Quy định nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày?
Trong khoa học pháp luật lao động thì thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được xem xét dưới các khía cạnh như nguyên tắc mà các quy định của pháp luật lao động phải thể hiện, nội dung của quan hệ pháp luật lao động, chế định của luật lao động.
Tuy nhiên, trong đời sống không thể tránh khỏi những công việc riêng, những sự kiện làm cho người lao động không thể thực hiện hoạt động lao động được. Vậy theo quy định thì nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày?
Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp cho quý độc giả những nội dung cơ bản.
Người sử dụng lao động có được phép từ chối cho người lao động nghỉ không hưởng lương?
Trước khi trả lời cho câu hỏi: nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày? Thì chúng tôi xin đề cập vào nội dung về việc người sử dụng lao động có được phép từ chối cho người lao động nghỉ không hưởng lương?, cụ thể dưới đây:
Trong trường hợp người lao động có người thân kết hôn, chết… đã đề cập phía trên của bài viết này và thông báo với doanh nghiệp mà người sử dụng lao động không cho phép người lao động nghỉ không hưởng lương là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền 04 đến 10 triệu đồng vì hành vi này theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 17 của Nghị định số 28 năm 2020 nghị định của Chính phủ.
Trong trường hợp người lao động đề xuất thỏa thuận nghỉ việc không lương với người sử dụng lao động, thì người sử dụng lao động có quyền xem xét đề xuất của người lao động và quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận.
Người sử dụng lao động không chấp thuận đề xuất của người lao động thì cũng không vi phạm pháp luật.
Nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày?
Để trả lời cho câu hỏi thì nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày? quý vị tham khảo phần dưới đây:
Theo quy định tại Điều 115 – Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1.Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Kết luận: Người lao động nghỉ không lương là 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết, bố hoặc mẹ kết hôn, anh, chị, em ruột kết hôn.
Bên cạnh đó, việc quy định một số thời gian nghỉ theo chế độ, pháp luật cũng tôn trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên, đảm bảo quan hệ diễn ra hài hòa bằng việc cho phép các bên được tự do thỏa thuận thời giờ nghỉ theo nhu cầu và phù hợp với điều kiện của các bên. Thời gian nghỉ theo thỏa thuận có thể được hưởng lương hoặc không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của chủ thể.
Quyền lợi bảo hiểm xã hội đối với người lao động nghỉ không lương
Hiện nay, quy định của pháp luật không giới hạn về số ngày nghỉ không hưởng lương tối đa của người lao động. Tuy nhiên nếu trong trường hợp nghỉ không hưởng lương dài ngày thì người lao động cũng phải chú ý đến quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội của mình.
Theo quy định tại Điều 85 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định thời gian tính là tháng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là:
Người lao động không làm việc và không hưởng lương thời gian từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không được đóng bảo hiểm xã hội tháng đó và đồng thời thời gian nghỉ việc này cũng không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội (trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản).
Như vậy, người lao động nếu nghỉ việc không hưởng lương nhiều hơn 14 ngày trong tháng thì tháng đó người sử dụng lao động sẽ không đóng bảo hiểm xã hội, và doanh nghiệp cũng sẽ không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, và tháng nghỉ việc này sẽ được xem là tháng không tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Quyền lợi khi nghỉ không lương trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ tết
Trong trường hợp người lao động xin nghỉ không hưởng lương mà thời gian này lại bị trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ tế thì quyền lợi của người lao động vẫn sẽ được giải quyết.
Do ngày nghỉ lễ, nghỉ tết ngay từ đầu đã được coi là ngày nghỉ làm và được hưởng nguyên lương của người lao động. Những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết này bao gồm:
Tết dương lịch (ngày 01 tháng 01 hàng năm): 01 ngày.
Tết nguyên đán (Tết Âm lịch): 05 ngày.
Nghỉ không lương có được hưởng chế độ ốm đau?
Theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
+ Người lao động ốm đau trong thời gian đang nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
+ Thời gian nghỉ việc do ốm đau, tai nạn thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ ốm đau theo quy định.
Như vậy, trong một năm người lao động có thời gian nghỉ ốm đau thì thời gian đó sẽ bao gồm cả những ngày nghỉ phép hàng năm theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, nếu người lao động xin nghỉ phép hưởng chế độ đau ốm thì người lao động sẽ chỉ được hưởng một trong hai chế độ hoặc là tiền lương nghỉ phép do đơn vị chi trả hoặc là tiền Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội chi trả.
Mẫu đơn xin nghỉ không lương mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-***——-
ĐƠN XIN NGHỈ KHÔNG LƯƠNG
Kính gửi: – Ban Giám đốc Công ty (1)………………………….
– Trưởng phòng Nhân sự (2)
– Trưởng (3)……………….………………………….
Tôi tên là: ………………………………………………………………………..
Ngày tháng năm sinh: …………………………………………………………
Chức vụ: …………………………………………………………………………
Đơn vị công tác:…………………………………………………………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………
Số điện thoại liên hệ khi cần: …………………………………………………
Nay tôi làm đơn này xin Ban Giám đốc công ty, Trưởng phòng Nhân sự, Trưởng (4)……………. cho tôi được nghỉ không hưởng lương từ ngày …. tháng …. năm…. đến ngày …. tháng …. năm…..
Lý do xin nghỉ (5):………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
Tôi đã bàn giao công việc cho (6) ………………….. trong suốt thời gian tạm nghỉ.
Các công việc được bàn giao (7):………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ nêu trên, nếu không tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước công ty.
Kính mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận.
Xin trân trọng cảm ơn!
………, ngày …… tháng …… năm….
Giám đốc
(Duyệt)
Trưởng phòng Nhân sự
(Xác nhận)
Người quản lý
(Nêu ý kiến, ký, ghi rõ họ tên)
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Tóm lại, trên đây là toàn bộ những nội dung xoay quanh nội dung nghỉ không hưởng lương tối đa bao nhiêu ngày?