Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài và người không quốc tịch – PhapTri
5/5 – (2 bình chọn)
Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài và người không quốc tịch là tổng thể quyền và nghĩa vụ của những chủ thể này trong quản lý hành chính nhà nước. Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài và không quốc tịch được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.
Khái niệm người nước ngoài, người không quốc tịch
Người nước ngoài là người làm ăn, sinh sống, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam nhưng mang quốc tịch của một nhà nước khác.
Người không quốc tịch là người làm ăn, sinh sống, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không có quốc tịch Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới.
Phân loại người nước ngoài, người không quốc tịch
Người nước ngoài được chia thành người nước ngoài thường trú và người nước ngoài tạm trú.
Người nước ngoài thường trú là những người cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam
Người nước ngoài tạm trú là những người cư trú, làm ăn, sinh sống có thời hạn trên lãnh thổ Việt Nam. Họ thường là những người sang Việt Nam để thực hiện các dự án đầu tư, những người thực hiện sứ mệnh ngoại giao, lãnh sự tại Việt Nam, trong thời hạn nhất định hoặc là các lưu học sinh nước ngoài theo học tại Việt Nam. Ngoài ra những người quá cảnh, mượn đường đi qua Việt Nam hoặc nhập cảnh du lịch với thời hạn nhỏ hơn 01 năm cũng được coi là người nước ngoài tạm trú.
Người không quốc tịch được chia thành người không quốc tịch trong thời gian tạm thời và người không quốc tịch trong thời gian dài.
Trong đó người không quốc tịch trong thời gian tạm thời là những người không mang quốc tịch do tranh chấp lãnh thổ, khoảng thời gian chờ đợi xin thôi quốc tịch để chuyển sang quốc tịch nước khác và những người bị tước quốc tịch.
Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch
Nghĩa vụ và quyền của người nước ngoài, người không quốc tịch nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian lưu trú của họ trên lãnh thổ nước đó.
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật là pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch.
Tất cả những người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống tại Việt Nam đều bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt màu da, tôn giáo, nghề nghiệp.
Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài có hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam. Bởi vì quốc tịch được quy định trong luật quốc tịch của nước Việt Nam, phạm vi hưởng quyền của người nước ngoài sẽ hẹp hơn đối với công dân Việt Nam.
Các văn bản quy định quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch
Hiến pháp
Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28/04/2000
Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài, người không quốc tịch
Quyền, nghĩa vụ trong lĩnh vực hành chính – chính trị
Những người nước ngoài, người không quốc tịch được Nhà nước Việt Nam bảo hộ về tính mạng, tài sản và những quyền lợi hợp pháp trên cơ sở pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế Việt Nam ký kết tham gia.
Những quyền cụ thể đó là:
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, đảm bảo được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín, được bảo vệ về tính mạng, nhân phẩm, danh dự, tài sản; Khiếu nại với hành vi trái pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tuy nhiên quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài và người không quốc tịch hạn chế hơn so với công dân Việt Nam, cụ thể những chủ thể đó không có những quyền như: Quyền bẩu cử, ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước; Quyền tự do, cư trú đi lại
Những người nước ngoài, người không quốc tịch không phải thực hiện nghĩa vụ phải đi quân sự.
Quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài, người không quốc tịch trong lĩnh vực kinh tế – xã hội
Người nước ngoài có quyền lao động tại Việt Nam
Được phép mở công ty, chi nhánh tại Việt Nam nhưng phải tuân thủ theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong từng lĩnh vực ở Việt Nam
Người nước ngoài cũng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, cụ thể
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thu nhập thường xuyên chịu thuế là tổng số thu nhập phát sinh ở Việt Nam, thu nhập phát sinh ở nước ngoài, được tính bình quân tháng trong năm trên 8 triệu đồng.
Thu nhập không thường xuyên được pháp luật quy định tính thuế đối với những trường hợp như hợp đồng chuyển giao công nghệ là tài khoản thu nhập có giá trị trên 15 triệu đồng, thu nhập về trúng thưởng xổ số dưới các hình thức kể cả trúng thưởng khuyến mại là khoản thu nhập có giá trị trên 15 triệu đồng cho từng lần trúng thưởng và nhận giải thưởng
Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực văn hóa – xã hội
Người nước ngoài và con em của họ được học tập tại một số trường học tại Việt Nam trừ những trường liên quan đến lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
Hoạt động thông tin báo chí của phóng viên nước ngoài phải tuân thủ theo quy định quản lý thông tin ở Việt Nam
Khi khám, chữa bệnh tại Việt Nam, mọi chi phí phải tuân theo quy định ở Việt Nam
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:
1900 6198
, E-mail: