Quy trình bảo quản khoai tây giống bằng kho lạnh
Rate this post
Kho lạnh bảo quản hạt giống, củ giống đã không còn xa lạ với các hộ sản xuất hoặc kinh doanh nông sản. Kho lạnh được xem là nơi cung cấp môi trường bảo quản lý tưởng (nhiệt độ, độ ẩm) phù hợp. Giảm thiểu tối đa những tác nhân xấu có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng củ giống. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu quy trình bảo quản khoai tây giống bằng kho lạnh. Cùng theo dõi để có thêm những thông tin hữu ích nhé.
Với điều kiện khí hậu nóng ẩm, gió mùa, việc bảo quản củ giống quả thực không hề đơn giản. Đối với lĩnh vực trồng trọt, khoai tây giống ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị, hình thức, sản lượng của khoai tây. Vì thế, khi bảo quản chúng ta cần tuân theo một quy trình cụ thể, có như vậy tỉ lệ hao hụt sau quá trình bảo quản giống mới có thể giảm xuống mức thấp nhất.
Bảo quản khoai tây giống bằng kho lạnh được tuân thủ theo quy trình như sau:
Thu hoạch khoai tây
Khoai tây sau khi thu hoạch xong sẽ được sàng lọc lựa chọn vào cho vào bảo tải có mắt thưa. Mỗi bao tải có thể chứa được 20kg khoai tây. Xếp khoai tây thành từng khối, mỗi khối cách nhau khoảng 30 cm để không khí, độ ẩm trong kho được đồng đều và lưu thông. Tính toán, từ khi thu hoạch đến khi đưa vào kho bảo quản chỉ nên trong vòng 7 ngày chứ không lớn hơn khiến khoai tây không đảm bảo được chất lượng.
Quá trình bảo quản khoai tây giống bằng kho lạnh
- Giai đoạn 1: Hạ nhiệt độ mỗi ngày 1,5 độ C. Ví dụ ban đầu nhiệt độ kho 27 độ C, thì 6 ngày tiếp theo, mỗi ngày giảm 1,5 độ C, thì đến ngày thứ 6 nhiệt độ xuống 18 độ C. Giai đoạn này giúp khoai tây làm quen với nhiệt độ thấp và vỏ khoai đã được ráo hơn.
- Giai đoạn 2: Duy trì mức nhiệt độ trên trong 14 ngày tiếp theo.
- Giai đoạn 3: Hạ tiếp nhiệt độ mỗi ngày 1 độ C đến khi nhiệt độ xuống còn 3 đến 4 độ C. Thời gian điều chỉnh tầm 14-15 ngày.
- Giai đoạn 4: Duy trì nhiệt độ trên thì thời gian duy trì sẽ trong khoảng 200. Với nhiệt độ này thì tình trạng mọc mầm sẽ không xảy ra.
- Giai đoạn 5: Phục hồi trước thời vụ khoảng 25 ngày. Mỗi ngày tăng lên 2 độ C. Từ 4 độ C lên 18 độ C. Tiếp theo duy trì nhiệt độ 18 độ C trong 2 ngày. Rồi tăng lên mỗi ngày 2 độ sao cho nhiệt độ trong kho bằng nhiệt độ ngoài trời. Để quay về mức nhiệt độ ngoài trời thì mất khoảng 12 ngày. Độ ẩm giữ ổn định 90% – 95%.
Sau khoảng 10 ngày phục hồi thì khoai tây bắt đầu mọc mầm trở lại. Cuối cùng chuyển khoai mọc mầm về nơi trồng khoai.