Quy Trình 7 Bước Phát Triển Sản Phẩm & Ra Mắt Thị Trường

Bạn có bao nhiêu ý tưởng? Bạn có chắc những ý tưởng ấy có thể hình thành được sản phẩm và thành công trên thị trường? Nếu có, làm sao để biến nó thành sự thật? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để nắm được 7 bước quan trọng trong quy trình phát triển sản phẩm mới và đưa sản phẩm đó ra thị trường:

1. Lên ý tưởng

Trong bước đầu tiên, bạn có thể có nhiều ý tưởng. Tuy nhiên cần chọn ra ý tưởng tiềm năng và khả thi nhất để thực hiện. Có 2 cách để tìm kiếm ý tưởng đó là:

Nguồn nội bộ: Doanh nghiệp tìm ra ý tưởng mới dựa vào sự tìm kiếm, nghiên cứu từ nguồn nhân sự nội bộ

Nguồn bên ngoài: Doanh nghiệp có thể tìm kiếm ý tưởng từ đối thủ, thị trường, đối tác, v.v. đặc biệt là từ khách hàng. Hãy tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để đưa ra giải pháp thích ứng cho họ

Doanh nghiệp có thể áp dụng phương thức SCAMPER để sáng tạo ý tưởng. SCAMPER đại diện cho:

  • Substitute: Nguyên tắc thay thế – Quy trình, vật liệu, công thức nào có thể thay thế cho dịch vụ hiện tại?
  • Combine: Nguyên tắc kết hợp – Công nghệ, ý tưởng, sản phẩm nào có thể kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm mới?
  • Adapt: Nguyên tắc thích nghi – Sản phẩm nào có thể thay đổi để thích ứng thị trường và nhu cầu khách hàng
  • Modify: Nguyên tắc điều chỉnh – Có thể thay đổi hình dạng, kích cỡ, chức năng của sản phẩm?
  • Purpose: Nguyên tắc mục đích – Có thể sử dụng sản phẩm vào mục đích khác?
  • Eliminate: Nguyên tắc loại bỏ – Chức năng, bộ phận nào có thể loại bỏ để sản phẩm rẻ hơn, nhẹ hơn, và đơn giản hơn?
  • Reverse: Nguyên tắc đảo ngược – Có thể biến sản phẩm hiện tại trở thành một sản phẩm khác

Hàng trăm idea có thể được sáng tạo ra nhưng chỉ 1 ý tưởng được lựa chọn. Hãy cân nhắc kỹ càng trước khi chọn thông qua các mô hình phân tích như SWOT, COSTART v.v

2. Phân tích dữ liệu kinh doanh

Trước khi bước đến giai đoạn xây dựng sản phẩm, việc phân tích cần được diễn ra kỹ càng và chi tiết. Lúc này, team BA sẽ phân thích đổi thủ, chức năng và xây dựng lên mô hình kinh doanh. Những yếu tố cần thẩm định bao gồm:

  • Chức năng nào cần được đưa vào sản phẩm?
  • Gói giá nào là phù hợp?
  • Đâu là nhóm khách hàng và thị trường tiềm năng?
  • Ước tính khả năng bán hàng và thu hồi vốn
  • Kế hoạch lợi nhuận và rủi ro

3. Thiết kế

Đây là giai đoạn định hình lại ý tưởng và thiết kế lên hình ảnh trực quan cho sản phẩm. Cho dù sản phẩm công nghệ của bạn là gì, đội ngũ thiết kế cần đi qua 2 bước:

Wireframes

Vẽ wireframes là vẽ lên cấu trúc của sản phẩm bao gồm hệ thống và thiết kế trải nghiệm người dùng. Với một wireframe tốt, bạn có thể điều hướng khách hàng tới đúng vị trí mà họ muốn, tránh các trường hợp bị lạc hoặc thoát trang vì khó sử dụng. Dựa trên các chức năng được liệt kê từ team BA, nhóm thiết kế sẽ khác thảo nên một vài lựa chọn để minh họa cho hệ thống sản phẩm.

Thiết kế giao diện (UI)

Nếu UX là khung xương thì UI chính là vẻ ngoài của sản phẩm. Giao diện sản phẩm sẽ được thiết kế với màu sắc, hình khối, font chữ phù hợp. Đây là những yếu tố cốt lõi quyết định hành vi của khách hàng, vì vậy doanh nghiệp cần có sự đầu tư đặc biệt. Thuê ngoài nhóm nhân sự chuyên nghiệp có thể là một lựa chọn phù hợp, bạn có thể cân nhắc Enosta – đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp để nâng tầm sản phẩm. Ghé thăm kênh Behance của chúng tôi!

4. Xây dựng thương hiệu

Thực tế, bước này có thể được thực hiện cùng lúc với bước thiết kế để rút ngắn quy trình phát triển sản phẩm. Xây dựng thương hiệu bao gồm:

Nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu bao gồm logo, hình ảnh, hình khối, font chữ, màu sắc, v.v

Cốt lõi thương hiệu

Cốt lõi thương hiệu chính là kim chỉ nam để định hình nên giá trị thương, bao gồm:

  • Mục đích: Tại sao thương hiệu tồn tại?
  • Tầm nhìn: Thương hiệu sẽ như thế nào trong tương lai?
  • Nhiệm vụ: Làm sao để thương hiệu đạt được tầm nhìn đó?
  • Giá trị: Các tiêu chuẩn nào tạo nên thương hiệu?

Thông điệp thương hiệu

Đây là cách một thương hiệu tự nói về mình và giao tiếp với khách hàng. Theo đó, bạn sẽ tạo cho thương hiệu một cá tính và thu hút khách hàng từ những tính cách đó. Một thông điệp thương hiệu tốt bao gồm tông giọng, thái độ, ngôn ngữ và hành vi của thương hiệu.

Chiến lược thương hiệu:

Đánh giá sức khỏe thương hiệu và thị trường để định vị thương hiệu của bạn. Sau đó, đưa ra chiến lược phù hợp để ra mắt thương hiệu của bạn và tạo nền tảng vững chắc cho tương lai.

Thông thường, một doanh nghiệp cần thuê 2-3 đơn vị cho mỗi dịch vụ, chẳng hạn như dịch vụ xây dựng thương hiệu, dịch vụ phát triển web, dịch vụ thiết kế. Quá trình này có thể khiến quy trình phát triển sản phẩm bị kéo dài và tốn kém nhiều hơn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị tích hợp đáp ứng đầy đủ các dịch vụ ra mắt sản phẩm; từ hình thành ý tưởng, xây dựng thương hiệu, thiết kế và xây dựng trang web, Enosta agency có thể giúp bạn.

5. Phát triển sản phẩm

Đây là bước để các lập trình viên làm việc và thử nghiệm. Đã đến lúc biến sản phẩm của bạn thành hiện thực! Để có năng suất cao hơn, doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp Agile để cải thiện tiến độ tốt hơn và liên tục hoàn thiện.

Tùy thuộc vào độ khó của sản phẩm, giai đoạn này có thể mất từ 2 tuần đến 1-2 tháng

6. Kiểm định và thử nghiệm

Thử nghiệm sản phẩm

Giai đoạn này sẽ thử nghiệm các tính năng cốt lõi của sản phẩm. Nhóm QA sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các bài kiểm tra, bắt lỗi và đề xuất phương án khắc phục. Giai đoạn này sẽ giúp đảm bảo phiên bản cuối cùng của sản phẩm sẽ hoạt động trơn tru trước khi tung ra thị trường.

Thử nghiệm thị trường

Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình phát triển sản phẩm mới, giúp cung cấp cái nhìn chi tiết về cách sản phẩm sẽ được đưa vào thị trường, quảng cáo, sản xuất, đóng gói, phân phối và cho những khách hàng đầu tiên dùng thử

7. Ra mắt thị trường

Bước cuối cùng của quy trình phát triển sản phẩm mới là thương mại hóa sản phẩm và tung ra thị trường. Dựa trên thông tin thu thập được trong quá trình tiếp thị thử nghiệm, ban quản lý doanh nghiệp có thể quyết định:

  • Thời điểm ra mắt
  • Thị trường mục tiêu: Lựa chọn một hoặc một số khu vực để làm thị trường mục tiêu trong giai đoạn đầu
  • Khách hàng mục tiêu: Nhóm khách hàng tiêu dùng mục tiêu sẽ được xác định qua các hoạt động nghiên cứu. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra các phân tích về thái độ, hành vi, thói quan để đi đến một chiến lược marketing và branding phù hợp
  • Chiến lược marketing: Tìm cách tốt nhất để chinh phục thị trường và khách hàng mục tiêu. Đây cần là một kế hoạch hành động chỉn chu để giới thiệu sản phẩm và marketing với một ngân sách phù hợp. Khi có kế hoạch cho từng giai đoạn, kế hoạch ra mắt sản phẩm chiếm lĩnh thị trường có thể được bắt đầu.

Tại sao Enosta có thể giúp bạn?

Sau khi lược qua về quy trình phát triển một sản phẩm mới, hẳn bạn đã thấy được sự phức tạp và hao tốn nhân lực trong suốt quá trình. Là một nhà đồng hành nhiều năm cùng startups, Enosta hiểu rõ các vấn đề mà doanh nghiệp mới đang gặp phải. Vì vậy, chúng tôi cung cấp cho bạn một giải pháp toàn diện về phát triển và ra mắt sản phẩm trọn gói, bao gồm các dịch vụ: Xây dựng website, Thiết kế UI/UX và thiết kế đồ họa, Xây dựng thương hiệu và Digital marketing.

Đây là những dịch vụ cơ bản và cần thiết để bạn biến ý tưởng thành hiện thực và gặt hái được những thành quả đầu tiên.

Bạn đã sẵn sàng làm việc cùng chúng tôi? Liên hệ và nhận tư vấn miễn phí tại đây!