Quy định điều kiện, thời hạn luân chuyển công tác của giáo viên
Điều kiện luân chuyển, điều động cán bộ, viên chức? Trợ cấp đối với các trường hợp luân chuyển công tác của giáo viên? Quy định điều kiện, thời hạn luân chuyển công tác của giáo viên?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là giáo viên ở Nghệ An, tháng 9/2012 tôi có quyết định đi làm nghĩa vụ tăng cường miền núi thời gian 2 năm. Hết năm học 2014 – 2015 vào tháng 6 năm 2014 tôi sinh con thứ 3 đến nay tôi chưa được chuyển về đơn vị cũ đã quá thời tăng cường là 13 tháng. Quyết định đó của UBND huyện là đúng hay sai, xin ý kiến của Luật sư!
Hiện nay ở các vùng có điều kiên kinh tế khó khăn việc đưa các chế độ giáo dục tới để nâng cao dân trí cho người dân là rất cần thiết, bên cạnh đó còn thúc đẩy được sự phát triển kinh tế. Chính vì thế hiện nay các nhà giáo hay cán bộ quản lý giáo dục được luân chuyển đến các vùng này sẽ được hưởng các chế độ và các quyền lợi khác nhau đẻ đảm bảo mức sống và điều kiện giáo dục tốt hơn. vậy Quy định điều kiện, thời hạn luân chuyển công tác của giáo viên được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về bài viết.
Tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại: 1900.6568
1. Điều kiện luân chuyển, điều động cán bộ, viên chức
Theo quy định tại Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 quy định: Điều động được hiểu là việc cán bộ được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, và các tổ chức này sang cơ quan tổ chức khác mà không có sự thay đổi về chức vụ, quyền hạn
– Không phải bất kì lúc nào, bất kì lý do hay hoàn cảnh nào cơ quan có thẩm quyền cũng điều động, luân chuyển người lao động đi làm nơi khác. Theo quy định tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP về việc tuyển dụng sử dụng quản lý công chức và Căn cứ vào Điều 26 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về các Điều kiện để điều động cán bộ:
+ thứ nhất, Trường hợp có nhiệm vụ và có yêu cầu cụ thể phù hợp với tình hình hiện tại của công việc
+ Thứ hai, Theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu chuyển đổi vị trí làm việc
+ Thứ ba, Khi các cơ quan, và các tổ chức có kế hoạch về việc sử dụng cán bộ viên chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải luân chuyển cán bộ giữa các cơ quan, đơn vị với nhau thì cán bộ viên chức phải thực hiện theo quyết định đ theo quy định của pháp luật, việc Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử giữ một chức vụ lãnh đạo khác trong một thời hạn nhất định để thực hiện quá trình đào tạo, rèn luyện nâng cao chuyên môn theo yêu cầu nhiệm vụ và các Điều kiện luân chuyển cán bộ như sau:
Xem thêm: Mức hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên trực tiếp giảng dạy
Nếu các cơ quan, tổ chức, đơn vị có kế hoạch luân chuyển cán bộ viên chức và đã được cấp trên phê duyệt thì cán bộ viên chức đó phải thực hiện theo quy định
Việc luân chuyển cán bộ viên chức giữa các ngành, giữa trung ương và địa phương nhằm đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ
Việc luân chuyển cán bộ viên chức chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt của cấp trên và đối tượng cán bộ viên chức được luân chuyển là người giữ chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch vào các chức vụ cao hơn, theo đó nếu muốn được chuyển công tác ngoài việc do cơ quan cấp trên điều động thì việc cá nhân cán bộ, viên chức chuyển nơi công tác phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý.
Theo đó, Nếu việc chuyển công tác là do ý trí tự nguyện, và mong muốn của cán bộ viên chức do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, muốn chuyển về nơi làm việc gần nơi cư trú thì theo quy định của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, và hướng dẫn về bồi dưỡng đối với viên chức. Khi viên chức chuyển công tác thì đồng nghĩa với việc người lao động phải chấm dứt hợp đồng tại cơ quan cũ và phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của thủ trưởng cơ quan chủ quản. Nếu viên chức chuyển công tác được tuyển tại cơ quan mới thì người đứng đầu cơ quan đó phải kí hợp đồng làm việc và hoàn tất thủ tục giấy tờ để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ viên chức theo quy định về các chế độ lương, bảo hiểm xã hội căn cứ vào trình độ, quá trình đào tạo khác nhau.
2. Trợ cấp đối với các trường hợp luân chuyển công tác của giáo viên
Hiện nay trong thời đại phát triển kinh tế, khoa học công nghệ phát triển nhưng ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn việc đáp ứng các nhu cầu về giáo dục là việc làm cần thiết để nâng cao dân trí và thúc đẩy kinh tế phát triển, theo đó đối với các Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục khi được luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng các nguồn trợ cấp khác nhau theo quy định: Cụ thể tại Điều 10. Trợ cấp lần đầu tại nghị định Số: 27/VBHN-BGDĐT về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định:
1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục khi được luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung cho một người tại thời điểm nhận công tác, luân chuyển ghi trong quyết định luân chuyển. Ủy ban nhân dân cấp huyện của địa phương có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết trợ cấp lần đầu và chỗ ở cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được chuyển đến địa phương.
2. Chỉ thực hiện một lần mức trợ cấp quy định tại Khoản 3 Điều 9, Khoản 1 Điều này trong cả thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, theo như căn cứ nêu như trên thì Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục khi được luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung cho một người tại thời điểm nhận công tác và mức trợ cấp này Chỉ thực hiện một lần mức trợ cấp quy định của pháp luật. Và theo đó thì các Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục khi được luân chuyển se được hưởng các quyền lợi được nêu như trên và phải tiến hành thực hiện các hồ sơ và thủ tục theo quy định của pháp luật để được hưởng mức trợ cấp lần đầu này.
Xem thêm: Quy định về luân chuyển cán bộ, công chức mới nhất năm 2022
3. Quy định điều kiện, thời hạn luân chuyển công tác của giáo viên
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 9, của Nghị định số 27/VBHN-BGDĐT, nghị định về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đã có quy định về thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và trợ cấp chuyển vùng cụ thể như sau:
“1. Thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam. Hết thời hạn công tác nói trên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền sắp xếp luân chuyển công tác trở về nơi ở và làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc tạo điều kiện để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục liên hệ chuyển công tác, giải quyết thuyên chuyển theo nguyện vọng.”
“2. Cơ quan quản lý giáo dục, địa phương nơi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục luân chuyển trở về có trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp và bố trí việc làm đồng thời luân chuyển người khác đi thay thế nếu có yêu cầu. Nếu có khó khăn về biên chế và quỹ lương sẽ được điều chỉnh về biên chế và quỹ lương. Hết thời hạn nói trên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tình nguyện ở lại để tiếp tục công tác và ổn định cuộc sống lâu dài thì được xét để cấp đất làm nhà, làm kinh tế trang trại, kinh tế gia đình và được vay vốn làm nhà, làm kinh tế với lãi suất ưu đãi trả dần trong 10 năm.
3 Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên đi cùng và được trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho một hộ tại thời điểm nhận công tác, luân chuyển ghi trong quyết định luân chuyển”.
Như vậy, bạn có thể căn cứ vào nghị định này để xem xét quyền lợi cho mình. Thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam.cần theo dõi các thông tin vè thời hạn để hưởng các quyền lợi và thực hiện đúng các nghĩa vụ trong khoảng thời gian nêu như trên.
Ngoài ra, Cơ quan quản lý giáo dục, địa phương nơi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục luân chuyển trở về có trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp và bố trí việc làm đồng thời luân chuyển người khác đi thay thế nếu có yêu cầu, đối với trường hợp này thì trong một số trường hợp các Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có các lý do không thể tiếp tục thì cần dược tháy thế bằng Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục khác theo quy định để thực hiện việc điều chuyển này. và khi có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên đi cùng và các trợ cấp khác theo quy định của pháp luật
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về các nội dung Quy định điều kiện, thời hạn luân chuyển công tác của giáo viên và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành
Xem thêm: Quy định về định mức số tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở