Quy định về niêm phong tang vật vi phạm hành chính
Chế định niêm phong tang vật vi phạm hành chính có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho hoạt động xử lý vi phạm hành chính, Chính vì tầm quan trọng đó mà việc tiến hành niêm phong phải tuân theo trình tư, thủ tục được pháp luật quy định chặt chẽ. Vậy Quy định về niêm phong tang vật vi phạm hành chính hiện nay như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật ACC để có câu trả lời nhé!
Quy định về niêm phong tang vật vi phạm hành chính
Mục Lục
1. Thế nào là niêm phong tang vật vi phạm hành chính
Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hoạt động của cơ quan có có thẩm quyền nhằm đảm bảo nguyên trạng của tang vật, phương tiện vi phạm, tránh sự xâm phạm từ biên ngoài, bị mất, bán trái quy định, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế.
Niêm phong là việc sử dụng giấy niêm phong hoặc kẹp chì để ghi dấu hiệu trên hòm/túi/gói tài sản đã được đóng gói, đảm bảo giữ được nguyên vẹn, đầy đủ.
Cụ thể hơn, niêm phong là việc các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp đóng kín và ghi dấu hiệu hoặc dán nhãn, cặp chì, đóng dấu giáp lai trên hồ sơ, tài liệu, vật chứng, đồ vật, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức để không cho phép tự tiện mở hay sử dụng, tiêu huỷ những vật để thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền liên quan tới vật (việc điều tra, xét xử, áp dụng chế tài hành chính).
Hoạt động niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được thực hiện theo nguyên tắc: “….phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.” (Khoản 5, Điều 125 Luật Xử lý vi phạm).
2. Thẩm quyền niêm phong tang vật vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có quyền niêm phong, mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 quy định về người có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bao gồm:
– Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp: gồm cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh
– Công an nhân dân;
– Bộ đội biên phòng;
– Cảnh sát biển;
– Hải quan;
– Kiểm lâm;
– Cơ quan thuế;
– Quản lý thị trường;
– Thanh tra;
– Cảng vụ hàng không, Cảng vụ hàng hải; Cảng vụ đường thủy nội địa;
– Tòa án nhân dân;
– Cơ quan thi hành án dân sự;
– Cơ quan quản lý lao động ngoài nước;
– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
3. Quy định về niêm phong tang vật vi phạm hành chính
căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính
Khi thực hiện việc tạm giữ, người lập biên bản, người có thẩm quyền tạm giữ phải niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, trừ các trường hợp sau đây:
a) Động vật, thực vật sống;
b) Hàng hóa, vật phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật.
– Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình người vi phạm, đại diện tổ chức hoặc đại diện chính quyền cấp xã hoặc ít nhất 01 người chứng kiến.
– Biên bản, quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử.
– Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
4. Chế tài xử lý các vi phạm về niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Hành vi vi phạm về niêm phong, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, được quy định tại Điều 79 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020.
“Điều 79. Hành vi vi phạm quy định về niêm phong, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tháo gỡ, phá bỏ niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm đang bị niêm phong, tạm giữ hoặc tự ý làm thay đổi hiện trường vi phạm hành chính.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm thay đổi, đánh tráo tang vật, phương tiện đang bị thanh tra, kiểm tra hoặc niêm phong, tạm giữ.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, chứa chấp trái phép tang vật, phương tiện đang bị thanh tra, kiểm tra hoặc niêm phong, tạm giữ.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy tang vật, phương tiện đang bị thanh tra, kiểm tra hoặc niêm phong, tạm giữ.”
4. Biên bản niêm phong tang vật theo thủ tục hành chính
Biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là văn bản do người có thẩm quyền niêm phong lập, ghi nhận sự kiện và quá trình niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, với sự tham gia và xác nhận của người niêm phong, người vi phạm và người chứng kiến.
Biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là căn cứ để chứng minh quá trình niêm phong được diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục và quy trình. Biên bản niêm phong cũng là cơ sở để chứng minh tính tuân thủ pháp luật của người niêm phong, người vi phạm và người chứng kiến. Đồng thời, biên bản còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo hoạt động niêm phong được diễn ra hiệu quả và mọi người liên quan có nghĩa vụ phải bảo quản, giữ gìn tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tốt nhất.
Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định mẫu biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
Xem thêm bài viết: Mẫu biên bản niêm phong theo thủ tục hành chính
Trên đây là những kiến thức hữu ích mà Luật ACC đã tổng hợp và phân tích về Quy định về niêm phong tang vật vi phạm hành chính để đem đến cho quý bạn đọc. Mọi thắc mắc về nội dung tư vấn này hoặc vấn đề pháp lý khác, bạn vui lòng phản hồi dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp tới tổng đài tư vấn của Luật ACC theo thông tin phía dưới để được hỗ trợ kịp thời nhé!
5/5 – (3908 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin