QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ CẦN DỰA VÀO NHỮNG YẾU TỐ NÀO?

Quy trình quản trị doanh nghiệp được thực hiện hiệu quả quả là một trong những cơ sở then chốt để đánh giá tiềm năng phát triển, cạnh tranh của các tổ chức, doanh nghiệp đó trong các hoạt động kinh doanh.

Để giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo trong doanh nghiệp nắm rõ hơn định nghĩa của quản trị doanh nghiệp là gì? Dựa vào những yếu tố nào để triển khai quy trình quản trị doanh nghiệp hiệu quả? Hãy cùng Acabiz nắm vững những thông tin được cung cấp trong bài viết này.

Quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp là một cụm từ phổ biến và khá quen thuộc đối với những người nắm giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo trong các doanh nghiệp. Định nghĩa cơ bản của quản trị doanh nghiệp đó là một hệ thống bao gồm các quy định, quy tắc, cơ chế mà dựa vào đó tổ chức, doanh nghiệp có thể điều hành và kiểm soát các thành viên của mình. Về cơ bản thì quy trình triển khai quản trị doanh nghiệp gắn liền với việc cân bằng lợi ích của tất cả các bên liên quan đến doanh nghiệp như: cổ đông công ty, đội ngũ lãnh đạo, nhà quản lý, khách hàng, đơn vị cung cấp, người xuất vốn, chính phủ và cộng đồng.

Quản trị doanh nghiệp cũng đưa ra các nguyên tắc hướng tới việc hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp, nội dung liên quan trực tiếp các lĩnh vực quản trị từ việc xây dựng kế hoạch triển khai, quy trình kiểm soát nội bộ, đánh giá hiệu quả và thông báo thông tin doanh nghiệp.

6 yếu tố để quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Và để đảm bảo quản trị doanh nghiệp được thực hiện đồng bộ, hiệu quả giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững và tạo ra lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường, đội ngũ lãnh đạo và các nhà quản lý trong doanh nghiệp cần phải nắm rõ và dựa vào 6 yếu tố quan trọng dưới đây:

1. Xác định chiến lược rõ ràng

Nhiệm vụ đầu tiêu của nhà lãnh đạo doanh nghiệp đó là phải xác định chiến lược một cách chi tiết và rõ ràng. Quá trình xây dựng chiến lược, bạn phải xác định rõ mục tiêu kinh doanh, sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược của tổ chức, doanh nghiệp mình. Sau khi đã vạch ra tất cả những nội dung quan trọng, cụ thể, việc tiếp theo mà nhà quản lý cần làm đó là vạch ra các hoạt động triển khai chi tiết, phù hợp nhằm hoàn thành các mục tiêu mà mình đã đặt ra.

Tất cả các thành viên trong công ty cần nắm rõ và bám sát chiến lược của doanh nghiệp để thực hiện công việc theo sự phân công và đảm bảo tất cả đều hướng tới sứ mệnh, mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.

2. Tổ chức và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý

Chiến lược then chốt của doanh nghiệp có đang được triển khai đúng hướng và hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc đội ngũ lãnh đạo có đang làm tốt việc sử dụng nguồn nhân lực và phân chia công việc hợp lý hay không. Mỗi bộ phận trong công ty sẽ có các chức năng khác nhau, mỗi nhân viên sẽ có nhiệm vụ công việc khác nhau, nhà quản lý cần đảm bảo phân chia công việc thích hợp, đúng chuyên môn công việc của mỗi cá nhân để phát huy tối điểm mạnh và tố chất của từng thành viên trong tổ chức.

Để làm được như vậy đòi hỏi người quản lý phải biết đánh giá đúng thực lực, trình độ của nhân viên mình. Từ đó hệ thống quản trị doanh nghiệp mới đảm bảo được vận hành chặt chẽ và hiệu quả được.

3. Thực hiện kiểm soát tài chính tốt

Để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thông suốt và ổn định thì doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến hoạt động kiểm soát tài chính. Tài chính cũng là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Thực hiện kiểm soát tài chính hiệu quả không chỉ ảnh hướng đến chất lượng quản trị doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến mọi chiến lược kinh doanh, hoạt động truyền thông, triển khai hoạt động công việc của tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp.

4. Thực hiện kiểm soát hàng hóa chặt chẽ

Thực hiện kiểm soát hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: xu hướng khách hàng, cơ chế thị trường, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá tiền. Đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hàng hóa của mình, doanh nghiệp sẽ có cơ sở rõ ràng để phân tích tình trạng tăng giảm của hàng hóa và đồng thời đưa ra những giải pháp điều chỉnh thích hợp khi có vấn đề trong hoạt động kinh doanh.

5. Đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực

Quản lý nhân sự đóng vai trò quan trọng trong quy trình quản trị doanh nghiệp vì yếu tố con người ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp. Và để kiểm soát tốt nguồn nhân lực thì nhà quản lý phải nắm thật chắc tình hình biến động nhân sự trong công ty, triển khai tốt tất cả các hoạt động liên quan đến nhân sự như: tuyển dụng, đào tạo, chế độ lương thưởng, bảo hiểm,…để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên cũng như tạo động lực giúp họ làm việc hiệu quả, cống hiến lâu dài cho tổ chức.

>> HR là gì? Các vị trí trong ngành HR

>> Khắc phục 7 quan niệm sai lầm khi đánh giá nhân viên

6. Kiểm soát tình trạng hàng tồn kho

Tình trạng hàng tồn kho sẽ thực sự là vấn đề khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp nếu như không có cách quản lý và giải pháp phù hợp. Do đó, doanh nghiệp cần phải kiểm soát kỹ lưỡng số lượng hàng hóa, tình trạng hàng hóa trong kho và có chính sách nhập hàng phù hợp để không vấp phải tình trạng tồn đọng số lượng hàng lớn, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp