Quy định về giao quyền xử phạt vi phạm hành chính hiện nay
1. Xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi năm 2020) thì xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
2. Đối tượng giao quyền xử phạt vi phạm hành chính
Đối tượng có thẩm quyền giao quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi năm 2020) như sau:
2.1. Ủy ban nhân dân:
– Chủ tịch UBND cấp xã;
– Chủ tịch UBND cấp huyện;
– Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
2.2. Công an nhân dân:
– Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của Chiến sĩ công an nhân dân
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an
– Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ công an
– Giám đốc Công an cấp tỉnh
– Cục trưởng Cục An ninh, Cục trưởng Cục Cảnh sát
– Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh;
2.3. Bộ đội biên phòng:
– Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng;
– Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm;
– Đồn trưởng Đồn biên phòng;
– Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng;
– Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng.
2.4. Cảnh sát biển:
– Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển;
– Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển;
– Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
– Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
2.5. Hải quan:
– Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan;
– Chi cục trưởng Chi cục Hải quan;
– Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
2.6. Kiểm lâm:
– Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm;
– Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng;
– Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm;
– Cục trưởng Cục Kiểm lâm.
2.7. Kiểm ngư:
– Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng;
– Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
– Cục trưởng Cục Kiểm ngư;
2.8. Cơ quan Thuế:
– Đội trưởng Đội Thuế;
– Chi cục trưởng Chi cục Thuế;
– Cục trưởng Cục Thuế;
– Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
2.9. Quản lý thị trường:
– Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường;
– Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường;
– Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường;
2.10. Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia: Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
2.11. Thanh tra.
2.12. Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa:
– Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không, Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa;
– Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa.
2.13. Tòa án nhân dân:
– Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực;
– Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao.
2.14. Kiểm toán nhà nước: Kiểm toán trưởng
2.15. Cơ quan thi hành án dân sự:
– Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự;
– Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu;
– Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.
2.16. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
3. Quy định về thực hiện giao quyền xử phạt vi phạm hành chính
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi năm 2020) quy định về thực hiện giao quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc, đồng thời với việc giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính:
+ Áp giải người vi phạm;
+ Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
+ Khám người;
+ Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
+ Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
Lưu ý: Việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
– Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
Trên đây là nội dung Công ty Luật TNHH Sao Sáng gửi đến quý bạn đọc quy định về giao quyền xử phạt vi phạm hành chính hiện nay. Nếu có vấn đề còn thắc mắc cần được hỗ trợ giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Email: [email protected] hoặc hotline: 0936.65.36.36 – 0972.17.27.57 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.