Quy định về hợp đồng cung ứng dịch vụ theo Luật thương mại
Hợp đồng cung ứng dịch vụ là gì? Quy định về hợp đồng cung ứng dịch vụ? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại? Thời hạn hoàn thành dịch vụ trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại?
Những hợp đồng dân sự có đối tượng là công việc còn được gọi là hợp đồng dịch vụ nhận mà loại hợp đồng này đang được sự quan tâm rất lớn từ các cá nhân và tổ chức trong xã hội hiện nay. Khi xã hội ngày càng phát triển về kinh tế thì trượng và cả về thương mại thì việc hợp đồng cung ứng dịch vụ này được sử dụng thường xuyên là một trong những điều dễ hiểu. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại hợp đồng cung ứng dịch vụ này cho nên dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về Hợp đồng cung ứng dịch vụ là gì? Quy định về hợp đồng cung ứng dịch vụ?
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Hợp đồng cung ứng dịch vụ là gì?
Hợp đồng cung ứng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên khi tham gia hợp đồng, theo đó một bên được gọi là bên cung ứng dịch vụ thì biên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán từ bên mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện dịch vụ cho đó là bên sử dụng dịch vụ hay còn được gọi là khách hàng thì bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận (quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại 2005).
Từ khái niệm trên, có thể đưa ra các đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ sau đây:
– Chủ thể của hợp đồng cung ứng dịch vụ là bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ (khách hàng); hai bên là bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ có thể là cá nhân, tổ chức. Ví dụ như, bên cung ứng dịch vụ có thể là một công ty viễn thông cung cấp dịch vụ mạng cho khách hàng là cá nhân. Cũng như có trường hợp bên cung ứng dịch vụ là một cá nhân (chuyên gia pháp lý, Luật sư,…) cung ứng dịch vụ tư vấn pháp lý cho một tổ chức (công ty, doanh nghiệp).
– Đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ là một loại hình cung ứng dịch vụ nào đó nhưng tính chất của hợp đồng cung ứng dịch vụ sẽ tùy thuộc vào loại hình dịch vụ. hợp đồng cung ứng dịch vụ có loại hình dịch vụ có thể là những dịch vụ đơn giản như dịch vụ gửi giữ tài sản, dịch vụ photocopy, dịch vụ dịch thuật… hoặc những dịch vụ phức tạp hơn trong quá trình thực hiện hợp đồng như dịch vụ tư vấn, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ chuyên chở, dịch vụ ngân hàng…
– Nội dung của hợp đồng cung ứng dịch vụ là quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vu và bên sử dụng dịch vụ, trong đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ chủ yếu là thực hiện dịch vụ cho bên khách hàng, còn bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ chủ yếu là thanh toán phí sử dụng dịch vụ hay còn được gọi là phí dịch vụ.
– Hình thức của hợp đồng cung ứng dịch vụ có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng cung ứng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được thiết lập bằng văn bản thì phải tuân theo các quy định đó (Điều 74 Luật Thương mại 2005).
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một số loại hợp đồng cung ứng dịch vụ sau đây phải được lập dưới hình thức văn bản hay một hình thức pháp lý tương đương như hợp đồng dịch vụ khuyến mại, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại, hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng gia công, hợp đồng xây dựng, hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm…
Như vậy, Có thể thấy, với đa số hợp đồng cung ứng dịch vụ, pháp luật Việt Nam đều yêu cầu hợp đồng cung ứng dịch vụ được lập dưới hình thức văn bản để đảm bảo quyền lợi giữ các bên chứ không giống như trong các hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung thì không có yêu cầu này. Điều này cho thấy tính chất phức tạp của hợp đồng cung ứng dịch vụ với hợp đồng mua bán hàng hóa. Tính chất pháp lý của hợp đồng cung ứng dịch vụ được pháp luật quy định là hợp đồng song vụ có bồi hoàn.
Xem thêm: Khái niệm, đặc điểm của hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại
2. Quy định về hợp đồng cung ứng dịch vụ
Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
+ Hợp đồng cung ứng dịch vụ được thể hiện dưới hình thức bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
+ Đối với các loại hợp đồng cung ứng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó của pháp luật hiện hành.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý, hợp đồng dịch vụ luật sư mới nhất năm 2022
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại
3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ được ghi nhận trong Luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005. Cụ thể:
– Bên cung ứng dịch vụ có các quyền sau đây:
+ Bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
+ Bên cung ứng dịch vụ có quyền được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.
+ Bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.
– Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
+ Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thỏa thuận và theo quy định của Luật này;
+ Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc;
+ Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ;
+ Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
+ Ngoài ra bên cung ứng dịch vụ còn phải có nghĩa vụ cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất định; Phải cung ứng dịch vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất của mình; Phải hợp tác với các bên cung ứng khác để đạt được kết quả tốt nhất nếu một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành,.. Bên cạnh đó, bên cung ứng dịch vụ còn phải đáp ứng các nghĩa vụ theo điều 517 Bộ Luật Dân sự năm 2015.
3.2.Quyền nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ
– Bên sử dụng dịch vụ có các quyền sau:
+ Bên sử dụng dịch vụ có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
+ Bên sử dụng dịch vụ có quyền trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Theo quy định của Luật thương mại năm 2005 trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:
+ Bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán tiền cung ứng dịch vụ như đã thoả thuận trong hợp đồng;
+ Bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ cung cấp kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc cung ứng dịch vụ được thực hiện không bị trì hoãn hay gián đoạn;
+ Bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ hợp tác trong tất cả những vấn đề cần thiết khác để bên cung ứng có thể cung ứng dịch vụ một cách thích hợp;
+ Bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành hoặc phối hợp với bên cung ứng dịch vụ khác, khách hàng có nghĩa vụ điều phối hoạt động của các bên cung ứng dịch vụ;
+ Bên cạnh đó, bên sử dụng dịch vụ còn phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Luật dân sự năm 2015.
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của các bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ trong hợp đồng cung ứng dịch vụ vừa phải đáp ứng các yêu cầu trong luật thương mại, vừa phải phù hợp với các quy định của trong Luật dân sự năm 2015 và các văn bản khác ban hành kèm theo có liên quan đến quy định của Hợp đồng cung ứng dịch vụ.
Xem thêm: Các hình thức đại lý theo quy định của Luật Thương mại năm 2005
4. Thời hạn hoàn thành dịch vụ trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại
-Bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng cung ứng dịch vụ. Nếu trong trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành quá trình cung ứng dịch vụ trong một thời hạn hợp lý trên cơ sở tính đến tất cả các điều kiện và hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của khách hàng có liên quan đến thời gian hoàn thành dịch vụ.
Hoặc trong các trường hợp một hợp đồng cung ứng dịch vụ chỉ có thể được hoàn thành khi khách hàng hoặc bên cung ứng dịch vụ khác đáp ứng các điều kiện nhất định thì bên cung ứng dịch vụ đó không có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điều kiện về hợp đồng cung ứng dịch vụ đó được đáp ứng.
Như vậy, khi muốn kết thúc một hợp đồng cung ứng dịch vụ thì các bên phải đáp ứng các điều kiện nhất định thì bên cung ứng dịch vụ đó không có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điều kiện về hợp đồng cung ứng dịch vụ đó được đáp ứng. Các bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ phải đáp ứng các điều kiện về thời gian hoàn thành hợp đồng cung ứng dịch vụ.