Quy định về giờ làm việc tại Nhật Bản ra sao?
Người lao động khi sang Nhật làm việc đều thắc mắc về số giờ làm việc tại Nhật Bản. Người lao động sẽ làm bao nhiêu tiếng một ngày? Quy định về thời gian làm việc tại Nhật Bản ra sao? Cách tính và thanh toán lương cho người lao động ở Nhật như thế nào? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được Suleco giải đáp qua bài viết sau đây.
Mục Lục
1. Thời gian làm việc của người lao động tại Nhật theo quy định
Theo quy định của Luật tiêu chuẩn lao động tại Nhật, người sử dụng lao động (doanh nghiệp) phải sắp xếp cho người lao động làm việc trong 40 giờ/tuần, 8 giờ/ngày. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải sắp xếp cho người lao động nghỉ giải lao 45 phút trong trường hợp làm việc hơn 6 giờ/ngày hoặc 60 phút trong trường hợp làm việc hơn 8 giờ/ngày. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải bố trí cho người lao động có 1 ngày nghỉ mỗi tuần hoặc 4 ngày nghỉ trở lên trong 4 tuần.
Tuy nhiên, quy định trên không áp dụng cho các ngành nghề nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản (ngành nghề đặc thù phụ thuộc vào thời tiết). Đối với những ngành nghề này, Chính phủ Nhật Bản cho phép làm việc tối đa 10 tiếng/ngày và không quá 52 tiếng/tuần.
Tóm lại, số giờ làm việc của người lao động (đã bao gồm 1 giờ nghỉ trưa) được quy định như sau:
- Số giờ làm việc trong ngày: Không vượt 8 giờ.
- Số giờ làm việc trong tuần: Từ 40 đến 48 giờ.
- Số giờ làm việc trong tháng: Không vượt quá 208 giờ (trung bình 22 – 26 ngày).
2. Các khoảng thời gian khác được tính vào tổng số giờ làm việc
Trong thời gian làm việc, người lao động đôi khi cần tham gia vào các hoạt động tập huấn, sinh hoạt tập thể do người sử dụng lao động hoặc công đoàn đề nghị. Những khoảng thời gian này sẽ được xem là thời gian làm việc hợp lệ, không bị khấu trừ vào thời gian nghỉ hay yêu cầu người lao động phải bù thêm số giờ làm việc.
Cụ thể các khoảng thời gian đó bao gồm:
- Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc (nghỉ trưa, nghỉ giữa ca);
- Thời gian phải tạm ngừng công việc không do lỗi của người lao động;
- Thời gian học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Thời gian hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý;
- Thời gian hội họp, học tập, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập cán bộ công đoàn không chuyên trách theo quy định của pháp luật về công đoàn.
3. Quy định làm việc ngoài giờ, làm việc ngày nghỉ
Làm việc ngoài giờ
Chính phủ Nhật Bản quy định về thời gian làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Tổng số giờ làm việc của ca đêm không được vượt quá 10 giờ/ngày.
Trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm việc ngoài thời gian quy định của pháp luật (làm thêm giờ – làm thêm vào ngày nghỉ – làm ca đêm) thì phải thanh toán tiền lương cao hơn. Cụ thể, trích theo bộ Luật tiêu chuẩn lao động:
- Tăng từ 25% trở lên so với mức lương thông thường cho thời gian yêu cầu làm việc vượt quá thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật (1).
- Tăng từ 35% trở lên so với mức lương thông thường khi yêu cầu làm việc vào ngày nghỉ theo quy định của pháp luật (2).
- Tăng từ 25% trở lên so với mức lương thông thường khi yêu cầu làm đêm từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng (3).
Ví dụ, nếu người lao động làm việc ngoài thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật và cũng làm đêm [(1) + (3)] thì tiền lương được nhận sẽ được tăng thêm từ 50% trở lên.
Thời gian nghỉ phép
Đối với người lao động đã làm việc liên tục từ 6 tháng trở lên và làm từ đủ 80% tổng số ngày làm việc trở lên, người sử dụng lao động phải cho họ nghỉ phép hằng năm (dưới đây gọi là nghỉ phép năm) như sau:
- Người lao động có thời gian làm việc từ 5 ngày trở lên/tuần hoặc từ 30 giờ trở lên/tuần.
Số năm làm việc0,5 năm1,5 năm2,5 năm3,5 năm4,5 năm5,5 năm6,5 nămSố ngày nghỉ10 ngày11 ngày12 ngày14 ngày16 ngày18 ngày20 ngày
- Người lao động có thời gian làm việc dưới 30 giờ/tuần.
Thực tập sinh tại Nhật sau 6 tháng làm việc sẽ có 10 ngày nghỉ có lương trong 1 năm. Sau mỗi năm, Thực tập sinh sẽ có thêm 1 ngày nghỉ được cộng vào 10 ngày phép ban đầu.
Lưu ý: Doanh nghiệp được quyền thay đổi kỳ nghỉ phép do người lao động chỉ định nếu kỳ nghỉ đó gây cản trở hoạt động kinh doanh bình thường của công ty. Ngoài ra, bằng cách ký kết thỏa thuận lao động, người sử dụng lao động có thể áp dụng chế độ nghỉ phép theo kế hoạch đối với những kỳ nghỉ vượt quá 5 ngày/lần trong số ngày phép được cấp. Tương tự, bằng cách ký kết thỏa thuận lao động, người sử dụng lao động cũng có thể giới hạn thời gian nghỉ phép 1 lần là dưới 5 ngày.
Người lao động ký kết hiệp định 36
Nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhân viên làm việc quá giờ làm thêm đã được quy định thì phải tiến hành ký kết biên bản thỏa thuận hai bên:
- Bên A: Người sử dụng lao động.
- Bên B: Người đại diện cho hơn nửa số người lao động tại nơi làm việc (nếu có tổ chức công đoàn lao động ký kết với công đoàn lao động đó).
Nội dung biên bản thỏa thuận: Đề cập về các nội dung như lý do yêu cầu làm việc ngoài giờ, loại công việc, khoảng thời giờ có thể kéo dài. Sau đó doanh nghiệp cần thông báo cho Văn phòng giám sát tiêu chuẩn lao động thì có thể sắp xếp cho người lao động làm thêm giờ, đi làm ngày nghỉ trong phạm vi của hiệp định đó.
Số giờ làm thêm được quy định trong Hiệp định 36 nằm trong khoảng 45 giờ/tháng và 360 giờ/năm (Trường hợp đã áp dụng chế độ giờ lao động thay đổi theo đơn vị 1 năm với thời hạn trên 3 tháng thì số giờ làm thêm không vượt quá 42 giờ/tháng và 320 giờ/năm). Trường hợp ngoại lệ, khi có tình huống đặc biệt cần thiết thì có thể tăng thời gian làm thêm nhưng vẫn phải tuân thủ giới hạn sau:
- Số giờ làm thêm 1 năm phải dưới 720 giờ.
- Trong 1 tháng, tổng số giờ làm thêm và làm ngày nghỉ phải dưới 100 giờ.
- Tổng số giờ làm thêm và làm ngày nghỉ trung bình trong 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng và 6 tháng qua là dưới 80 giờ.
- Số tháng có số giờ làm thêm vượt quá 45 giờ/tháng không quá 6 lần/năm.
>> Tìm hiểu thêm: Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản <<
Quy định về các ngày nghỉ lễ, Tết
Pháp luật Nhật Bản quy định có 16 ngày nghỉ lễ trong năm. Trong trường hợp ngày nghỉ lễ quốc dân trùng vào chủ nhật, thì ngày thứ hai tiếp theo sẽ là ngày nghỉ. Cụ thể:
- Ngày đầu năm mới (元旦) – Gantan: Ngày 1/1
- Lễ Thành nhân (成人の日) – Seijin no Hi: Thứ hai của tuần thứ 2 trong tháng 1
- Ngày Kỷ niệm kiến quốc (建国記念の日) – Kenkokukinen no Hi: Ngày 11/2
- Ngày sinh Thiên Hoàng (天皇誕生日) – Tenno Tanjobi: Ngày 23/2 (Trước kia là ngày 23/12. Khi Thiên Hoàng mới lên ngôi năm 2019, ngày này được chuyển sang ngày 23/2)
- Ngày Xuân phân (春分の日) – Seibun no Hi: Ngày 20/3 hoặc 21/3
- Ngày Chiêu Hòa (昭和の日) – Showa no Hi: Ngày 29/4
- Ngày Kỷ niệm Hiến pháp (憲法記念日) – Kenpokinenbi: Ngày 3/5
- Ngày màu xanh/Lễ Dân tộc (みどりの日) – Midori no Hi: Ngày 4/5
- Ngày Trẻ em (こどもの日) – Kodomo no Hi: Ngày 5/5
- Ngày của Biển (海の日) – Umi no Hi: Tổ chức vào thứ hai của tuần thứ 3 trong tháng 7
- Ngày Kính lão (敬老の日) – Keiro no Hi: Ngày Thứ hai tuần thứ 3 của tháng 9
- Ngày Thu phân (秋分の日) – Shubun no Hi: Ngày 22/9 hoặc 24/9
- Ngày thể thao (スポーツの日) – Taiiku no Hi: Thứ hai tuần thứ 2 của tháng 10
- Ngày Văn hoá (文化の日) – Bunka no Hi: Ngày 3/11
- Ngày Cảm tạ lao động (勤労感謝の日) – Kinrokansha no Hi: Ngày 23/11
- Ngày của Núi (山の日) – Yama no Hi: Ngày 10/8 hoặc 11/8 (chính thức được kỉ niệm lần đầu tiên vào năm 2016, trở thành ngày quốc lễ thứ 16 và mới nhất trong hệ thống ngày lễ Nhật Bản)
4. Cách tính và chi trả lương cho người lao động
Người sử dụng lao động phải thanh toán số tiền lương không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu do địa phương quy định (theo Luật mức lương tối thiểu). Mức lương tối thiểu gồm 2 loại:
Mức lương tối thiểu của từng địa phương: Là mức lương tối thiểu áp dụng cho toàn thể người lao động và người sử dụng lao động của từng địa phương không phân biệt ngành, nghề. Mức lương này có sự khác biệt, tùy theo địa bàn nơi có cơ sở làm việc. Tại thời điểm tháng 10/2021, Tokyo có mức lương tối thiểu giờ cao nhất với 1041 yên, tiếp theo là Tỉnh Kanagawa 1041 yên, Osaka là 992 yên. Tỉnh có mức lương giờ thấp nhất là Kochi và Okinawa với 820 yên tiếp theo là Iwate, Tottori, Ehime… với 821 yên.
Mức lương tối thiểu đặc biệt: Là mức lương tối thiểu áp dụng cho người lao động và người sử dụng lao động trong các ngành đặc biệt tại các khu vực đặc biệt.
Có thể xem mức lương tối thiểu trên toàn quốc tại trang web dưới đây: https://pc.saiteichingin.info/
Cách tính lương
Ngoài ra, người lao động không được làm thêm 1 tháng quá 45 tiếng và 1 năm quá 360 tiếng. Nếu người lao động làm quá 8 giờ/ngày và làm vào ngày nghỉ thì mức lương được nhận phải tăng tối thiểu 25% và không vượt quá 50% lương cơ bản.
Phương thức thanh toán tiền lương
Người sử dụng lao động sẽ thanh toán tiền với các điều kiện:
- Thanh toán mỗi tháng không dưới 1 lần vào ngày quy định;
- Thanh toán trực tiếp cho người lao động (không thông qua người thứ 3);
- Thanh toán toàn bộ số tiền;
- Thanh toán bằng tiền mặt hoặc tài khoản ngân hàng.
Với trường hợp chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng thì cần thỏa mãn tất cả những điều kiện dưới đây:
- Được sự đồng ý bằng văn bản của bản thân người lao động;
- Phải cố gắng thanh toán tiền lương vào ngày đã được quy định;
- Phải cấp Bản tính toán tiền lương (Bản chi tiết lương);
- Phải có ký kết thỏa thuận hai bên về việc chuyển khoản;
- Tiền thuế, phí bảo hiểm xã hội, phí bảo hiểm thất nghiệp… sẽ trừ vào tiền lương dựa theo quy định pháp luật.
- Tài khoản ngân hàng phải là chính chủ của người lao động.
Trên đây là toàn bộ thông tin, quy định về số giờ làm việc tại Nhật Bản. Nếu người lao động còn bất kỳ thắc mắc nào về quy định lao động cũng như quy định thanh toán, tính lương thì hãy nhắn tin ngay cho Suleco để được giải đáp chính xác và đầy đủ nhất. Để cập nhật những tin tức mới nhất về quy định lao động tại Nhật, bạn hãy theo dõi Fanpage https://www.facebook.com/suleco và Website https://suleco.vn/ của Suleco nhé!