chúng tôi tự tin khẳng định rằng 100% khách hàng sử dụng dịch vụ của Luật Trí Nam cảm thấy hài lòng và có đánh giá cao về tác phong làm việc cũng như các chi phí và chế độ hỗ trợ sau dịch vụ.

 

Dịch vụ đăng ký thương hiệu

Các công việc liên quan đến đăng ký thương hiệu mà Luật Trí Nam sẽ thay bạn thực hiện

Khi lựa chọn dịch vụ đăng ký thương hiệu tại Luật Trí Nam, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn các công việc sau đây:

  • Tư vấn và giúp khách hàng đưa ra thiết kế ý tưởng theo yêu cầu.

  • Hỗ trợ thiết kế thương hiệu cho khách hàng.

  • Tiến hành tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký thương hiệu trước khi tra cứu chính thức, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí.

  • Hướng dẫn việc sử đổi mẫu thương hiệu trong trường hợp bị trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn.

  • Soạn và nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Cục SHTT, cùng khách hàng theo dõi kết quả đăng ký cho đến khi kết thúc.

  • Thay mặt nhận giấy đăng ký và thông báo, chuyển giấy chứng nhận cho khách hàng.

  • Tư vấn miễn phí các dịch vụ liên quan nếu có.

Cách để yêu cầu dịch vụ đăng ký thương hiệu

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hoặc muốn yêu cầu dịch vụ đăng ký thương hiệu, Quý khách xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Trí Nam theo các cách thức dưới đây:

  • Gọi trực tiếp đến hotline 0934.345.745

  • [email protected]

    Liên hệ qua email

  • Đến trực tiếp văn phòng làm việc tại địa chỉ: Tầng 5 – Tòa nhà số 227 – Nguyễn Ngọc Nại – P. Khương Mai – Quận Thanh Xuân – Hà Nội.

Lý do bạn nên lựa chọn dịch vụ đăng ký thương hiệu tại Luật Trí Nam

Nếu bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn dịch vụ đăng ký thương hiệu uy tín ở đâu thì hãy đến với Luật Trí Nam. Hoạt động với tiêu chí luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, chúng tôi luôn cố gắng hết sức để giúp khách hàng của mình tiết kiệm được thời gian, tối giản các loại giấy tờ cần cung cấp và sẵn sàng phục vụ tận nơi theo yêu cầu.

Công ty Luật Trí Nam sở hữu đội ngũ nhân sự nhiệt tình, chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, đã giải quyết việc đăng ký thương hiệu cho rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ, trong và ngoài nước. Chúng tôi bao gồm các nhân sự là những luật sư, chuyên gia pháp lý thành thạo hết quy trình, thủ tục xử lý hồ sơ xét duyệt đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Đồng thời, khách hàng sẽ được tư vấn bởi các chuyên gia kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ về các vấn đề pháp lý cũng như bảo vệ quyền lợi khách hàng một cách tuyệt đối.

Giải đáp một số thắc mắc thường gặp

Hỏi: Làm thế nào để biết Thương hiệu mình có chắc chắn được cấp giấy chứng nhận đăng ký khi nộp đơn đăng ký hay không?

Đáp: Mỗi năm có khoảng gần 37.000 đơn đăng ký thương hiệu được gửi đến cục SHTT, chính vì thế việc bị trùng lặp hoặc tương tự với các thương hiệu đã nộp đơn đăng ký trước là điều không hiếm. Nếu tương tự hoặc bị trùng với các thương hiệu đã đăng ký trước đó thì đơn đăng ký sẽ bị từ chối. Vậy nên khi nộp đơn đăng ký thương hiệu, bạn nên lưu ý các điểm sau đây:

  • Thiết kế ý thương hiệu cần xuất phát từ ý tưởng của mình, bất kỳ hành vi tham khảo hay đạo nhái ý tưởng đều sẽ khiến cho thương hiệu dễ dàng bị trùng và không được chấp thuận.

  • Tiến hành tra cứu khả năng đăng ký thương hiệu một cách kỹ càng bằng một trong các cách sau: (1) sử dụng công cụ Google để tra cứu (2) sử dụng nguồn dữ liệu từ cục SHTT (3) tra cứu trực tiếp với chuyên viên đăng ký. Trong 3 cách này tỷ lệ chính xác của cách (3) là 90% còn (1) và (2) chỉ khoảng 50%.

 

Hỏi: Nhóm sản phẩm/dịch vụ được nhắc đến trong quá trình đăng ký thương hiệu là thế nào? Cách phân nhóm cụ thể ra sao? Nếu như tôi có nguyện vọng đăng ký sản phẩm máy tính thì làm như thế nào?

Đáp: Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, một thương hiệu bắt buộc phải đăng ký kèm với 1 sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó chứ không thể đứng độc lập. Hiện nay, có 45 nhóm sản phẩm, dịch vụ được pháp luật Việt Nam quy định và việc phân vào nhóm nào sẽ tùy thuộc vào sản phẩm/dịch vụ mà bạn muốn đăng ký. Ví dụ thương hiệu Vinfast sẽ đăng ký vào nhóm 11 – nhóm ô tô và trường hợp đăng ký thương hiệu cho máy tính thì sẽ thuộc nhóm 9.

Hỏi về việc đăng ký thương hiệu cá nhân hay công ty

Tôi là cá nhân chưa thành lập công ty, hiện nay có nguyện vọng muốn đăng ký thương hiệu cho sản phẩm trà sữa do tôi tự nghiên cứu cách pha chế mới. XIn luật sư cho biết, cá nhân có thể đăng ký thương hiệu cho sản phẩm hay không? Sau đó nếu thành lập công ty thì tôi có thể chuyển thương hiệu sang công ty được không?

Đáp: Thưa Anh/Chị,

Luật sở hữu trí tuệ có quy định như sau: Cho phép chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân được quyền đăng ký, nộp đơn đăng ký cho thương hiệu của mình. Vì thế, trường hợp của anh/chị là cá nhân vẫn có thể đăng ký thương hiệu.

 

Nếu trong trường hợp sau này Anh/Chị có nguyện vọng thành lập công ty và muốn chuyển chủ sở hữu từ cá nhân sang công ty thì thủ tục chuyển nhượng cũng rất dễ dàng trong thời gian tầm 3 đến 5 tháng tính từ ngày nộp đơn chuyển nhượng, bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu hoặc hợp đồng chuyển nhượng đơn đăng ký thương hiệu.

  • Tờ kê khai đăng ký chuyển nhượng

  • Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký nếu đã được cục SHTT cấp

  • Giấy ủy quyền tiến hành thủ tục chuyển nhượng

 

Hỏi: Thuật ngữ đăng ký thương hiệu sản phẩm và đăng ký thương hiệu dịch vụ khác nhau như thế nào?

Đáp: Tất cả các thương hiệu sẽ được bảo hộ nếu như gắn liền với 1 dịch vụ hay 1 sản phẩm nào đó. Hay nói cách khác sẽ có 2 đối tượng đăng ký thương hiệu là đăng ký thương hiệu sản phẩm khi gắn với một sản phẩm cụ thể và đăng ký thương hiệu dịch vụ khi gắn với một dịch vụ nào đó.

 

Ví dụ như doanh nghiệp của bạn có sản xuất và kinh doanh mặt hàng thời trang, đồng thời có mở thêm các cửa hàng để bán sản phẩm tại nhiều địa điểm khác nhau. Trong trường hợp này, bên bạn vừa sản xuất sản phẩm quần áo thời trang vừa treo biển thương hiệu tại các cửa hàng. Vì thế bạn sẽ cần đăng ký thương hiệu cho nhóm sản phẩm (quần áo) và đăng ký thương hiệu cho nhóm dịch vụ (kinh doanh quần áo).

 

Hỏi: Cá nhân có được phép đăng ký thương hiệu không?

Đáp: Bất kỳ cá nhân, công ty hay tổ chức nào có nguyện vọng đăng ký thương hiệu đề có quyền nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Việt Nam.

 

Hỏi: Đăng ký thương hiệu có chi phí bao nhiêu?

Đáp: Nếu chỉ xét riêng tiền lệ phí nộp cho cục SHTT (chưa bao gồm phí dịch vụ khi khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu) thì mức chi phí cụ thể như sau:

  • Chi phí tra cứu thương hiệu: 500.000 đồng.

  • Chi phí để nộp đơn đăng ký thương hiệu: 1.000.000 đồng.

  • Chi phí cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu: 360.000 đồng.

 

Hỏi: Đăng ký thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu khác nhau ở đâu?

Đáp: Trong quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì thương hiệu (phần chữ) hoặc logo (phần hình đều được gọi là nhãn hiệu nên đăng ký thương hiệu chính là đăng ký nhãn hiệu.

 

Hỏi: Thời gian đến khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu là bao lâu?

Đáp: Thời gian để đăng ký thương hiệu thành công thường mất khoảng 21 đến 25 tháng. Và mỗi giai đoạn thẩm định cụ thể sẽ có thời gian riêng, thông thường như sau:

  • Thẩm định hình thức đơn đăng ký thường mất 1 đến 2 tháng.

  • Thời gian công bố đơn đăng ký thương hiệu từ 1 đến 2 tháng.

  • Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký là 18 đến 22 tháng.

  • Thời gian thông báo cấp văn bằng bảo hộ đơn sẽ từ 1 đến 2 tháng.

 

Hỏi: Có bắt buộc phải tra cứu thương hiệu không?

Đáp: Tra cứu thương hiệu là thủ tục không bắt buộc nhưng là bước cần thiết để bạn có thể có những đánh giá khách quan nhất về khả năng đăng ký thương hiệu. Vì vậy, chúng tôi khuyên khách hàng nên tiến hành thủ tục tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký.

 

Trên đây là bài chia sẻ cụ thể của Luật Trí Nam về các bước và những điều cần lưu ý khi đăng ký thương hiệu. Chúc các bạn thành công.