Quản trị chiến lược là gì? Hình thức và vai trò đối với doanh nghiệp
Thành công hay thất bại của doanh nghiệp thường xuất phát từ việc có những chiến lược đúng đắn và quản lý tốt nó. Vậy quản trị chiến lược là gì? Vai trò của nó trong doanh nghiệp được biểu hiện như thế nào?
I. Q
uản trị chiến lược là gì?
Để hiểu rõ hơn về quản trị chiến lược là gì? chúng ta sẽ cùng đi nghiên cứu về định nghĩa của nó
1. Định nghĩa
Trong thế giới kinh doanh khắc nghiệt, việc tồn tại và phát triển luôn là vấn đề đặt lên hàng đầu của tổ chức. Các doanh nghiệp có được tầm nhìn đúng đắn, mục tiêu vững vàng và định hướng quản trị chiến lược đúng đắn sẽ tiến xa hơn.
Quản trị chiến lược có nguồn gốc sâu xa trong quân sự. Theo ngôn ngữ Hy Lạp cổ là “Strategos” – vai trò các vị tướng trong quân đội. Người quản trị chiến lược sẽ tổng hợp tất cả các nguồn lực, đồng bộ hóa, biến nó thành hành động để đạt đến mục tiêu cao nhất.
Qua một thời gian thích ứng và thay đổi, khái niệm này được sử dụng nhiều hơn trong kinh doanh.
>> Tìm hiểu thêm: Chiến lược là gì? Các bước để có một chiến lược hiệu quả
2. Quản trị chiến lược trong kinh doanh
Trên thương trường, các đối thủ cạnh tranh sẽ đối đầu nhau trong một môi trường rộng lớn của một ngành hàng, trên một phân khúc thị trường. Người chiến thắng là người thu hút, giữ chân được khách hàng.
Từ đây, được hiểu như sự đồng bộ hóa những hoạt động đã lên kế hoạch. Người lãnh đạo sẽ kết hợp quản lý các nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp để đạt được mục tiêu của chung của công ty.
Cạnh đó, nó sẽ đánh giá và xác định các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến công ty từ nội bộ đến bên ngoài. Từ đó phát triển những điểm tốt, khắc phục những điểm yếu và hạn chế thiệt hại từ một số nguy cơ tiềm ẩn.
Khi lên kế hoạch công việc hay một chiến lược cụ thể và quản lý, doanh nghiệp cần có sự hướng dẫn từ các chuyên gia trong ngành và quyết định của ban quản lý cấp cao. Hầu hết các công ty quy mô từ nhỏ đến lớn đều có cách quản lý chiến lược khác nhau để đi đến thành công.
Xây dựng mô hình quản trị chiến lược hiệu quả nhất với AMIS Công việc
II. Vai trò của quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược giữ vai trò hết sức trong doanh nghiệp. Đây là một số vai trò của nó.
-
Quản trị chiến lược được xem là một hướng đi giúp doanh nghiệp có con đường đúng đắn để vượt qua sóng gió, vươn tới thành công. Nó cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng thích nghi hơn với môi trường, với những biến động và thay đổi dài hạn.
-
Các chuyên gia quản trị sẽ phải dự đoán các xu hướng biến động của thương trường. Sau đó, doanh nghiệp sẽ hình thành tầm nhìn rõ ràng để đạt được thành quả lâu dài. Việc xác định được đích đến rõ ràng sẽ giúp nhân sự trong công ty hiểu rõ lẫn nhau, cùng nhau nỗ lực để đạt được mong muốn.
-
Khi có phương hướng đúng đắn, công ty có thể tiết kiệm thời gian và vận hành trơn tru và đạt hiệu quả cao.
-
Quản lý có thể nắm bắt cơ hội hoặc ngăn chặn rủi ro từ môi trường bên ngoài, ứng phó nhanh với những biến đổi.
Làm thế nào để doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh khoa học và đảm bảo mọi hoạt động thành công? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu qua Ebook chuyên sâu:
Mời bạn đăng ký nhận ngay Ebook miễn phí: Điều bạn cần biết khi lập kế hoạch năm 2022 cho doanh nghiệp
III. Lợi ích từ quản trị chiến lược là gì ?
Việc quản trị chiến lược thành công sẽ mang lại cho công ty những lợi ích như:
-
Đem lại những góc nhìn xa hơn trong tương lai. Dự đoán xu hướng của thị trường, không giới hạn ở những việc xảy ra trong ngắn hạn.
-
Giúp công ty thực hiện tốt các mục tiêu của công ty được đề ra (đem về con số khả quan về lợi nhuận, trị giá cổ phiếu tăng trên thị trường chứng khoán…)
-
Đưa ra cái nhìn thực tế về các khó khăn trong vấn đề quản trị
-
Tối thiểu hóa những tác động đến từ sự thay đổi của môi trường
-
Cung cấp nền tảng cho việc quản lý trách nhiệm từng cá nhân
-
Am hiểu hơn về thị trường và chiến lược từ đối thủ cạnh tranh
-
Khiến từng nhân sự phối hợp thành một nỗ lực chung
-
Tạo một cơ sở chặt chẽ cho mọi người trong nội bộ công ty
-
Tạo nên sự kỷ luật chính thức đối với công tác quản trị
>> Xem thêm: Hoạch định là gì? Quy trình hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp
IV. Mô hình quản trị chiến lược
1. Tầm quan trọng của mô hình
Quản trị chiến lược được nghiên cứu và áp dụng thông qua những mô hình cụ thể. Mỗi một mô hình sẽ thể hiện một quá trình quản lý khác nhau. Mô hình này sẽ cung cấp thông tin và các phương pháp cơ bản để dễ dàng thiết lập, hành động và đánh giá chiến lược.
Qua việc thành lập mô hình sẽ giúp các công ty nhìn rõ ràng kế hoạch và sửa đổi kịp thời những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược chung. Đây được xem là một quá trình phức tạp và liên tục. Nó cần có sự hợp tác từ các nhà quản trị và ban quản lý cấp cao.
2. Các bước xây dựng mô hình
Để triển khai được tổng quan mô hình quản lý chiến lược cần chuẩn bị theo từng bước sau:
-
Bước 1: xác định rõ ràng mục tiêu của bạn và nhiệm vụ cụ thể mà công ty đang hướng. Nghiên cứu lại quan điểm kinh doanh của doanh nghiệp
- Bước 2: Phân tích thị trường mà doanh nghiệp hướng tới. Điều này giúp người quản lý xác định lại cơ hội hay mối đe
dọa
xuất hiện trong giai đoạn thực thi
- Bước 3: Phân tích nội bộ công ty. Nắm bắt được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh là yếu tố nền tảng quan trọng
- Bước 4: Xem xét lại mục tiêu của minh và nhiệm vụ trong thời kỳ áp dụng chiến lược. Bước này có mục đích đối chiếu lại trên cơ sở nghiên cứu ở bước 2 và 3 để định hướng phù hợp nhất
- Bước 5: Lựa chọn và xác định chiến lược kinh doanh. Tùy theo phương pháp
quản trị chiến lược
cụ thể mà doanh nghiệp đánh giá để quyết định chọn phương án tối ưu nhất
- Bước 6: Tiến hành phân bổ các nguồn lực sản xuất cần thiết. Công đoạn này sẽ dựa trên thực tế quá trình thực hiện chiến lược cụ thể
- Bước 7: Xây dựng chính sách kinh doanh sao cho phù hợp với chiến lược của tổ chức, phải được thay đổi theo từng bộ phận như Marketing, sản xuất, sản phẩm
…
- Bước 8: Mở rộng và triển khai các kế hoạch ngắn hạn
- Bước 9: Phân tích, đánh giá và sửa đổi khi thực hiện các chiến lược kinh doanh.
>> Tìm hiểu thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp
V. Mục đích của quản trị chiến lược
Cùng đi tìm hiểu xem đối với doanh nghiệp thì mục đích của quản trị chiến lược là gì.
1. Tác động của việc thiếu quản trị chiến lược
Việc một công ty thiếu đi chiến lược trong kinh doanh gây lãng phí nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Sự bị động này về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của tổ chức.
Những nhà quản trị sẽ bị xoay vòng bởi những công việc như sản xuất, mua hàng, tìm kiếm khách, bán hàng, giao hàng, thu hồi công nợ, báo cáo… Những sự bất cập đó là nguyên nhân quản trị chiến lược ra đời. Nó giúp đặt ra những nhiệm vụ cụ thể, hoàn thành những mục tiêu của công ty trong ngắn hạn đề ra, cuối cùng là hoàn thiện sứ mệnh cuối cùng của công ty.
Đây được xem là bước tối ưu hóa công việc, giải quyết những rắc rối tồn đọng nhanh nhất nhờ vào sự chuẩn bị từ trước. Cũng chuẩn bị những biện pháp dự phòng để tránh bị động trước thị trường, đối thủ.
2. Mục đích quản trị chiến lược
-
Mục tiêu dài hạn
: Công ty sẽ lên chiến lược cho thời gian dài hơn 1 năm. Những mục tiêu được xem là kết quả cụ thể mà công ty đã đạt được trong thời gian làm việc. Mục đích lâu dài sẽ mang lại thành công cho doanh nghiệp. Bởi lẽ, chúng chỉ ra định hướng, hỗ trợ đánh giá, tìm ra ưu điểm, cải thiện sự phối hợp tập thể,… Đây là tiền đề cho những kế hoạch phát triển bền vững
-
Mục tiêu thường niên
: Mục tiêu ngắn hạn mà doanh nghiệp chắc chắn phải đạt được. Mục tiêu ngắn thường được ấn định thời gian cụ thể, tính toán định lượng. Nó phát triển tương ứng với các bộ phận của tổ chức và được sắp xếp cẩn thận theo độ quan trọng
Ngắn hạn thì có vai trò to lớn đối với việc thực thi chiến lược. Trong khi đó, mục tiêu dài hạn đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chiến lược.
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS
VI. Hình thức quản lý chiến lược trong doanh nghiệp
Quản trị chiến lược có nhiều hình thức tiếp cận đến các doanh nghiệp khác nhau. Nhưng nhìn chung, có 5 bước trong mọi quy trình:
-
Nhận dạng
: Đánh giá hướng đi hiện tại trong công ty. Việc này bao gồm hiểu rõ mục tiêu, sứ mạng và định hướng lại tổng thể chiến lược
-
Phân tích
: Sau khi xác định tình hình, các nhà quản trị và lãnh đạo cấp cao sẽ phân tích. Tiến hành lập bảng phân tích SWOT (Strength – Weakness – Opportunity – Threat) để thống kê điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội hoặc rủi ro
-
Thiết lập chiến lược
: Sau khi nhận thông tin đầy đủ doanh nghiệp sẽ lập kế hoạch hành động. Cần đảm bảo các bước rõ ràng, tập trung và liên quan với nhau
-
Thực hiện
: Việc vạch ra bảng kế hoạch sẽ giúp công ty thực hiện được tuần tự các bước. Nó cũng đảm bảo các bộ phận của tổ chức thực hiện đúng theo chiến lược để đạt hiệu quả tối đa
-
Đánh giá
: Đánh giá kết quả sau khi thực hiện sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời nhận ra khuyết điểm và sửa đổi khi cần thiết
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ 15 NGÀY MIỄN PHÍ PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC – CÔNG CỤ TỐI ƯU HIỆU QUẢ LÀM VIỆC, TĂNG QUÁ TRÌNH
VII. Kết luận
Hiện nay, quản trị chiến lược trong kinh doanh được xem là công cụ cạnh tranh hiệu quả của các doanh nghiệp hay tổ chức. Trong xu hướng hội nhập kinh tế hiện nay, việc áp dụng một chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ mang lại thành công. Hy vọng những thông tin trên đã mang đến cho bạn cái nhìn khách quan về quản trị chiến lược là gì?, ứng dụng cụ thể vào doanh nghiệp của mình.
1,584
Đánh giá bài viết
[Tổng số:
0
Trung bình:
0
]