Quy định số tiết dự giờ của giáo viên 2022
Mục lục
Quy định về số tiết dự giờ của giáo viên như thế nào?
- 1. Không quy định số tiết dự giờ bắt buộc
- 2. Giáo viên cấp 2, cấp 3 không còn phải dự giờ?
- 3. Giáo viên chủ nhiệm được quyền dự giờ lớp do mình chủ nhiệm
- 4. Quy định về định mức tiết dạy đối với giáo viên
Quy định số tiết dự giờ của giáo viên như thế nào? Quy định cụ thể việc dự giờ và dự bao nhiêu là đủ? Tip.edu.vn xin giới thiệu tới các bạn về việc dự giờ của giáo viên qua bài viết dưới đây, mời các bạn tham khảo.
- Thời gian làm việc của giáo viên các cấp quy định thế nào
- Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp
- Quy định về định mức tiết dạy của giáo viên
- Quy định mới nhất về sổ sách của giáo viên các cấp
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 vừa mới triển khai đã vấp phải sự phản ứng của dư luận vì kiến thức nặng, tốc độ dạy quá nhanh nên học sinh khó theo kịp nếu không đi học thêm hằng ngày. Nhằm giải quyết những khó khăn của chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra yêu cầu các Sở Giáo dục thực hiện là nhà trường phải tăng cường dự giờ, thăm lớp, hỗ trợ thường xuyên cho giáo viên trong quá trình triển khai thực hiện chương trình;
a) Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 01 tiết dạy/giáo viên; tổ trưởng, tổ phó đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 04 tiết dạy/giáo viên; mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 04 tiết dạy của hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường”
Tuy nhiên, Thông tư 12 đã được thay thế bằng Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT và đến năm 2018 tiếp tục được thay thế bằng Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT. Trong đó, cả hai Thông tư này đều không còn quy định về hoạt động dự giờ của giáo viên nữa.
Như vậy, quy định trên không còn quy định các hoạt động dự giờ cụ thể của giáo viên.
2. Giáo viên cấp 2, cấp 3 không còn phải dự giờ?
Hiện nay, chỉ có giáo viên cấp 1 còn sử dụng sổ dự giờ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT. Trong đó, hồ sơ sơ quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên bao gồm:
– Kế hoạch bài dạy;
– Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh;
– Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm);
– Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).
– Phó hiệu trưởng:
Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
2. Giáo viên THCS
– Định mức: 19 tiết/tuần
– Giáo viên trường dân tộc nội trú, dân tộc bán trú, trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật: 17 tiết/tuần.
– Giáo viên kiêm nhiệm tổng phụ trách đội:
+ Trường hạng I: 2 tiết/tuần;
+ Trường hạng II: 1/3 định mức tiết dạy khi không kiêm nhiệm;
+ Trường hạng III: 1/2 định mức tiết dạy khi không kiêm nhiệm.
– Hiệu trưởng:
Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
– Phó hiệu trưởng:
Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
3. Giáo viên THPT
– Định mức: 17 tiết/tuần.
– Với trường dân tộc nội trú: 15 tiết/tuần.
– Hiệu trưởng:
Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
– Phó hiệu trưởng:
Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
LƯU Ý, Giáo viên tiểu học, THCS, THPT sẽ được giảm định mức tiết học như sau:
– Giáo viên chủ nhiệm:
+ Giảm 3 tiết/tuần/GV tiểu học;
+ Giảm 4 tiết/tuần/GV THCS, THPT.
+ Giảm 4 tiết/tuần/GV trường phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên, trường bán trú.
– Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn: giảm 3 tiết/môn/tuần;
– Giáo viên kiêm nhiệm công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu chưa có cán bộ chuyên trách): giảm từ 2 – 3 tiết/tuần do hiệu trưởng quyết định.
– Tổ trưởng bộ môn: giảm 3 tiết/tuần;
– Tổ phó chuyên môn: giảm 1 tiết/tuần;
– Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách:
+ Giảm 04 giờ dạy/tuần/GV tiểu học;
+ Giảm 03 giờ dạy/tuần/GV THCS, THPT, chuyên biệt cấp THPT.
– Giáo viên làm ủy viên BCH công đoàn, tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách:
+ Giảm 02 giờ dạy/tuần/GV tiểu học;
+ Giảm 01 giờ dạy/tuần/GV THCS, THPT, chuyên biệt cấp THPT.
– Giáo viên kiêm chủ tịch, thư ký hội đồng trường: giảm 2 tiết/tuần.
– Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân: giảm 2tiết/tuần.
– Giáo viên được tuyển dụng bằng HĐLV lần đầu: giảm 2 tiết/tuần.
– Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống:
+ Giảm 3 tiết/tuần/GV THCS, THPT;
+ Giảm 4 tiết/tuần/GV tiểu học.
Tóm lại, hiện nay không có quy định về số tiết dự giờ của giáo viên cũng như yêu cầu cụ thể về việc tổ chức hoặc tham gia dự giờ. Đồng thời, chỉ có giáo viên cấp 1 còn sử dụng sổ dự giờ. Giáo viên cấp 2, cấp 3 không còn sử dụng sổ này.
- Mẫu kế hoạch tổ chuyên môn giáo viên năm 2022 – 2023
- Mức phụ cấp đối với tổ trưởng giáo viên trường Tiểu Học
Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Quy định số tiết dự giờ của giáo viên. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Tài liệu dành cho giáo viên:
- Quy định về thi thăng hạng giáo viên mới nhất 2022
- 7 thay đổi lớn về lương cán bộ, công chức, viên chức
- Thời hạn luân chuyển công tác của giáo viên
- 07 quy định liên quan đến lương hưu sẽ bị bãi bỏ từ 2021
- Giáo viên xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108 được không?
- Bộ GD-ĐT đồng ý giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên