Quản trị doanh nghiệp là gì? Chức năng và nguyên tắc quản trị

Bài viết sau đây sẽ trình bày chi tiết về:

  • Khái niệm quản trị doanh nghiệp là gì?

  • Chức năng của quản trị doanh nghiệp.

  • 14 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp nổi tiếng của Fayol.

  • Quản trị doanh nghiệp và quản trị kinh doanh khác giống hay khác?

  • Thực tiễn tình hình quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam.

Quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp là hệ thống các quy tắc, cơ chế, quy định mà thông qua đó doanh nghiệp được điều hành và kiểm soát. Về cơ bản, quản trị doanh nghiệp liên quan đến việc cân bằng lợi ích của các bên liên quan, chẳng hạn như cổ đông, người quản lý, khách hàng, nhà cung cấp, người xuất vốn, chính phủ và cộng đồng.

quản trị doanh nghiệp là gì

Quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp cũng lập ra các nguyên tắc nhằm đạt được mục tiêu của công ty, bao gồm tất cả các lĩnh vực quản trị từ kế hoạch thực hiện, quy trình kiểm soát nội bộ cho đến việc đo lường hiệu quả  và việc công bố thông tin công ty.

Chức năng của quản trị doanh nghiệp

Quản trị trong doanh nghiệp phải đảm bảo được 4 chức năng cơ bản: Chức năng kế hoạch và dự báo, Chức năng tổ chức thực hiện, Chức năng lãnh đạo, chỉ đạo, Chức năng kiểm tra kiểm soát và ra các quyết định điều chỉnh.

Các chức năng này bắt buộc phải có mối quan hệ chặt chẽ trong một hệ thống quản trị thống nhất. Trong quản trị doanh nghiệp, các chức năng này cần được thực hiện một cách đồng bộ và phù hợp tạo ra sự cộng hưởng nhằm đảm bảo doanh nghiệp hoạt động liên tục và không ngừng phát triển, đạt được những mục tiêu chung đã đề ra.

Chức năng kế hoạch và dự báo

Đây là chức năng cơ bản và đầu tiên của quá trình quản trị doanh nghiệp và phải đảm bảo dự báo được các nội dung sau: Tình hình và các môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, xây dựng mục tiêu, các nguồn lực cần có, trách nhiệm của các bên liên quan, các công việc chi tiết được thực hiện trong phạm vi nguồn lực và thời gian sẵn có, các điều kiện để hoàn thành được các mục tiêu đã đặt ra.

Chức năng tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện kế hoạch bao gồm tổ chức bộ máy và con người từ hình thành cơ cấu tổ chức cho đến phân công nhân lực, phân công công tác, phân bổ nguồn lực theo từng cá nhân, nhóm người, bộ phận chức năng trong một doanh nghiệp. Ngoài ra, việc tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh còn bao gồm việc xây dựng và ban hành chính sách, các cơ chế phối hợp hoạt động trong doanh nghiệp để đảm bảo toàn bộ các hoạt động được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Chức năng lãnh đạo, chỉ đạo

Đây là chức năng có sự đa dạng về nghệ thuật quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp. Chức năng này là việc lãnh đạo quá trình thực hiện bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến cơ chế, chính sách hành vi, phong cách làm việc và quản trị nhằm khuyến khích nhân viên nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ của mình.

Chức năng kiểm tra, kiểm soát và ra các quyết định điều chỉnh trong quá trình kinh doanh

Kiểm tra, theo dõi quá trình hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc thiết lập hệ thống thông tin quản lý và thu thập các thông tin cần thiết nhằm nắm bắt tình hình thực tế các công việc so với kế hoạch đã đề ra. Chức năng này rất quan trọng, đảm bảo kế hoạch thực hiện đúng hoặc có những điều chỉnh cần thiết, kịp thời, sát với thực tế.

Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp

Trên thực tế có rất nhiều lý thuyết và nguyên tắc quản trị doanh nghiệp được chia sẻ. Mỗi lý thuyết, nguyên tắc được tạo ra đều nhằm giúp cho việc tổ chức và quản trị tổ chức đạt hiệu quả cao khi doanh nghiệp nhận thức và vận dụng được các quy luật này. Cho đến thời điểm hiện nay, bộ 14 nguyên tắc của Fayol là một trong những lý thuyết đầu tiên về quản lý được tạo ra và được xem là toàn diện nhất.

 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp

Chuyên môn hóa/Phân công hóa lao động

Nguyên tắc này nhằm thúc đẩy sự tập trung và hiệu quả trong công việc của người lao động và doanh nghiệp, đảm bảo công việc được hoàn thành nhanh chóng.

Thẩm quyền phải đi kèm với trách nhiệm tương ứng

Để làm tròn trách nhiệm thì thẩm quyền phải được cấp quyền hợp lý, bao gồm cả quyền yêu cầu những cá nhân có liên quan cùng tham gia. Và trên hết, người có quyền quyết định phải chịu trách nhiệm về quyết định mình đưa ra để tránh dẫn tới thói vô trách nhiệm và hậu quả xấu.

Kỷ luật

Kỷ luật bao gồm các tiêu chuẩn, thống nhất trong hành động, sự tuân thủ quy tắc và các giá trị, là yếu tố then chốt để một doanh nghiệp hoạt động trơn tru.

Thống nhất về mệnh lệnh

Nhân viên chỉ được nhận mệnh lệnh từ một lãnh đạo mà thôi. Bởi vì các nhà lãnh đạo có thể đưa ra những yêu cầu trái ngược nhau cho cùng một công việc khiến nhân viên rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Thống nhất về đường lối

Các nhóm làm việc có cùng mục tiêu nên làm việc dưới sự lãnh đạo của một người đứng đầu và có một kế hoạch thống nhất nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, thuần nhất trong mọi hoạt động.

Lợi ích chung cần đặt lên trên hết

Nếu hiểu các nguyên tắc của Fayol được xây dựng với giả định mọi lợi ích và quyết định của tổ chức đều trung lập và có lý thì nguyên tắc này yêu cầu lợi ích của một nhân viên hay nhóm không được đặt cao hơn lợi ích chung của tổ chức. Và khi có sự khác biệt không thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung thì nhiệm vụ của cấp quản trị là phải hòa giải hợp lý.

Thù lao

Mức thù lao cần phải công bằng và thỏa mãn cho cả nhân viên và chủ doanh nghiệp.

Tập trung hóa

Đây là nguyên tắc thiết yếu của mọi tổ chức và là hệ quả tất yếu của quá trình cơ cấu. Ngay cả ở trong những tổ chức có cấu trúc phẳng, quyền lực phân hóa vẫn tập trung vào tay một số người mà thôi.

“Xích lãnh đạo”

Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cũng như mệnh lệnh từ trên xuống dưới cần được đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, hợp lý, hai bên cùng hiểu, đảm bảo vận dụng linh hoạt, không cứng nhắc.

Trật tự

Mọi doanh nghiệp nên để cho mỗi nhân viên có chỗ đứng riêng, có nhiệm vụ và trách nhiệm phù hợp với tổ chức, luôn cảm thấy tự tin và an toàn trong môi trường làm việc. Vật nào, người nào cũng có chỗ riêng của nó, cần phải đặt cho đúng vật nào, người nào vào chỗ nấy.

Sự công bằng

Sự công bằng và công lý nên thấm nhuần vào tư tưởng của tổ chức, cả trong nguyên tắc lẫn hành động nhằm tạo nên lòng trung thành và sự tận tụy của nhân viên đối với doanh nghiệp.

Ổn định nhiệm vụ

Các nhân viên cần có thời gian để thích ứng và thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất. Sự ổn định đảm bảo cho các hoạt động có mục tiêu rõ ràng và điều kiện để chuẩn bị chu đáo.

Sáng kiến

Ở mọi cấp bậc trong cơ cấu tổ chức, sự nhiệt huyết, nhiệt tình và cống hiến đều đến từ những người có cơ hội thể hiện những sáng kiến cá nhân của mình.

Tinh thần đoàn kết

Việc xây dựng và duy trì sự hòa hợp giữa các mối quan hệ trong công việc là vô cùng cần thiết. Sự thống nhất, sự đoàn kết nhất trí trong một doanh nghiệp sẽ mang lại những hiệu quả to lớn.

Quản trị doanh nghiệp và quản trị kinh doanh khác nhau như thế nào?

Quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh là một tập hợp các hoạt động có mối liên quan, tương tác với nhau do chủ thể kinh doanh đưa ra nhằm tác động lên tập thể người lao động trong một tổ chức kinh doanh để thúc đẩy quá trình sử dụng nguồn lực hiệu quả, tận dụng mọi cơ hội để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh là gì?

Sự khác nhau giữa quản trị doanh nghiệp và quản trị kinh doanh

Tiêu chí

Quản trị doanh nghiệp

Quản trị kinh doanh

Phạm vi

Là hệ thống các thiết chế, luật lệ, chính sách để định hướng và vận hành công ty.

Bao gồm nhiều mối quan hệ: Nội bộ (HĐQT, cổ đông…) và bên ngoài (khách hàng, cơ quan Nhà nước…).

Bao gồm cả hoạt động quản trị doanh nghiệp và quản lý công ty.

Là việc tổ chức, quản lý tất cả các hoạt động kinh doanh cũng như mọi nguồn lực để hướng tới mục tiêu chung.

Đối tượng

Thường chủ yếu liên quan đến HĐQT, HĐTV, Ban Giám đốc, Ban Điều hành… chứ không liên quan đến công việc hằng ngày.

Tác động lên tất cả các thành viên trong công ty chứ không riêng một bộ phận nào cả.

Đặc tính

Được xây dựng và liên tục cải tiến vì nhu cầu sức khỏe của công ty và sự lành mạnh của xã hội.

Mang tính tổng hợp và phức tạp, luôn tương thích với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

Mục đích

Đảm bảo công bằng quyền và lợi ích; xác định trách nhiệm của các bên liên quan (cả bên trong và ngoài công ty)…

Đảo bảo thực hiện và hoàn thành đúng hạn khối lượng công việc đã đưa ra; tạo thế vững vàng cho doanh nghiệp phát triển trong điều kiện thường xuyên biến đổi.

Thực tiễn ứng dụng chuyển đổi số vào quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam

Dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, đặc biệt là trong công tác quản trị doanh nghiệp.

Chuyển đổi số trong quản trị doanh nghiệp là quá trình thay đổi mô hình cũ sang dạng doanh nghiệp số nhằm thay đổi cách thức điều hành, quản lý doanh nghiệp từ đó tăng tốc độ thị trường, tăng khả năng cạnh tranh, tăng trưởng doanh thu và năng suất lao động.

Việt Nam đang từng bước xây dựng và áp dụng hệ thống các chính sách phù hợp với xu hướng chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiện nay. Bên cạnh đó, nước ta cũng đang trong quá trình xây dựng và đẩy mạnh thực thi chiến lược chuyển đổi số quốc gia nhằm định hướng sự phát triển kinh tế – xã hội số.

Triển khai nền tảng số hóa sẽ giúp vận hành doanh nghiệp hiệu quả, chính xác và chất lượng. Bởi, các giải pháp quản trị doanh nghiệp và vận hành số hóa sẽ giúp tăng tính hiệu quả và chính xác trong các quyết định của doanh nghiệp.

Giải pháp chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp

Giải pháp chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp

Đọc đến đây, mong rằng, bạn đã nắm được những thông tin cần thiết về quản trị doanh nghiệp để có thể hiểu và chọn được giải pháp phù hợp nhất áp dụng cho doanh nghiệp mình.

Công việc quản lý, quản trị chưa bao giờ là dễ dàng. Vì vậy, ngoài những kiến thức hữu ích trên, người đảm nhiệm chức vụ quản trị doanh nghiệp còn cần có những tố chất khác như khả năng lãnh đạo, kiểm soát, ra quyết định… để tạo nên sự nhất quán trong mỗi chính sách và tính trơn tru trong suốt quá trình thực hiện.

Cuối cùng, chúc các bạn sẽ luôn có những định hướng đúng đắn để quản trị doanh nghiệp thành công!