Quy định của pháp luật về các hình thức đấu thầu
5. Hình thức và quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các sản phẩm, dịch vụ công
Theo quy định của Luật đấu thầu năm 2014, có 8 hình thức đấu thầu gắn với từng trường hợp cụ thể. Việc pháp luật đấu thầu quy định nhiều hình thức đấu thầu như trên nhằm phục vụ việc lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa… Vậy quy định của pháp luật về các hình thức đấu thầu như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC để hiểu rõ vấn đề này nhé.
Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi muốn gửi tới quý độc giả về quy định của pháp luật về các hình thức đấu thầu.
Quy định của pháp luật về các hình thức đấu thầu
Mục Lục
1. Đấu thầu là gì?
Căn cứ theo khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế
2. Các hình thức đấu thầu
Căn cứ theo quy định tại mục 1 Chương 2 Luật Đầu tư 2013, có các hình thức đấu thầu sau đây:
- Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự (khoản 1 Điều 20 Luật Đấu thầu năm 2013).
- Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu (Điều 21 Luật Đấu thầu).
- Chỉ định thầu
Với hình thức này, chỉ có 01 nhà thầu duy nhất được lựa chọn để thực hiện yêu cầu của bên mời thầu.
- Chào hàng cạnh tranh
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
- Mua sắm trực tiếp
Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
- Tự thực hiện
Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư nêu trên thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
- Tham gia thực hiện của cộng đồng
Gói thầu sẽ được giao cho cộng đồng cư dân, tổ chức kinh tế tại địa phương thực hiện một phần hoặc toàn bộ.
3. Vai trò của đấu thầu
Đấu thầu là một hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường phát triển nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kinh tế kỹ thuật của chủ đầu tư. Như vậy đấu thầu ra đời và tồn tại với mục tiêu nhằm thực hiện tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch để lựa chọn ra nhà thầu phù hợp nhất và bảo đảm hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư.
Đấu thầu có vai trò đảm bảo bốn nội dung: hiệu quả – cạnh tranh – công bằng – minh bạch. Hiệu quả có thể về mặt tài chính hoặc về thời gian hay một tiêu chí nào khác tuỳ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp. Muốn đảm bảo hiệu quả cho doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho nhà thầu cạnh tranh công khai ở phạm vi rộng nhất có thể nhằm tạo ra sự công bằng, đảm bảo lợi ích cho các bên.
4. Ý nghĩa của việc phân loại các hình thức đấu thầu
Việc pháp luật đấu thầu quy định nhiều hình thức đấu thầu như trên nhằm phục vụ việc lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp phù hợp với tính chất công việc, loại hoặc cấp công trình, đáp ứng các yêu cầu của dự án, gói thầu và mang lại hiệu quả cao nhất cho bên mời thầu, dự án. Trong từng lĩnh vực cụ thể khi lựa chọn nhà thầu phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Đảm bảo được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình.
– Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với yêu cầu của gói thầu, có phương án kỹ thuật, công nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợp lý.
– Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch, đảm bảo tính cạnh tranh.
– Không vi phạm các hành vi bị pháp luật cấm.
5. Hình thức và quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các sản phẩm, dịch vụ công
Thứ nhất, về hình thức lựa chọn nhà thầu
Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện theo các hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện.
Thứ hai, quy trình lựa chọn nhà thầu
Quy trình lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện như sau:
- a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
- b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- c) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng;
- d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về quy định của pháp luật về các hình thức đấu thầu để độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
Đánh giá post