Quy Luật Lưu Thông Tiền Tệ Và Lạm Phát

Lưu thông tiền tệ là gì? Quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát như thế nào? Trong bài viết này, phân tích tài chính sẽ chia sẻ với bạn đọc về lưu thông tiền tệ.

>>Tham khảo: Khóa Học Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp

1. Lưu Thông Tiền Tệ Là Gì?

Lưu thông tiền tệ là tính chất lưu thông nhằm định giá hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Lưu thông tiền tệ là hoạt động cần thiết khi trao đổi và giao dịch hàng hóa. Và tiền tệ là đơn vị định giá của sản phẩm trên thị trường. Tính chất lưu thông được thực hiện tự do theo nhu cầu của người dùng nhưng tiền tệ được phát hành bởi Nhà nước nên được quản lý và giám sát nhằm mục đích cụ thể. 

Các quốc gia khác nhau sẽ phát hành và lưu thông những đơn vị tiền tệ khác nhau và tỷ giá được xác định nhằm liên kết giữa các thị trường. Các tính chất lưu thông tiền tệ được hình thành trước tiên thông qua phát hành tiền mặt. Sau đó nhờ sự phát triển công nghệ và kỹ thuật thì lưu thông không dùng tiền mặt được sử dụng.

Lưu thông tiền tệ là gì

Tiền tệ là phương tiện trao đổi nhằm thực hiện mua bán hàng hóa. Lưu thông tiền tệ là cách thức tác động và mang đến hiệu quả trong hoạt động hay phát triển kinh tế.

1.1. Lưu thông bằng tiền mặt

Lưu thông bằng tiền mặt là cách thức lưu thông vật lý khi có sự vận động của tiền mặt như giấy bạc ngân hàng, tiền đúc bằng kim loại được phát hành và lưu thông. Sự vận động này nhằm thực hiện mua bán hàng hóa, dịch vụ, thanh toán nợ để đảm bảo nhu cầu trao đổi hàng hóa và các quy đổi không ngang bằng.

Khi hàng hóa và tiền tệ xuất hiện cùng nhau trong lưu thông trên thị trường thì xảy ra quá trình lưu thông bằng tiền mặt. 

Các nhu cầu mua bán có thể được thực hiện hầu hết bằng thanh toán tiền mặt. Gía trị của tiền tệ được đảm bảo ổn định nhờ sự quản lý, điều phối của Chính phủ. 

1.2. Lưu thông không bằng tiền mặt

Khi công nghệ và kỹ thuật phát triển thì hình thức lưu thông không bằng tiền mặt được thực hiện. Lưu thông không bằng tiền mặt được thực hiện nhằm trao đổi và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng trên thị trường. Ngoài ra, lưu thông không bằng tiền mặt còn nhằm thực hiện mua bán hàng hóa, dịch vụ thanh toán nợ nhưng bằng các công cụ sử dụng đồng tiền ghi sổ ở ngân hàng như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ thanh toán…

Lưu thông không bằng tiền mặt giúp chủ sở hữu thực hiện giao dịch bình thường và có thể chuyển đổi ra tiền mặt. 

Tính chất ghi sổ cần thiết có sự giám sát hay quản lý chặt chẽ hơn. Hiện nay ở Việt Nam, chỉ ngân hàng được nhà nước giao cho quyền hạn và trách nhiệm này để đảm bảo cho các giao dịch được thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trung ương trong việc quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng… Hình thức này làm giảm đáng kể các chi phí lưu thông tiền mặt: in tiền, bảo quản, vận chuyển, đếm, đóng gói…

2. Quy Luật Lưu Thông Tiền Tệ Và Ý Nghĩa

Quy luật lưu thông tiền tệ lạm phát

Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật được xây dựng và thực hiện trong quá trình tiền tệ được lưu thông trên thị trường. 

Quy luật này nhằm quy định lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa trong một thời kỳ nhất định. Tính chất cân đối hay điều tiết này được thực hiện trong hoạt động quản lý của nhà nước để đảm bảo cho các nhu cầu của từng cá nhân. Ngoài ra, quy luật này còn mang đến hiệu quả phát triển tích cực cho nền kinh tế và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực từ lạm phát.

Có thể tính toán lượng tiền cần thiết để lưu thông mang lại hiệu quả, Vừa kích thích sự trao đổi vừa mang lại các giá trị lợi ích cho các bên trong giao dịch. Từ đó giúp cho nền kinh tế quốc gia phát triển so với các quốc gia khác. Tiền tệ phải phản ánh các giá trị đảm bảo mang không chịu các tác động quá lớn từ lạm phát làm cho đồng tiền mất giá.

Quy luật lưu thông tiền tệ được thể hiện như sau:

Lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hoá trong một thời kỳ nhất định được xác định bằng tổng giá cả của hàng hóa lưu thông trong thời kỳ đó chia cho tốc độ lưu thông của đồng tiền.

Lượng tiền cần thiết cho lưu thông = Tổng giá cả của hàng hóa lưu thông / Tốc độ lưu thông của đồng tiền.

Đây là việc tính toán từ thực tế thị trường để điều tiết lượng tiền lưu thông cho hợp lý. Từ đó phản ánh giá trị của đồng tiền một cách hiệu quả. Nếu lượng tiền được lưu thông quá lớn dẫn đến mất giá trị, lạm phát và khiến hoạt động kinh tế không hiệu quả. Bởi các tỷ giá tiền tệ trên thị trường chịu tác động và quốc gia đó khó khăn trong xuất hay nhập khẩu. Nhu cầu mở rộng thị trường không được thực hiện khiến nhu cầu người dân không được đáp ứng.

– Tốc độ lưu thông của đồng tiền chính là số vòng quay trung bình của một đơn vị tiền tệ. Tốc độ lưu thông của đồng tiền phản ánh cán cân cung cầu thực tế trên thị trường. Tiền tệ sẽ được luân chuyển từ người này sang người khác khi có giao dịch hay lợi nhuận qua đầu tư. Phản ánh các tính chất quay vòng hay làm nên giá trị mới cho nền kinh tế.

– Tổng giá cả của mỗi loại hàng hóa bằng giá cả nhân với khối lượng đưa vào lưu thông của hàng hóa đó. Giá cả phản ánh các giá trị quy đổi ra tiền tệ của tất cả hàng hóa trong giai đoạn cụ thể. Tổng giá cả của hàng hóa lưu thông bằng tổng giá cả của tất cả các loại hàng hóa lưu thông. Khi đó, giá trị này phản ánh nhu cầu được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định.

Nhà nước sẽ tính toán và cân đối lượng tiền cho lưu thông trên thị trường dựa trên hai tính chất trên nhằm mang đến hiệu quả nhất định đối với kinh tế. 

3. Lưu Ý Về Quy Luật Lưu Thông Tiền Tệ

Lưu ý về quy luật lưu thông tiền tệ

Lượng tiền cho hoạt động lưu thông hàng hóa được tính trong một thời kỳ nhất định và phản ánh chính xác tính chất của hàng hóa lưu thông, nghĩa vụ thực hiện khi tham gia giao dịch. Vì vậy, khi ứng dụng công thức này cần lưu ý một số điểm sau đây:

– Tổng giá cả hàng hóa phải loại bỏ các hàng hóa không được đưa ra lưu thông trong thời kỳ này. Đồng thời, đảm bảo các loại hàng hóa phản ánh chính xác nhu cầu lưu thông và giao dịch, đưa tiền tệ vào trong quá trình lưu thông.

– Cần cộng thêm vào số lượng tiền cần thiết cho lưu thông, với tính chất cần thiết phải sử dụng trong khoảng thời gian này. Có thể lợi ích chưa được tìm ra hoặc cần thực hiện các nghĩa vụ khác như lượng tiền sử dụng để ứng trước, để đặt hàng trong thời điểm hiện tại nhưng hàng hóa lại được nhận trong thời điểm sau. Hay lượng tiền mua bán hàng hóa chưa thanh toán trước đó đã đến kỳ thanh toán.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các thông tin về quy luật lưu thông tiền tệ. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc khi tìm hiểu về lưu thông tiền tệ.

Xem thêm:

5/5 – (1 bình chọn)