Quy Luật Lưu Thông Tiền Tệ Và Thực Trạng Lạm Phát

Lưu thông tiền tệ là hoạt động cần thiết cho mục đích giao dịch, trao đổi hàng hóa. Với tiền tệ được phản ánh là đơn vị định giá của sản phẩm trên thị trường. Các quốc gia khác nhau phát hành và lưu thông những đơn vị tiền tệ khác nhau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về nội dung của quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Quy Luật Lưu Thông Tiền Tệ Và Thực Trạng Lạm Phát

Quy Luật Lưu Thông Tiền Tệ Và Thực Trạng Lạm Phát

1. Lưu thông tiền tệ là gì?

Lưu thông tiền tệ trong tiếng Anh là Currency in circulation.

Lưu thông tiền tệ là tính chất lưu thông trên thị trường nhằm định giá cho hàng hóa, dịch vụ. Phản ánh sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế trong quy luật của nó. Tính chất lưu thông được thực hiện tư do theo nhu cầu của các chủ thể tham gia trong thị trường. Tuy nhiên, tiền tệ được phát hành bởi quốc gia nên được quản lý và giám sát với những mục đích lưu thông cụ thể. Các tính chất lưu thông được hình thành trước tiên thông qua phát hành tiền mặt. Trong tiến bộ và phát triển công nghệ và kỹ thuật, các lưu thông không dùng tiền mặt được sử dụng.

Với chức năng của tiền tệ là phương tiện trao đổi. Nhằm thực hiện việc mua bán hàng hóa, dịch vụ trong nhu cầu cơ bản. Các trao đổi được tiến hành không ngang bằng cần thiết một đơn vị tiền tệ trong quy đổi giá trị. Và thành toán các khoản nợ giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Khi giá trị tiền tệ được xác định, con người có thể định giá trị cho các nghĩa vụ cần thực hiện. Đó cũng chính là ý nghĩa giúp tiền tệ mang lại giá trị trong nền kinh tế. Lưu thông tiền tệ là cách thức tác động và mang đến hiệu quả trong hoạt động hay phát triển kinh tế.

2. Tìm hiểu quy luật lưu thông tiền tệ:

Quy luật lưu thông tiền tệ trong tiếng Anh là The Law of Monetary Circulation.

Khái niệm.

Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật được xây dựng và thực hiện trong quá trình tiền tệ được lưu thông trên thị trường. Phản ánh quy định lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa trong một thời kỳ nhất định. Tính chất cân đối hay điều tiết này được thực hiện trong hoạt động quản lý của nhà nước. Đảm bảo cho các nhu cầu trong tìm kiếm lợi nhuận của từng cá nhân. Trong khi mang đến hiệu quả phát triển tích cực cho nền kinh tế. Đặc biệt là giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực từ lạm phát.

Muốn thực hiện được như vậy, cần thiết các cân đối nhu cầu phản ánh trong quy luật được xây dựng. Trong đó các quan tâm được phản ánh đối với các hàng hóa cũng như nhu cầu lưu thông trên thị trường. Khi đó, có thể tính toán các lượng tiền cần thiết để lưu thông mang lại hiệu quả. Vừa kích thích các buôn bán trao đổi. Vừa mang đến các giá trị lợi ích xứng đáng cho các bên trong giao dịch. Từ đó giúp cho nền kinh tế quốc gia phát triển so với các quốc gia khác. Tiền tệ phải phản ánh các giá trị đảm bảo mang không chịu các tác động quá lớn từ lạm phát làm cho đồng tiền mất giá.

Quy luật này được thể hiện như sau:

Lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hoá trong một thời kỳ nhất định được xác định bằng tổng giá cả của hàng hóa lưu thông trong thời kỳ đó chia cho tốc độ lưu thông của đồng tiền.

Lượng tiền cần thiết cho lưu thông = Tổng giá cả của hàng hóa lưu thông / Tốc độ lưu thông của đồng tiền.

Được hiểu là việc tính toán các thực tế thị trường để điều tiết lượng tiền lưu thông cho hợp lý. Từ đó giúp phản ánh các giá trị của đồng tiền một cách hiệu quả. Bởi trên thực tế, nếu lượng tiền được lưu thông quá lớn dẫn đến sự mất giá trị. Phản ánh lạm phát và khiến hoạt động kinh tế không hiệu quả. Bởi các tỉ giá tiền tệ trên thị trường chịu tác động và quốc gia đó khó khăn trong xuất hay nhập khẩu. Nhu cầu mở rộng thị trường không được thực hiện khiến nhu cầu người dân không được đáp ứng.

Trong công thức này:

– Tốc độ lưu thông của đồng tiền chính là số vòng quay trung bình của một đơn vị tiền tệ. Nó cũng phản ánh cán cân cung cầu thực tế trên thị trường. Khi nhìn thấy tiềm năng của giao dịch hay lợi nhuận qua đầu tư. Tiền tệ được tham gia và luân chuyển thường xuyên với các chủ sở hữu khác nhau. Phản ánh các tính chất quay vòng hay làm nên giá trị mới cho nền kinh tế.

– Tổng giá cả của mỗi loại hàng hóa bằng giá cả nhân với khối lượng đưa vào lưu thông của hàng hóa ấy. Phản ánh các giá trị quy đổi ra tiền tệ của tất cả hàng hóa trong giai đoạn cụ thể. Tổng giá cả của hàng hóa lưu thông bằng tổng giá cả của tất cả các loại hàng hóa lưu thông. Khi đó, giá trị này phản ánh nhu cầu được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định.

Căn cứ vào hai tính chất này để nhà nước tính toán và cân đối lượng tiền sẽ thực hiện cho lưu thông trên thị trường. Mang đến hiệu quả nhất định đối với kinh tế. Khi đó các quy luật mang đến ý nghĩa cho nền kinh tế. Đảm bảo cho các phản ánh tích cực so với hiệu quả hoạt động.

Lưu ý:

Lượng tiền cần thiết cho lưu thông này tính cho một thời kỳ nhất định. Phản ánh đúng tính chất của hàng hóa lưu thông và nghĩa vụ thực hiện khi tham gia vào giao dịch. Cho nên khi ứng dụng công thức này cần lưu ý một số điểm sau:

– Trong tính tổng giá cả phải loại bỏ những hàng hóa không được đưa ra lưu thông trong thời kỳ đó. Đảm bảo cho các hàng hóa phản ánh đúng nhu cầu lưu thông và giao dịch, đưa tiền tệ vào lưu thông. Như: Hàng hóa dự trữ hay tồn kho không được đem ra bán hoặc để bán trong thời kỳ sau. Hàng hóa bán (mua) chịu đến thời kỳ sau mới cần thanh toán bằng tiền; hàng hóa dùng để trao đổi trực tiếp với hàng hóa khác. Hàng hóa được mua (bán) bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như ký sổ, chuyển khoản…

– Phải cộng thêm vào lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Với tính chất cần thiết sử dụng cho khoảng thời gian này, có thể lợi ích chưa được tìm thấy hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ. Như lượng tiền dùng để ứng trước, để đặt hàng trong thời kỳ này nhưng lại chỉ nhận hàng trong thời kỳ sau. Và lượng tiền mua (bán) hàng hoá chịu đã đến kỳ thanh toán.

3. Lạm phát là gì? Phân loại lạm phát?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô.

Theo đó, ở một quốc gia, trong điều kiện bình thường một đơn vị tiền sẽ mua được một đơn vị hàng hóa, khi lạm phát sẽ xảy ra việc một đơn vị tiền đó không còn mua được một đơn vị hàng hóa nữa mà phải cần thêm hai hoặc ba đơn vị tiền.

Ví dụ: trong điều kiện bình thường mua một bát phở với giá 25.000 vnđ, khi xảy ra tình trạng làm phát để mua được một bát phở bạn cần phải bỏ ra 30.000 vnđ.

Điều 3 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định về chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia theo đó:

– Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

– Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

– Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyển, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chĩ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

– Lạm phát có 3 mức độ:

+ Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%

+ Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%

+ Siêu lạm phát: trên 1000%

4. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay?

Căn cứ dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát nước ta năm 2022 tăng 3,9%, sát ngưỡng mục tiêu kiểm soát đã được đặt ra trước đó là 4%. Theo đó, các nguyên nhân dẫn đến có thể kể đến 03 yếu tố chính là:

– Tổng cầu tăng đột biến khi trước đó có sự đứt gãy chuỗi cung ứng.

– Lạm phát chuỗi cung ứng: Bởi sản xuất phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài khá nhiều.

– Giá nguyên nhiên liệu tăng cao. Trong khi đó, khi giá nguyên vật liệu ở nước ta tăng 1% thì giá thành sản phẩm phải tăng đến 2,6%.

5. Nguyên nhân và các biện pháp kiểm soát lạm phát?

Nguyên nhân lạm phát

– Lạm phát do cầu kéo

Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt hàng đó tăng theo. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.

Theo đó ở Việt Nam, giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng…. là một ví dụ điển hình.

– Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.

– Lạm phát do cầu thay đổi

Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.

– Lạm phát tiền tệ

Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.

Giải pháp kiểm soát lạm phát

– Giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông:

Tiền bơm vào nền kinh tế quá nhiều làm cho tiền mặt mất giá trong nền kinh tế, do đó nên ngừng bơm tiền vào nền kinh tế, giảm lượng tiền mặt trong nền kinh tế bằng các cách như: nâng lãi suất tiền gửi ngân hàng, lãi suất tái chiết khấu để thúc đẩy người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.

– Thúc đẩy sản xuất kinh doanh:

Một nguyên nhân lớn gây lạm phát mạnh là do cung quá thấp so với cầu. Do đó cần phải tăng cường sản xuất kinh doanh đảm bảo lượng cung ngang bằng với mức cầu hoặc thấp hơn không ít so với mức cầu đề giảm tỷ lệ lạm phát.

Trên đây là bài viết về nội dung của Quy luật lưu thông của tiền tệ và lạm phát. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc. Trân trọng.

Đánh giá post

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin